Chùn bước khi có ý định đi vay để kinh doanh BĐS
Dòng vốn cho bất động sản gần như tắc nghẽn sau hơn một tháng Ngân hàng Nhà nước ban hành chỉ thị số 01 về việc giảm tỷ trọng cho vay phi sản xuất, trong đó có bất động sản, xuống không quá 16% so với tổng dư nợ tối đa đến cuối năm nay.
Quy trình, thủ tục và điều kiện vay khắt khe, cộng với lãi suất cao ngất ngưởng lên đến 22-24% một năm, khiến những ai có ý định đi vay kinh doanh bất động sản thời điểm này phải chùn bước.
Nhiều doanh nghiệp bất động sản tại Tp.HCM đang đứng ngồi không yên vì chính sách này. Vừa khởi công hai dự án nhưng không thể tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Sông Đà - An Nhân, Lê Thị Liễu Nhân cho biết, hồ sơ vay vốn của bà đã chuẩn bị từ trước Tết nhưng hiện vẫn bị chặn đứng.
Bà Nhân kể, ngay cả khi dự án căn hộ của bà và đối tác trên đường Phan Huy Ích đã xong phần móng, chỉ vay vốn để thực hiện phần thân và thế chấp một khu đất sạch khác trị giá 200 tỷ đồng để vay 100 tỷ đồng, thì ngân hàng vẫn lắc đầu. Trong khi đó, dự án hơn 4 ha ở huyện Bình Chánh của bà tham gia chương trình nhà cho người thu nhập thấp (920 căn) cũng bị vướng ở khâu vay vốn.
Nữ doanh nhân bộc bạch, trước tình cảnh tín dụng ngột ngạt, bà đã chọn kênh huy động vốn từ khách hàng và tìm nhà thầu có tiềm lực tài chính để hợp tác. Bà đề nghị đơn vị thi công bỏ vốn xây trước, doanh nghiệp cam kết trả tiền theo tiến độ cho nhà thầu. Với thỏa thuận này, nếu chủ đầu tư trả tiền chậm thì phải chịu phạt.
Tổng giám đốc Công ty Lilama SHB Lê Tấn Hòa cũng chia sẻ, ông có 4 dự án đã triển khai tại các quận 9, Tân Phú, Gò Vấp, Tp.HCM, đang vay vốn giữa chừng thì bị cắt. Thậm chí lãi suất cho vay lên đến 23-24% nhưng không thể tiếp cận được. "Hiện tôi phải chạy cơm từng bữa vì các dự án này cần khoảng 1.500 tỷ không biết đào đâu ra", ông than thở.
Theo ông Hòa, dòng sản phẩm doanh nghiệp đang xây thuộc phân khúc căn hộ trung bình, giá mềm nên vẫn có lượng khách hàng nhất định, nhờ đó có thể huy động vốn tạm thời từ khách hàng để vượt qua cơn khốn khó. Để giải quyết khó khăn trước mắt, ông Hòa đã vận động người mua nhà đóng tiền trước thời hạn. "Phần thiếu hụt còn lại phải đi vay từ bạn bè và nhiều nơi để xoay sở", ông Hòa nói.
Lãnh đạo Công ty Lilama SHB cho biết thêm, thậm chí ông còn tính đến phương án tìm những đối tác tại Hà Nội để cùng thực hiện dự án vì lo ngại một mình khó vượt sóng dữ trong thời điểm tình hình tín dụng căng thẳng như hiện nay.
Không chỉ doanh nghiệp, ngay cả với người dân bình thường, việc đi vay để xây nhà cửa trong thời điểm này cũng khiến họ phát hoảng vì lãi suất quá cao. Chị Trần Hồng Vy, ngụ quận Bình Thạnh, dự định vay 300 triệu xây nhà. Thế nhưng khi tiếp cận với ngân hàng, chị được thông báo lãi suất cho vay 22% và có khả năng điều chỉnh tăng thêm thì đành ngậm ngùi rút lui.
Ông Nguyễn Thanh Toại, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Á Châu cho biết, hiện nay tăng trưởng tín dụng cho vay bất động sản ở nhà băng này gần như "giẫm chân tại chỗ".
Theo ông Toại, thông thường trong lĩnh vực cho vay bất động sản, các ngân hàng đều thực hiện chọn lọc những dự án hiệu quả trên cơ sở kiểm soát chặt điều kiện tín dụng. Cụ thể như điều kiện muốn vay được vốn, các doanh nghiệp phải có những dự án tốt, dự án khả thi...
Nay với chủ trương kiềm chế lạm phát, thu hẹp tín dụng bất động sản, ông cho biết ngân hàng càng có sự lựa chọn kỹ các dự án, phải xác định được đối tượng vay là ai, vị trí nằm ở địa bàn nào, dự án khả thi ra sao,... Ngoài ra, dự án có khả năng hoàn thành theo tiến độ và đầu ra tốt hay không... thì mới xét duyệt.
Trao đổi với VnExpress.net, Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần nhỏ tại Tp.HCM bộc bạch, việc cho vay đầu tư phát triển dự án hiện nay rất hạn chế. Thực ra, cho vay bất động sản của nhà băng ông chủ yếu là phát triển qua kênh tiêu dùng.
Vị này cho biết hiện dư nợ bất động sản của ngân hàng hiện nay thấp hơn một nữa so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, đa số là cho vay cá nhân mua nhà đất, sửa chữa nhà ở… thông qua vay tiêu dùng có thế chấp, trả góp. Lãi suất hiện khoảng 16-19%. Còn nếu vay tín chấp thì lãi suất lên tới 22-24%.
Trong khi đó, ở một số ngân hàng cổ phần khác, tín dụng bất động sản cũng được triển khai vào cách liên kết với chủ đầu tư để cho các cá nhân vay mua nhà lãi suất khoảng 17-18%.
"Các điều kiện thế chấp và trả góp sẽ rất khắt khe nên chỉ các khách hàng có nhu cầu mua nhà thực sự hoặc có phương án sử dụng nhà hiệu quả mới tính đến vay nợ", vị Phó tổng giám đốc của một nhà băng chia sẻ.
Một lãnh đạo từ Ngân hàng Hàng Hải cho biết thêm, hiện cho vay kênh bất động sản không dễ, một phần do đòi hỏi về thế chấp hay điều kiện trả góp khắt khe, phần thì lãi suất quá cao nên nhiều người không chấp nhận nỗi.
Các chuyên gia tài chính cho rằng, thực tế hoạt động tín dụng của các ngân hàng hiện nay đã cho ra rất nhiều gói sản phẩm nhằm tìm kiếm khách hàng cho vay lãi suất cao để hưởng lợi nhuận cao. Do vậy, khi chính sách tài chính của nhà nước thắt chặt khâu nào thì vùng hoạt động đó rồi đây cũng sẽ có khả năng phát sinh tiêu cực. Bởi theo ông, một bên thì cần vốn, một bên thì cần lợi nhuận cao nên việc 'lách' là điều khó tránh khỏi.
"Cuối cùng, khổ nhất vẫn là người dân và doanh nghiệp thực sự cần vốn để kinh doanh", ông nói.
Nhiều doanh nghiệp bất động sản tại Tp.HCM đang đứng ngồi không yên vì chính sách này. Vừa khởi công hai dự án nhưng không thể tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Sông Đà - An Nhân, Lê Thị Liễu Nhân cho biết, hồ sơ vay vốn của bà đã chuẩn bị từ trước Tết nhưng hiện vẫn bị chặn đứng.
Bà Nhân kể, ngay cả khi dự án căn hộ của bà và đối tác trên đường Phan Huy Ích đã xong phần móng, chỉ vay vốn để thực hiện phần thân và thế chấp một khu đất sạch khác trị giá 200 tỷ đồng để vay 100 tỷ đồng, thì ngân hàng vẫn lắc đầu. Trong khi đó, dự án hơn 4 ha ở huyện Bình Chánh của bà tham gia chương trình nhà cho người thu nhập thấp (920 căn) cũng bị vướng ở khâu vay vốn.
Công trình xây dựng trước nguy cơ bị thiếu vốn vì thắt chặt tín dụng bất động sản. Ảnh: Vũ Lê |
Nữ doanh nhân bộc bạch, trước tình cảnh tín dụng ngột ngạt, bà đã chọn kênh huy động vốn từ khách hàng và tìm nhà thầu có tiềm lực tài chính để hợp tác. Bà đề nghị đơn vị thi công bỏ vốn xây trước, doanh nghiệp cam kết trả tiền theo tiến độ cho nhà thầu. Với thỏa thuận này, nếu chủ đầu tư trả tiền chậm thì phải chịu phạt.
Tổng giám đốc Công ty Lilama SHB Lê Tấn Hòa cũng chia sẻ, ông có 4 dự án đã triển khai tại các quận 9, Tân Phú, Gò Vấp, Tp.HCM, đang vay vốn giữa chừng thì bị cắt. Thậm chí lãi suất cho vay lên đến 23-24% nhưng không thể tiếp cận được. "Hiện tôi phải chạy cơm từng bữa vì các dự án này cần khoảng 1.500 tỷ không biết đào đâu ra", ông than thở.
Theo ông Hòa, dòng sản phẩm doanh nghiệp đang xây thuộc phân khúc căn hộ trung bình, giá mềm nên vẫn có lượng khách hàng nhất định, nhờ đó có thể huy động vốn tạm thời từ khách hàng để vượt qua cơn khốn khó. Để giải quyết khó khăn trước mắt, ông Hòa đã vận động người mua nhà đóng tiền trước thời hạn. "Phần thiếu hụt còn lại phải đi vay từ bạn bè và nhiều nơi để xoay sở", ông Hòa nói.
Lãnh đạo Công ty Lilama SHB cho biết thêm, thậm chí ông còn tính đến phương án tìm những đối tác tại Hà Nội để cùng thực hiện dự án vì lo ngại một mình khó vượt sóng dữ trong thời điểm tình hình tín dụng căng thẳng như hiện nay.
Không chỉ doanh nghiệp, ngay cả với người dân bình thường, việc đi vay để xây nhà cửa trong thời điểm này cũng khiến họ phát hoảng vì lãi suất quá cao. Chị Trần Hồng Vy, ngụ quận Bình Thạnh, dự định vay 300 triệu xây nhà. Thế nhưng khi tiếp cận với ngân hàng, chị được thông báo lãi suất cho vay 22% và có khả năng điều chỉnh tăng thêm thì đành ngậm ngùi rút lui.
Ông Nguyễn Thanh Toại, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Á Châu cho biết, hiện nay tăng trưởng tín dụng cho vay bất động sản ở nhà băng này gần như "giẫm chân tại chỗ".
Theo ông Toại, thông thường trong lĩnh vực cho vay bất động sản, các ngân hàng đều thực hiện chọn lọc những dự án hiệu quả trên cơ sở kiểm soát chặt điều kiện tín dụng. Cụ thể như điều kiện muốn vay được vốn, các doanh nghiệp phải có những dự án tốt, dự án khả thi...
Nay với chủ trương kiềm chế lạm phát, thu hẹp tín dụng bất động sản, ông cho biết ngân hàng càng có sự lựa chọn kỹ các dự án, phải xác định được đối tượng vay là ai, vị trí nằm ở địa bàn nào, dự án khả thi ra sao,... Ngoài ra, dự án có khả năng hoàn thành theo tiến độ và đầu ra tốt hay không... thì mới xét duyệt.
Bất động sản ngày càng khó tiếp cận vốn vay ngân hàng. Ảnh: Hoàng Hà |
Trao đổi với VnExpress.net, Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần nhỏ tại Tp.HCM bộc bạch, việc cho vay đầu tư phát triển dự án hiện nay rất hạn chế. Thực ra, cho vay bất động sản của nhà băng ông chủ yếu là phát triển qua kênh tiêu dùng.
Vị này cho biết hiện dư nợ bất động sản của ngân hàng hiện nay thấp hơn một nữa so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, đa số là cho vay cá nhân mua nhà đất, sửa chữa nhà ở… thông qua vay tiêu dùng có thế chấp, trả góp. Lãi suất hiện khoảng 16-19%. Còn nếu vay tín chấp thì lãi suất lên tới 22-24%.
Trong khi đó, ở một số ngân hàng cổ phần khác, tín dụng bất động sản cũng được triển khai vào cách liên kết với chủ đầu tư để cho các cá nhân vay mua nhà lãi suất khoảng 17-18%.
"Các điều kiện thế chấp và trả góp sẽ rất khắt khe nên chỉ các khách hàng có nhu cầu mua nhà thực sự hoặc có phương án sử dụng nhà hiệu quả mới tính đến vay nợ", vị Phó tổng giám đốc của một nhà băng chia sẻ.
Một lãnh đạo từ Ngân hàng Hàng Hải cho biết thêm, hiện cho vay kênh bất động sản không dễ, một phần do đòi hỏi về thế chấp hay điều kiện trả góp khắt khe, phần thì lãi suất quá cao nên nhiều người không chấp nhận nỗi.
Các chuyên gia tài chính cho rằng, thực tế hoạt động tín dụng của các ngân hàng hiện nay đã cho ra rất nhiều gói sản phẩm nhằm tìm kiếm khách hàng cho vay lãi suất cao để hưởng lợi nhuận cao. Do vậy, khi chính sách tài chính của nhà nước thắt chặt khâu nào thì vùng hoạt động đó rồi đây cũng sẽ có khả năng phát sinh tiêu cực. Bởi theo ông, một bên thì cần vốn, một bên thì cần lợi nhuận cao nên việc 'lách' là điều khó tránh khỏi.
"Cuối cùng, khổ nhất vẫn là người dân và doanh nghiệp thực sự cần vốn để kinh doanh", ông nói.
(Theo VnExpress)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet