Chuyện thật khó tin: 150m2 đất Hà Nội giá...2 triệu đồng!?
Đây là chuyện thật khó tin tại Cẩm Yên, Thạch Thất, Hà Nội. Sự quan liêu của chính quyền xã khiến nhiều hộ dân lâm vào cảnh khốn đốn.
Dân có đơn, xã xét duyệt, huyện ra quyết định cấp đất nhưng cuối cùng xã… không giao. Nhiều hộ dân 3-4 thế hệ với hàng chục nhân khẩu đang vật vã khổ sở trong căn nhà chật hẹp của mình khi mà "suất" đất của họ trị giá hàng trăm triệu đồng đã "không cánh mà bay"! Đây là chuyện thật khó tin tại Cẩm Yên, Thạch Thất, Hà Nội.
Các tiêu chuẩn do UBND xã Cẩm Yên đưa ra để xét duyệt cấp đất dãn dân: Hộ có ruộng phải rút ra dưới 600m² (25 thước) được ưu tiên mua 1 suất, trên 600m² được ưu tiên 2 suất; Hộ có 2 cặp vợ chồng, con đang chung sống cùng cha mẹ, có diện tích đất ở dưới 400m², đang gặp khó khăn về đất ở; Phụ nữ cô đơn, tuổi đời từ 45 tuổi trở lên và có khó khăn về đất ở. Chiếu theo tiêu chuẩn này, các hộ chưa có đất ở nêu trên hoàn toàn nằm trong tiêu chí. Việc UBND xã Cẩm Yên không giao đất cho các hộ dân vừa sai quyết định của UBND huyện Thạch Thất và sai với chính tiêu chí mà xã này đã xây dựng.
Theo Quyết định số 2216 ngày 23/12/2004 do ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện Thạch Thất (Hà Tây cũ, nay là Hà Nội) ký về việc thu hồi, chuyển mục đích sử dụng và giao đất ở cho 64 hộ dân xã Cẩm Yên thì hộ ông Hoàng Văn Chiêu sẽ được cấp đất ở tại khu vực Đồng Óc - Cửa Hàng. Tới nay, gần 7 năm trôi qua nhưng ông Chiêu vẫn chưa biết miếng đất mà mình được UBND huyện phê duyệt cấp hình thù ra sao.
Bà Nguyễn Thị Thu, vợ ông Chiêu cho biết: "Căn nhà chật hẹp trên diện tích vườn chưa đến 150m2 là nơi trú ngụ của 3 cặp vợ chồng với hơn chục nhân khẩu. Sau khi được UBND huyện phê duyệt cấp đất, những tưởng nhà tôi sẽ hết cảnh chen chúc cơ cực, nào ngờ lại chuốc thêm bực bội, ức chế và thất vọng. Mặc dù có tên trong quyết định nhưng khi cắm đất nhà tôi không được thông báo và cũng không được giao đất. Khi ra xã hỏi tại sao gia đình tôi không được giao đất thì nhận được câu trả lời "do các hộ dân bị thu hồi đất đã mua lại suất của mình nên hết diện tích"”.
Đất không được cấp, nhu cầu ngày càng bức bách do tăng nhân khẩu, ông Chiêu lại tiếp tục làm đơn kiến nghị lên UBND xã. Sau nhiều năm trời, ông được bố trí cấp đất ở khu vực Đống Trên. "Số khổ" vẫn chưa chịu buông tha khi ông gắp thăm phải... cái ao sâu hoắm. Để lấp đầy ao, số tiền bỏ ra còn nhiều hơn tiền mua 1 suất đất nên gia đình ông không chấp nhận.
Chỉ tay vào 4 chiếc cọc bê tông đã phủ rêu xanh bên góc giếng, ông Khuất Văn Khung (Cẩm Yên, Thạch Thất) lắc đầu ngao ngán. Cũng như gia đình ông Chiêu, năm 2004, khi nhận được quyết định cấp đất do UBND huyện Thạch Thất ban hành, ông Khung và gia đình đã khấp khởi mừng thầm vì sắp hết cảnh sống chật chội, khổ sở. Lúc đó, để chuẩn bị nhận đất, ông đã lục cục cả đêm đổ 4 cột bê tông để cắm mốc ranh giới. Vậy nhưng, gần 7 năm trôi qua, ông vẫn chưa có đất để "cắm" vì xã... không giao.
Cũng có tên trong quyết định cấp đất của UBND huyện nhưng không được giao đất còn có các hộ gồm: Ông Khuất Hữu Tứ, Khuất Quang Mẽ, Khuất Văn Hậu, Lê Văn Xít, Nguyễn Đức Chiến.
Qua thông tin và hồ sơ, giấy tờ bà Mầu cung cấp cho thấy, việc xử lý của lãnh đạo xã Cẩm Yên "có vấn đề". Theo phiếu chi ghi ngày 1/3/2005 xác nhận việc UBND xã Cẩm Yên trả cho bà Hồng 2 triệu đồng tiền khai hoang, phần họ tên người nhận tiền ghi rõ là bà Khuất Thị Hồng nhưng phần ký nhận lại là người có tên "Điệt" (tên con gái bà Hồng). Ngày 10/5/2011, tại nhà bà Mầu, bà Điệt xác nhận với chúng tôi rằng bà là con gái trưởng của bà Hồng nhưng bà không thực hiện ký nhận bất kỳ giấy tờ nhận tiền nào từ UBND xã Cẩm Yên(?!). Về nguồn gốc của phiếu chi nêu trên, bà Mầu cho biết được nhận từ cán bộ tài chính xã Cẩm Yên sau nhiều năm "tố" việc không được giao đất.
Vào năm 2010, bà Mầu lên xã tiếp tục kiến nghị về việc cấp đất thì bị UBND xã lập biên bản với nội dung "con dâu cướp đất mẹ chồng". Khi nhận được thông tin trên, ngay trong chiều hôm đó, mẹ chồng bà Mầu là bà Hồng yêu cầu bà cùng ra UBND xã để làm rõ vấn đề. Tại đây, bà Hồng khẳng định: "Ông Khuất Đình Lâm (cán bộ địa chính xã Cẩm Yên - PV) đưa cho tôi 2 triệu đồng, không có bất kỳ giấy tờ nào, sao giờ lại tòi ra phiếu chi kỳ quặc này? Nếu tôi ký thì tôi phải ký tên tôi là Hồng chứ sao lại ghi tên con gái tôi là Điệt. Mặt khác, tôi già cả, sức yếu nên đã giao cho con dâu tôi phần đất để canh tác. Tại sao các anh lại bảo con dâu cướp đất của tôi".
Vụ việc dân mất đất, được nhận "đền bù" 2 triệu đồng, không ký nhận mà tòi ra một cái phiếu chi mà họ cho là "giả" cho đến nay vẫn chưa được giải quyết. Gia đình bà Mầu vẫn tiếp tục đòi lại công lý cho mảnh đất được "đền bù"... 2 triệu đồng của mình!
Huyện "cho" nhưng xã… "chém"
Số cột bê tông được ông Khung đổ năm 2004 để đóng mốc ranh giới. Ảnh: MA |
Các tiêu chuẩn do UBND xã Cẩm Yên đưa ra để xét duyệt cấp đất dãn dân: Hộ có ruộng phải rút ra dưới 600m² (25 thước) được ưu tiên mua 1 suất, trên 600m² được ưu tiên 2 suất; Hộ có 2 cặp vợ chồng, con đang chung sống cùng cha mẹ, có diện tích đất ở dưới 400m², đang gặp khó khăn về đất ở; Phụ nữ cô đơn, tuổi đời từ 45 tuổi trở lên và có khó khăn về đất ở. Chiếu theo tiêu chuẩn này, các hộ chưa có đất ở nêu trên hoàn toàn nằm trong tiêu chí. Việc UBND xã Cẩm Yên không giao đất cho các hộ dân vừa sai quyết định của UBND huyện Thạch Thất và sai với chính tiêu chí mà xã này đã xây dựng.
Theo Quyết định số 2216 ngày 23/12/2004 do ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện Thạch Thất (Hà Tây cũ, nay là Hà Nội) ký về việc thu hồi, chuyển mục đích sử dụng và giao đất ở cho 64 hộ dân xã Cẩm Yên thì hộ ông Hoàng Văn Chiêu sẽ được cấp đất ở tại khu vực Đồng Óc - Cửa Hàng. Tới nay, gần 7 năm trôi qua nhưng ông Chiêu vẫn chưa biết miếng đất mà mình được UBND huyện phê duyệt cấp hình thù ra sao.
Bà Nguyễn Thị Thu, vợ ông Chiêu cho biết: "Căn nhà chật hẹp trên diện tích vườn chưa đến 150m2 là nơi trú ngụ của 3 cặp vợ chồng với hơn chục nhân khẩu. Sau khi được UBND huyện phê duyệt cấp đất, những tưởng nhà tôi sẽ hết cảnh chen chúc cơ cực, nào ngờ lại chuốc thêm bực bội, ức chế và thất vọng. Mặc dù có tên trong quyết định nhưng khi cắm đất nhà tôi không được thông báo và cũng không được giao đất. Khi ra xã hỏi tại sao gia đình tôi không được giao đất thì nhận được câu trả lời "do các hộ dân bị thu hồi đất đã mua lại suất của mình nên hết diện tích"”.
Đất không được cấp, nhu cầu ngày càng bức bách do tăng nhân khẩu, ông Chiêu lại tiếp tục làm đơn kiến nghị lên UBND xã. Sau nhiều năm trời, ông được bố trí cấp đất ở khu vực Đống Trên. "Số khổ" vẫn chưa chịu buông tha khi ông gắp thăm phải... cái ao sâu hoắm. Để lấp đầy ao, số tiền bỏ ra còn nhiều hơn tiền mua 1 suất đất nên gia đình ông không chấp nhận.
Chỉ tay vào 4 chiếc cọc bê tông đã phủ rêu xanh bên góc giếng, ông Khuất Văn Khung (Cẩm Yên, Thạch Thất) lắc đầu ngao ngán. Cũng như gia đình ông Chiêu, năm 2004, khi nhận được quyết định cấp đất do UBND huyện Thạch Thất ban hành, ông Khung và gia đình đã khấp khởi mừng thầm vì sắp hết cảnh sống chật chội, khổ sở. Lúc đó, để chuẩn bị nhận đất, ông đã lục cục cả đêm đổ 4 cột bê tông để cắm mốc ranh giới. Vậy nhưng, gần 7 năm trôi qua, ông vẫn chưa có đất để "cắm" vì xã... không giao.
Cũng có tên trong quyết định cấp đất của UBND huyện nhưng không được giao đất còn có các hộ gồm: Ông Khuất Hữu Tứ, Khuất Quang Mẽ, Khuất Văn Hậu, Lê Văn Xít, Nguyễn Đức Chiến.
Mất đất, được "phiếu chi"... giả?!
Trong quá trình tiếp xúc, xác minh, thu thập tư liệu, chúng tôi không khỏi ngậm ngùi trước hoàn cảnh éo le của hộ bà Khuất Thị Mầu. Bà Mầu cho biết, bà cũng có 150m² đất bị thu hồi và theo quy định chung của UBND xã thì bà sẽ được ưu tiên mua một suất đất. Vậy nhưng, thay vì được mua đất và hưởng đền bù theo quy định thì bà chỉ được xã chi cho 2 triệu đồng tiền công... khai hoang?! Nhà có 7 miệng ăn, chồng mất sớm, để có tiền chèo chống nuôi con, nuôi mẹ chồng già cả, bà Mầu phải đi làm thuê xa xứ.Qua thông tin và hồ sơ, giấy tờ bà Mầu cung cấp cho thấy, việc xử lý của lãnh đạo xã Cẩm Yên "có vấn đề". Theo phiếu chi ghi ngày 1/3/2005 xác nhận việc UBND xã Cẩm Yên trả cho bà Hồng 2 triệu đồng tiền khai hoang, phần họ tên người nhận tiền ghi rõ là bà Khuất Thị Hồng nhưng phần ký nhận lại là người có tên "Điệt" (tên con gái bà Hồng). Ngày 10/5/2011, tại nhà bà Mầu, bà Điệt xác nhận với chúng tôi rằng bà là con gái trưởng của bà Hồng nhưng bà không thực hiện ký nhận bất kỳ giấy tờ nhận tiền nào từ UBND xã Cẩm Yên(?!). Về nguồn gốc của phiếu chi nêu trên, bà Mầu cho biết được nhận từ cán bộ tài chính xã Cẩm Yên sau nhiều năm "tố" việc không được giao đất.
Vào năm 2010, bà Mầu lên xã tiếp tục kiến nghị về việc cấp đất thì bị UBND xã lập biên bản với nội dung "con dâu cướp đất mẹ chồng". Khi nhận được thông tin trên, ngay trong chiều hôm đó, mẹ chồng bà Mầu là bà Hồng yêu cầu bà cùng ra UBND xã để làm rõ vấn đề. Tại đây, bà Hồng khẳng định: "Ông Khuất Đình Lâm (cán bộ địa chính xã Cẩm Yên - PV) đưa cho tôi 2 triệu đồng, không có bất kỳ giấy tờ nào, sao giờ lại tòi ra phiếu chi kỳ quặc này? Nếu tôi ký thì tôi phải ký tên tôi là Hồng chứ sao lại ghi tên con gái tôi là Điệt. Mặt khác, tôi già cả, sức yếu nên đã giao cho con dâu tôi phần đất để canh tác. Tại sao các anh lại bảo con dâu cướp đất của tôi".
Vụ việc dân mất đất, được nhận "đền bù" 2 triệu đồng, không ký nhận mà tòi ra một cái phiếu chi mà họ cho là "giả" cho đến nay vẫn chưa được giải quyết. Gia đình bà Mầu vẫn tiếp tục đòi lại công lý cho mảnh đất được "đền bù"... 2 triệu đồng của mình!
"Trước khi UBND xã có quyết định thu hồi và cấp đất dãn cư, tôi có dặn mẹ chồng khi nào xã thu đất thì mẹ báo cho con để con xoay tiền mua đất. Khốn khổ thay, khi tôi đi vắng, lợi dụng mẹ tôi già cả, tai điếc, cán bộ xã Cẩm Yên chỉ "dúi" cho bà được 2 triệu đồng. Khi tôi về biết chuyện thì đã muộn, xã đã cắm đất mà không có tên gia đình tôi". (Bà Khuất Thị Mầu, thôn Cẩm Bào, xã Cẩm Yên, Thạch Thất, Hà Nội) |
(Theo giadinh.net)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet