Chuyện bếp và chuyện ăn
Một ngôi nhà ở thông thường có phòng ngủ, phòng khách, bếp… và có thể nhiều phòng chức năng khác tuỳ theo nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính cũng như hiện trạng khu đất xây dựng có thể đáp ứng.
Mỗi phòng, mỗi không gian có một vai trò riêng để đáp ứng, phục vụ cuộc sống con người; trong đó, bếp là phòng chức năng, là không gian quan trọng nhất trong ngôi nhà.
Trong ngôi nhà đô thị bây giờ, bếp đã khác nhiều với bếp ngày xưa. Bếp nấu được đặt trên mặt bàn bếp, tủ bếp. Nhiên liệu là gas, là điện chứ không phải củi rơm. Và phòng bếp là một phòng chức năng quan trọng, được đầu tư khá nhiều tiền bạc. Bếp có các thiết bị hiện đại, như tủ lạnh, bếp gas, máy hút mùi, chậu rửa, lò vi sóng, máy rửa bát… Tất cả cũng dần trở thành quen thuộc có mặt ở khắp mọi nơi. Thiết kế bếp, đầu tư cho bếp là vấn đề chủ nhà để tâm nhiều trong việc xây nhà, trong yêu cầu đối với kiến trúc sư. Mới nhìn qua, thì tưởng mọi việc đơn giản, nhưng thực tế thì rất đa dạng và thường chẳng ai giống ai. Hãy khoan nói về tủ bếp làm bằng gỗ gì, mặt bếp đá màu gì hay thiết bị dùng của hãng nào… mà thử tìm hiểu một chút thói quen trong cuộc sống, thói quen sinh hoạt liên quan đến cái bếp, đến bữa ăn… thì sẽ thấy nhiều điều thú vị. Trong quá trình làm nghề, người viết bài này đã gặp nhiều trường hợp như vậy, xin kể một vài câu chuyện.
Chuyện thứ nhất: Khi bắt đầu trao đổi thông tin để thiết kế, chủ nhà đưa ra một trong những yêu cầu đầu tiên: bếp đặt dưới tầng trệt, nhưng làm thế nào để ngồi ăn không nhìn thấy… xe máy (nếu nhìn thấy thì ăn sẽ mất ngon). Với nhà phố vài chục mét vuông, bếp đặt dưới tầng trệt thì rất dễ nhìn thấy xe máy. Mà khu bếp quá nhỏ để có thể làm thành phòng riêng, có cả bàn ăn và có cửa. Vậy thì?...
Chuyện thứ hai: Bếp trong một căn hộ chung cư hiện đại, được "quy hoạch" ở một góc vuông vức với hệ thống kỹ thuật chờ sẵn. Chủ nhà yêu cầu đặt bàn ăn luôn trong khu bếp phải làm kín phòng bếp, vì sợ… mùi bếp bay ra; và không muốn hoạt động ăn uống ảnh hưởng tới phòng khách/ sinh hoạt chung. Khu bếp thì vừa đủ cho hệ thống tủ kệ, đặt bàn ăn vào trong đã là quá chật, giờ lại bịt cả vách cửa nữa vào thì… bí quá. Nhưng chủ nhà vẫn khăng khăng quan điểm như vậy và yêu cầu làm đúng như vậy. Thật khó thay!
Chuyện thứ ba: Chủ nhà có tâm lý sợ bếp gas vì nguy hiểm, nên quả quyết là sẽ dùng bếp điện cho an toàn. Tuy vậy, khi đặt vấn đề rằng: nhiều người quan niệm bếp là phải có ngọn lửa, thì mới thực sự là bếp, mà bếp điện lại không có ngọn lửa; thì chủ nhà ngay lập tức… xin nghĩ lại.
Tất nhiên, những câu chuyện trên rồi cũng tìm được hướng giải quyết hợp lý, hợp tình cho cả đôi bên, nhất thiết phải có những sự điều chỉnh, có những giải pháp kiến trúc – nội thất phù hợp, và những yêu cầu – dù chính đáng vẫn có thể phải thay đổi để có sự dung hoà. Nhưng qua đó thấy rằng bếp là một vấn đề vô cùng quan trọng trong cả vấn đề sử dụng, sinh hoạt cũng như yếu tố tín ngưỡng tâm linh. Những câu chuyện trên là những hoàn cảnh riêng, nhưng hầu như tất cả đều có điểm chung khi làm bếp là quan tâm tới vị trí phòng bếp, và hướng bếp. Trong tín ngưỡng thờ cúng, trong quan niệm của người Việt Nam, ông vua bếp định phúc cho cả gia đình, coi sóc bản mệnh gia chủ; vì thế phòng bếp quan trọng, được quan tâm (có khi hơn cả phòng khách, phòng ngủ) cũng là điều dễ hiểu.
Ở ngôi nhà hiện đại, nơi ăn thường liền với bếp, hoặc gần khu bếp nấu. Nếu phòng bếp rộng, bàn ăn có thể nằm trong, kế bên tủ bếp, rất tiện lợi cho hoạt động nấu nướng và ăn uống. Nếu phòng bếp không đủ chỗ kê bàn ăn, thì bàn ăn thường được đặt gần đó, thường ở không gian phòng sinh hoạt chung kế bên, hoặc ở khu vực trung gian giữa phòng sinh hoạt chung và bếp, cũng tiện lợi cho việc giao tiếp, sinh hoạt. Có nhiều nhà đặt hai bàn ăn: một bàn ăn nhỏ ở trong khu bếp nấu để ăn phạm vi gia đình, ăn ít người, và một bàn ăn lớn ở không gian phòng sinh hoạt chung để ăn đông người khi có khách. Những bàn ăn kiểu này cũng có thể là một bàn sinh hoạt, giải trí, là một điểm trung tâm bên cạnh nơi ngồi chính là bộ salon/sofa trong phòng khách. Bữa ăn thời hiện đại nhiều khi sự kết nối quan trọng, là sự sum họp cần thiết để duy trì, thắt chặt mối liên hệ và tình cảm của những thành viên trong gia đình; khi mà ai cũng bận bịu với những việc riêng và có những không gian riêng.
Bếp hiện đại, tiện dụng làm cho người nấu bếp đỡ vất vả hơn, đỡ mất thời gian hơn; bếp đẹp làm cho nguời ta thấy thoải mái, phấn chấn và ăn ngon hơn; hẳn nhiên là như vậy. Ai cũng cố làm cho mình, cho nhà mình cái bếp thật đẹp, thật oách. Bếp giờ không phải là "nhà ngang" như ở nông thôn xưa, càng không phải là "công trình phụ" của thời bao cấp. Bếp là một không gian quan trọng, có tính hướng ngoại mà người ta có thể phô ra, khoe ra như thể hiện một phần đẳng cấp của ngôi nhà.
Cách đây mấy hôm, tôi có ngồi chuyện trò với một anh bạn đồng nghiệp. Chuyện nghề, chuyện người rồi lan man sang chuyện bếp, chuyện ăn. Bạn tôi bảo: "ăn" cũng nâng cấp dần dần. Ngày xưa đói khổ, người ta chỉ mong ăn no. Rồi từ ăn no, tiến tới ăn ngon – cứ ngon là được, không nhất thiết phải no. Tiếp đó là… ăn đẹp. Đương nhiên ăn đẹp thì món ăn, đồ ăn phải ngon rồi; nhưng chưa đủ. Ăn đẹp cần nhiều yếu tố khác nữa, như không gian phải đẹp, bàn ăn phải đẹp, ánh sáng phải đẹp, có thể có âm nhạc, đồ ăn phải bày biện đẹp… nếu ăn ở ngoài nhà hàng phải có người phục vụ… đẹp và tận tình, chu đáo nữa… Xét về "tiến trình" và sự phát triển, từ "ăn no", tới "ăn ngon", tới "ăn đẹp" thì bạn tôi nói có lý. Nhưng tôi vẫn thấy có một điều gì đó hơi băn khoăn, lăn tăn!
Chợt nhớ, cách đây mấy tuần, trên mạng internet sốt lên vì một cái video clip ghi lại cảnh người ta tranh nhau món ăn một cách… quyết liệt ở một nhà hàng buffet. Cái cách mà những thực khách trong nhà hàng thể hiện được ghi lại bằng hình ảnh ấy đối với rất nhiều người là không thể chấp nhận được. Đó là những con người không thiếu thốn, chắc chắn họ không đói, họ hẳn phải ăn ở tầm ngon và đẹp. Đó là một nhà hàng sang trọng, rất hiện đại và đẹp, bữa ăn cũng tổ chức theo kiểu "Tây" ắt phải nhiều yếu tố văn minh. Vậy sao lại tranh cướp nhau miếng ăn theo kiểu thô lỗ và… thô bạo đến vậy???
Lại nhớ, hồi tôi còn bé, nghỉ hè về quê chơi. Buổi chiều bà, cô tôi hay giục tôi tắm sớm để ăn cơm sớm. Ăn sớm để tận dụng ánh sáng tự nhiên, và cũng là tránh cái nóng và mùi hôi của ngọn đèn dầu nếu phải thắp; hồi đó làng tôi chưa có điện. Mâm cơm để ngoài hiên, và bữa ăn thường bắt đầu khi trời ngả xanh thẫm nhá nhem cho tới khi trăng sáng vằng vặc chiếu xuống, lấp lánh trên sân. Những bữa cơm hồi đó thật đạm bạc, mà tôi vẫn thấy ngon vô cùng, và cũng thấy… đẹp vô cùng.
Hình như, chưa hẳn nhà đẹp, bếp đẹp, bàn ăn đẹp… đã làm nên bữa ăn ngon; và hình như, cái gọi là "ăn đẹp" cũng rất mơ hồ, không cứ phải đẹp kiểu tiện nghi, hiện đại, đủ đầy. Ông cha ngày xưa nói: "Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm". Ông cha mình nói "sạch", chứ có nói "đẹp" đâu nhỉ?
Chuyện bếp, chuyện ăn trong ngôi nhà hiện đại
Bếp của người H’Mông ở Hà Giang. |
Trong ngôi nhà đô thị bây giờ, bếp đã khác nhiều với bếp ngày xưa. Bếp nấu được đặt trên mặt bàn bếp, tủ bếp. Nhiên liệu là gas, là điện chứ không phải củi rơm. Và phòng bếp là một phòng chức năng quan trọng, được đầu tư khá nhiều tiền bạc. Bếp có các thiết bị hiện đại, như tủ lạnh, bếp gas, máy hút mùi, chậu rửa, lò vi sóng, máy rửa bát… Tất cả cũng dần trở thành quen thuộc có mặt ở khắp mọi nơi. Thiết kế bếp, đầu tư cho bếp là vấn đề chủ nhà để tâm nhiều trong việc xây nhà, trong yêu cầu đối với kiến trúc sư. Mới nhìn qua, thì tưởng mọi việc đơn giản, nhưng thực tế thì rất đa dạng và thường chẳng ai giống ai. Hãy khoan nói về tủ bếp làm bằng gỗ gì, mặt bếp đá màu gì hay thiết bị dùng của hãng nào… mà thử tìm hiểu một chút thói quen trong cuộc sống, thói quen sinh hoạt liên quan đến cái bếp, đến bữa ăn… thì sẽ thấy nhiều điều thú vị. Trong quá trình làm nghề, người viết bài này đã gặp nhiều trường hợp như vậy, xin kể một vài câu chuyện.
Chuyện thứ nhất: Khi bắt đầu trao đổi thông tin để thiết kế, chủ nhà đưa ra một trong những yêu cầu đầu tiên: bếp đặt dưới tầng trệt, nhưng làm thế nào để ngồi ăn không nhìn thấy… xe máy (nếu nhìn thấy thì ăn sẽ mất ngon). Với nhà phố vài chục mét vuông, bếp đặt dưới tầng trệt thì rất dễ nhìn thấy xe máy. Mà khu bếp quá nhỏ để có thể làm thành phòng riêng, có cả bàn ăn và có cửa. Vậy thì?...
Chuyện thứ hai: Bếp trong một căn hộ chung cư hiện đại, được "quy hoạch" ở một góc vuông vức với hệ thống kỹ thuật chờ sẵn. Chủ nhà yêu cầu đặt bàn ăn luôn trong khu bếp phải làm kín phòng bếp, vì sợ… mùi bếp bay ra; và không muốn hoạt động ăn uống ảnh hưởng tới phòng khách/ sinh hoạt chung. Khu bếp thì vừa đủ cho hệ thống tủ kệ, đặt bàn ăn vào trong đã là quá chật, giờ lại bịt cả vách cửa nữa vào thì… bí quá. Nhưng chủ nhà vẫn khăng khăng quan điểm như vậy và yêu cầu làm đúng như vậy. Thật khó thay!
Chuyện thứ ba: Chủ nhà có tâm lý sợ bếp gas vì nguy hiểm, nên quả quyết là sẽ dùng bếp điện cho an toàn. Tuy vậy, khi đặt vấn đề rằng: nhiều người quan niệm bếp là phải có ngọn lửa, thì mới thực sự là bếp, mà bếp điện lại không có ngọn lửa; thì chủ nhà ngay lập tức… xin nghĩ lại.
Bếp ở nông thôn đồng bằng Bắc bộ, với chất đốt là củi, rơm. |
Tất nhiên, những câu chuyện trên rồi cũng tìm được hướng giải quyết hợp lý, hợp tình cho cả đôi bên, nhất thiết phải có những sự điều chỉnh, có những giải pháp kiến trúc – nội thất phù hợp, và những yêu cầu – dù chính đáng vẫn có thể phải thay đổi để có sự dung hoà. Nhưng qua đó thấy rằng bếp là một vấn đề vô cùng quan trọng trong cả vấn đề sử dụng, sinh hoạt cũng như yếu tố tín ngưỡng tâm linh. Những câu chuyện trên là những hoàn cảnh riêng, nhưng hầu như tất cả đều có điểm chung khi làm bếp là quan tâm tới vị trí phòng bếp, và hướng bếp. Trong tín ngưỡng thờ cúng, trong quan niệm của người Việt Nam, ông vua bếp định phúc cho cả gia đình, coi sóc bản mệnh gia chủ; vì thế phòng bếp quan trọng, được quan tâm (có khi hơn cả phòng khách, phòng ngủ) cũng là điều dễ hiểu.
Ở ngôi nhà hiện đại, nơi ăn thường liền với bếp, hoặc gần khu bếp nấu. Nếu phòng bếp rộng, bàn ăn có thể nằm trong, kế bên tủ bếp, rất tiện lợi cho hoạt động nấu nướng và ăn uống. Nếu phòng bếp không đủ chỗ kê bàn ăn, thì bàn ăn thường được đặt gần đó, thường ở không gian phòng sinh hoạt chung kế bên, hoặc ở khu vực trung gian giữa phòng sinh hoạt chung và bếp, cũng tiện lợi cho việc giao tiếp, sinh hoạt. Có nhiều nhà đặt hai bàn ăn: một bàn ăn nhỏ ở trong khu bếp nấu để ăn phạm vi gia đình, ăn ít người, và một bàn ăn lớn ở không gian phòng sinh hoạt chung để ăn đông người khi có khách. Những bàn ăn kiểu này cũng có thể là một bàn sinh hoạt, giải trí, là một điểm trung tâm bên cạnh nơi ngồi chính là bộ salon/sofa trong phòng khách. Bữa ăn thời hiện đại nhiều khi sự kết nối quan trọng, là sự sum họp cần thiết để duy trì, thắt chặt mối liên hệ và tình cảm của những thành viên trong gia đình; khi mà ai cũng bận bịu với những việc riêng và có những không gian riêng.
Bếp hiện đại, tiện dụng làm cho người nấu bếp đỡ vất vả hơn, đỡ mất thời gian hơn; bếp đẹp làm cho nguời ta thấy thoải mái, phấn chấn và ăn ngon hơn; hẳn nhiên là như vậy. Ai cũng cố làm cho mình, cho nhà mình cái bếp thật đẹp, thật oách. Bếp giờ không phải là "nhà ngang" như ở nông thôn xưa, càng không phải là "công trình phụ" của thời bao cấp. Bếp là một không gian quan trọng, có tính hướng ngoại mà người ta có thể phô ra, khoe ra như thể hiện một phần đẳng cấp của ngôi nhà.
Ăn no, ăn ngon, và… ăn đẹp
Làm cỗ trong bếp ở nông thôn đồng bằng Bắc bộ. |
Cách đây mấy hôm, tôi có ngồi chuyện trò với một anh bạn đồng nghiệp. Chuyện nghề, chuyện người rồi lan man sang chuyện bếp, chuyện ăn. Bạn tôi bảo: "ăn" cũng nâng cấp dần dần. Ngày xưa đói khổ, người ta chỉ mong ăn no. Rồi từ ăn no, tiến tới ăn ngon – cứ ngon là được, không nhất thiết phải no. Tiếp đó là… ăn đẹp. Đương nhiên ăn đẹp thì món ăn, đồ ăn phải ngon rồi; nhưng chưa đủ. Ăn đẹp cần nhiều yếu tố khác nữa, như không gian phải đẹp, bàn ăn phải đẹp, ánh sáng phải đẹp, có thể có âm nhạc, đồ ăn phải bày biện đẹp… nếu ăn ở ngoài nhà hàng phải có người phục vụ… đẹp và tận tình, chu đáo nữa… Xét về "tiến trình" và sự phát triển, từ "ăn no", tới "ăn ngon", tới "ăn đẹp" thì bạn tôi nói có lý. Nhưng tôi vẫn thấy có một điều gì đó hơi băn khoăn, lăn tăn!
Chợt nhớ, cách đây mấy tuần, trên mạng internet sốt lên vì một cái video clip ghi lại cảnh người ta tranh nhau món ăn một cách… quyết liệt ở một nhà hàng buffet. Cái cách mà những thực khách trong nhà hàng thể hiện được ghi lại bằng hình ảnh ấy đối với rất nhiều người là không thể chấp nhận được. Đó là những con người không thiếu thốn, chắc chắn họ không đói, họ hẳn phải ăn ở tầm ngon và đẹp. Đó là một nhà hàng sang trọng, rất hiện đại và đẹp, bữa ăn cũng tổ chức theo kiểu "Tây" ắt phải nhiều yếu tố văn minh. Vậy sao lại tranh cướp nhau miếng ăn theo kiểu thô lỗ và… thô bạo đến vậy???
Lại nhớ, hồi tôi còn bé, nghỉ hè về quê chơi. Buổi chiều bà, cô tôi hay giục tôi tắm sớm để ăn cơm sớm. Ăn sớm để tận dụng ánh sáng tự nhiên, và cũng là tránh cái nóng và mùi hôi của ngọn đèn dầu nếu phải thắp; hồi đó làng tôi chưa có điện. Mâm cơm để ngoài hiên, và bữa ăn thường bắt đầu khi trời ngả xanh thẫm nhá nhem cho tới khi trăng sáng vằng vặc chiếu xuống, lấp lánh trên sân. Những bữa cơm hồi đó thật đạm bạc, mà tôi vẫn thấy ngon vô cùng, và cũng thấy… đẹp vô cùng.
Hình như, chưa hẳn nhà đẹp, bếp đẹp, bàn ăn đẹp… đã làm nên bữa ăn ngon; và hình như, cái gọi là "ăn đẹp" cũng rất mơ hồ, không cứ phải đẹp kiểu tiện nghi, hiện đại, đủ đầy. Ông cha ngày xưa nói: "Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm". Ông cha mình nói "sạch", chứ có nói "đẹp" đâu nhỉ?
(Theo SGTT)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet