Chứng khoán - BĐS: Bình thông nhau đối với các NĐT
Nếu như đầu tư chứng khoán là kênh phổ cập với nhiều NĐT, chỉ cần vài chục triệu đồng đã có thể mở tài khoản, mua mua bán bán, thì kênh BĐS kén khách hơn, không chỉ dày vốn, mua căn hộ hay đất, nhà cũng phải có duyên.
Năm qua, thậm chí nhiều NĐT "ăn lộc" điền địa bao nhiêu lại "tán lộc" sang chứng khoán bấy nhiêu, nhưng trò chuyện với ĐTCK, họ vẫn tin rằng, "hai cái giỏ" chứng khoán và BĐS sẽ gắn với họ như cái nghiệp khó tách rời.
Nếu như đầu tư chứng khoán là kênh phổ cập với nhiều NĐT, chỉ cần vài chục triệu đồng đã có thể mở tài khoản, mua mua bán bán, thì kênh BĐS kén khách hơn, không chỉ dày vốn, mua căn hộ hay đất, nhà cũng phải có duyên.
Hồi tháng 11/2010, một NĐT lão thành thanh lý tài sản trên sàn chứng khoán được 1,5 tỷ đồng, ông bảo chốn chứng trường dạo này khắc nghiệt quá, cạnh tranh hao tổn tâm sức, rút ra đầu tư BĐS cho nhẹ đầu. Ông đi tới, đi lui tìm cả tháng trời, mà với số tiền ấy khó đầu tư quá, kiếm mãi mới mua được mảnh đất 50 m2 tận mãi phường Phú Lãm của quận Hà Đông, Hà Nội, đường vào ngoắt ngoéo, vòng vo. Và đến khi "ôm" vào rồi thì cơn sốt đất vùng ven Hà Nội cũng đã vào giai đoạn thoái trào…
Nhưng thực tế cũng có không ít NĐT sau khi ăn lộc chứng khoán đã nhanh tay chuyển sang BĐS đúng lúc, nhân lộc lên gấp đôi. Một anh bạn, vốn là môi giới cứng của CTCK S cho hay, hồi tháng 4/2010, lãi được 3 - 4 tỷ đồng từ sàn xới, anh sang thẳng khu Ecopark mua 2 mảnh liền kề, tháng 8 anh sang tay, kiếm được khoản lãi 3 tỷ đồng, bù lỗ cho quả đắng chứng khoán giảm giá sau đó. Tính cả năm, không bị lạm vào vốn, mà vẫn có lãi non tỷ đồng. "So với đồng nghiệp, mình còn may chán", anh bạn tâm sự.
Hiện nay, NĐT Hà Nội không chỉ quẩn quanh với BĐS thủ đô. Chị A. hiện đang làm việc tại một CTCK theo chúng bạn mua một căn hộ trong Sài Gòn giá 1,6 tỷ đồng, hơn 100 m2 với mục đích 2 - 3 tháng sau bán lại. Chẳng ngờ thị trường đóng băng, hàng họ ế ẩm. Tặc lưỡi, tiền mua nhà cũng là tiền bỏ ống, lại không chịu áp lực trả nợ, nên chị quyết tâm giữ lại cho thuê, mỗi tháng được 3 triệu đồng gọi là để chạy theo lạm phát.
Trong câu chuyện cuối năm với chủ tịch một công ty BĐS, ông kể rằng, dự án của công ty, mỗi biệt thự chỉ tiền đất đã 7 tỷ đồng, thêm tiền xây thô 2 - 3 tỷ đồng nữa, chưa kể hoàn thiện, nội thất, cả trăm thứ tiền khác... Tôi hỏi thử, "bán đắt thế, ai mua", vị chủ tịch cười: "Thiên hạ giàu lắm, nhiều khách hàng của Công ty là NĐT chứng khoán đó". Điều này thì tôi biết, bởi có một khách hàng của DN này là một NĐT quen biết, anh này sinh năm 1984, ngoài lô biệt thự trên, hiện đang sở hữu 2 căn hộ tại Mỹ Đình.
Đầu năm 2007, thời TTCK bùng nổ, có dịp đến The Manor, người viết gặp một nhóm 3 - 4 nhân vật là lãnh đạo của CTCK Kim Long, họ đến tham quan khu dự án với dự định trở thành khách hàng tại đây. Thời điểm đó, chứng khoán chưa lên "đỉnh", mỗi căn hộ The Manor Hà Nội gần 100 m2 chỉ có giá trên 2 tỷ đồng, 3 tháng sau, cũng căn hộ đó, nhưng chứng khoán "sốt", nhiều NĐT kiếm bộn tiền từ sàn mới nhảy sang nhà đất, giá cả cũng căn hộ này vọt lên trên 3 tỷ đồng. Cổ phiếu FPT thời đó từng có giá cao nhất 672 triệu đồng/1.000 CP, cán bộ nhân viên FPT nhiều người… sau một đêm trở thành tỷ phú, bán vài nghìn cổ phiếu mua được cả căn biệt thự Ciputra, rồi The Manor, Mỹ Đình… Những người hiện thực hóa tài sản từ cổ phiếu thời đó để mua nhà, mua xe được gọi là kẻ ham chơi, ham vui, giờ lại thành những người sáng suốt và thông minh.
Song không phải ai tay trái - BĐS, tay phải - chứng khoán đều thắng lớn. Một NĐT VIP mở tài khoản tại CTCK Thăng Long tổng kết, năm nay đón Tết buồn, bởi thu lợi bao nhiêu từ BĐS, lại mất cả vào chứng khoán. Cô bạn tôi mệnh Hỏa, sau nhiều năm lăn lộn chốn chứng trường kết luận: cổ phiếu là giấy vì thế người mệnh Hỏa chơi nhiều, đầu tư nhiều, dễ chết. Cô nàng vốn có lộc điền địa, động tay vào mảnh đất nào, 4 - 5 tháng sau giá tăng vù vù, nhưng rồi lại hao tán không ít tiền cho chứng khoán. Sau mấy đận thua lỗ nặng, giờ chỉ dành vài trăm triệu đồng chơi chứng khoán cho đỡ nhớ sàn.
Đầu tư chứng khoán hay BĐS, dẫu kênh nào, lãi lỗ cũng là chuyện thường tình. Bỏ trứng vào nhiều giỏ vốn là nguyên tắc của những NĐT VIP, nhưng "giỏ chứng" - "giỏ nhà" cũng hoạt động theo nguyên tắc… bình thông nhau thì phải???
Nếu như đầu tư chứng khoán là kênh phổ cập với nhiều NĐT, chỉ cần vài chục triệu đồng đã có thể mở tài khoản, mua mua bán bán, thì kênh BĐS kén khách hơn, không chỉ dày vốn, mua căn hộ hay đất, nhà cũng phải có duyên.
Hồi tháng 11/2010, một NĐT lão thành thanh lý tài sản trên sàn chứng khoán được 1,5 tỷ đồng, ông bảo chốn chứng trường dạo này khắc nghiệt quá, cạnh tranh hao tổn tâm sức, rút ra đầu tư BĐS cho nhẹ đầu. Ông đi tới, đi lui tìm cả tháng trời, mà với số tiền ấy khó đầu tư quá, kiếm mãi mới mua được mảnh đất 50 m2 tận mãi phường Phú Lãm của quận Hà Đông, Hà Nội, đường vào ngoắt ngoéo, vòng vo. Và đến khi "ôm" vào rồi thì cơn sốt đất vùng ven Hà Nội cũng đã vào giai đoạn thoái trào…
Nhưng thực tế cũng có không ít NĐT sau khi ăn lộc chứng khoán đã nhanh tay chuyển sang BĐS đúng lúc, nhân lộc lên gấp đôi. Một anh bạn, vốn là môi giới cứng của CTCK S cho hay, hồi tháng 4/2010, lãi được 3 - 4 tỷ đồng từ sàn xới, anh sang thẳng khu Ecopark mua 2 mảnh liền kề, tháng 8 anh sang tay, kiếm được khoản lãi 3 tỷ đồng, bù lỗ cho quả đắng chứng khoán giảm giá sau đó. Tính cả năm, không bị lạm vào vốn, mà vẫn có lãi non tỷ đồng. "So với đồng nghiệp, mình còn may chán", anh bạn tâm sự.
Hiện nay, NĐT Hà Nội không chỉ quẩn quanh với BĐS thủ đô. Chị A. hiện đang làm việc tại một CTCK theo chúng bạn mua một căn hộ trong Sài Gòn giá 1,6 tỷ đồng, hơn 100 m2 với mục đích 2 - 3 tháng sau bán lại. Chẳng ngờ thị trường đóng băng, hàng họ ế ẩm. Tặc lưỡi, tiền mua nhà cũng là tiền bỏ ống, lại không chịu áp lực trả nợ, nên chị quyết tâm giữ lại cho thuê, mỗi tháng được 3 triệu đồng gọi là để chạy theo lạm phát.
Trong câu chuyện cuối năm với chủ tịch một công ty BĐS, ông kể rằng, dự án của công ty, mỗi biệt thự chỉ tiền đất đã 7 tỷ đồng, thêm tiền xây thô 2 - 3 tỷ đồng nữa, chưa kể hoàn thiện, nội thất, cả trăm thứ tiền khác... Tôi hỏi thử, "bán đắt thế, ai mua", vị chủ tịch cười: "Thiên hạ giàu lắm, nhiều khách hàng của Công ty là NĐT chứng khoán đó". Điều này thì tôi biết, bởi có một khách hàng của DN này là một NĐT quen biết, anh này sinh năm 1984, ngoài lô biệt thự trên, hiện đang sở hữu 2 căn hộ tại Mỹ Đình.
Đầu năm 2007, thời TTCK bùng nổ, có dịp đến The Manor, người viết gặp một nhóm 3 - 4 nhân vật là lãnh đạo của CTCK Kim Long, họ đến tham quan khu dự án với dự định trở thành khách hàng tại đây. Thời điểm đó, chứng khoán chưa lên "đỉnh", mỗi căn hộ The Manor Hà Nội gần 100 m2 chỉ có giá trên 2 tỷ đồng, 3 tháng sau, cũng căn hộ đó, nhưng chứng khoán "sốt", nhiều NĐT kiếm bộn tiền từ sàn mới nhảy sang nhà đất, giá cả cũng căn hộ này vọt lên trên 3 tỷ đồng. Cổ phiếu FPT thời đó từng có giá cao nhất 672 triệu đồng/1.000 CP, cán bộ nhân viên FPT nhiều người… sau một đêm trở thành tỷ phú, bán vài nghìn cổ phiếu mua được cả căn biệt thự Ciputra, rồi The Manor, Mỹ Đình… Những người hiện thực hóa tài sản từ cổ phiếu thời đó để mua nhà, mua xe được gọi là kẻ ham chơi, ham vui, giờ lại thành những người sáng suốt và thông minh.
Song không phải ai tay trái - BĐS, tay phải - chứng khoán đều thắng lớn. Một NĐT VIP mở tài khoản tại CTCK Thăng Long tổng kết, năm nay đón Tết buồn, bởi thu lợi bao nhiêu từ BĐS, lại mất cả vào chứng khoán. Cô bạn tôi mệnh Hỏa, sau nhiều năm lăn lộn chốn chứng trường kết luận: cổ phiếu là giấy vì thế người mệnh Hỏa chơi nhiều, đầu tư nhiều, dễ chết. Cô nàng vốn có lộc điền địa, động tay vào mảnh đất nào, 4 - 5 tháng sau giá tăng vù vù, nhưng rồi lại hao tán không ít tiền cho chứng khoán. Sau mấy đận thua lỗ nặng, giờ chỉ dành vài trăm triệu đồng chơi chứng khoán cho đỡ nhớ sàn.
Đầu tư chứng khoán hay BĐS, dẫu kênh nào, lãi lỗ cũng là chuyện thường tình. Bỏ trứng vào nhiều giỏ vốn là nguyên tắc của những NĐT VIP, nhưng "giỏ chứng" - "giỏ nhà" cũng hoạt động theo nguyên tắc… bình thông nhau thì phải???
(Theo ĐTCK)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet