Chưa có quy hoạch hai bên bờ sông Sài Gòn
Tp.HCM vẫn chưa có quy hoạch hoàn chỉnh hai bờ sông Sài Gòn và chỉ dừng lại ở ý tưởng đã có từ gần 20 năm trước.
>> Tp.HCM: Chủ đầu tư tranh nhau "đất vàng" bên sông Sài Gòn
Một kiến trúc sư nhận định: sông Sài Gòn hiện chỉ được coi như một dòng sông phục vụ sản xuất và giao thông chứ chưa được ứng xử như một cảnh quan thiên nhiên để tạo dựng thành một không gian cảnh quan văn hóa.
“Mặt tiền” của Tp.HCM
Theo kiến trúc sư Võ Kim Cương, từ hơn 300 năm nay Tp.HCM hình thành và phát triển nhờ sông Sài Gòn, dù các cảng sẽ được chuyển đi, dòng sông vẫn là “mặt tiền” của TP. Nó là đường thủy, là không gian mở, là dòng sinh thái của TP. Như vậy các khu đất dọc sông đều ở vị trí mặt tiền. Các công trình dọc sông không chỉ là các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội mà còn là các công trình cảnh quan và án ngữ không gian của TP, nhất là đoạn đi qua khu trung tâm.
Do vậy, ngay từ đầu trong quy hoạch tổng mặt bằng TP năm 1993, sông Sài Gòn đã được xác định là trục cảnh quan hàng đầu của TP. Tuy nhiên qua nhiều năm, việc cụ thể hóa ý tưởng này chưa được thực hiện bằng quy hoạch chi tiết, gần đây mới có dự án nghiên cứu thiết kế đô thị nhưng mới dừng lại đoạn khu trung tâm (quận 1 và Thủ Thiêm).
Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhiều năm qua việc quản lý bờ sông Sài Gòn chưa có sự thống nhất, điển hình như khu vực quận 2. Ngày 7-12-1997 UBND Tp.HCM đã có quyết định phê duyệt quy hoạch chung quận 2. Theo đó, các công trình xây dựng phải cách mép nước không dưới 50m (hành lang bờ sông).
Đến ngày 23-12-1998, UBND TP lại có quyết định điều chỉnh hành lang bờ sông xuống còn 20m. Năm 2004 UBND TP lại quy định hành lang bờ sông Sài Gòn tối thiểu là 50m. Tuy nhiên thời điểm ban hành quy định này, nhiều khu đất ven sông đã được giao cho các chủ đầu tư làm dự án.
Không cho nhà phố ra mặt sông
Kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu cho rằng sông Sài Gòn đoạn chảy qua TP rất có ý nghĩa và giá trị nằm ở bờ tây (đoạn quận 1, 4) và bờ đông (Thủ Thiêm, thuộc quận 2). Phía bờ đông sẽ tạo ra “bộ mặt thứ hai” cho TP. Có thể chấp nhận nén công trình phía bên đường Tôn Đức Thắng, còn phía bờ sông Sài Gòn giữ lại cho mục đích công cộng. Nếu tiếp tục đưa các dự án nhà phố ra sát sông là không ổn. Những khu đất tại các cảng, nhà máy dọc sông Sài Gòn sau khi di dời nên quy hoạch, thiết kế cảnh quan chung cho khu vực, không để từng dự án làm riêng lẻ, manh mún.
Về việc kết nối không gian, cảnh quan dọc hai bên bờ sông Sài Gòn, theo kiến trúc sư Võ Kim Cương, có thể thực hiện được qua thiết kế đô thị. Tuy nhiên các bản quy hoạch hay thiết kế đô thị cũng mới chỉ là trên giấy, nó chỉ có tác dụng hỗ trợ quản lý xây dựng.
Để tránh việc cắt khúc không gian cảnh quan, bên cạnh việc định hướng kiến trúc chung được xác định qua thiết kế đô thị, rất cần tổ chức quản lý phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật dọc sông một cách đồng bộ và việc làm đường xuyên suốt dọc hai bờ sông là không nên, vì mục đích giao thông sẽ ảnh hưởng đáng kể đến mục đích hưởng dụng về môi trường, nghỉ dưỡng, giải trí của người dân...
Trong khi đó ông Nguyễn Đăng Sơn, viện phó Viện Nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng, lưu ý: cần thiết phải tăng diện tích cây xanh dọc sông Sài Gòn để tạo bộ mặt cho đô thị. Khi quy hoạch xây dựng dải công viên cây xanh dọc theo hai bờ sông Sài Gòn cần nắm vững các nguyên tắc là đảm bảo an toàn, hấp dẫn, thuận tiện và dễ dàng cho người dân tiếp cận.
Ông Trương Trung Kiên - trưởng Phòng Quản lý quy hoạch khu trung tâm, Sở Quy hoạch - kiến trúc Tp.HCM - cho biết sở đang tập trung quy hoạch hơn 100ha thuộc khu vực bờ tây sông Sài Gòn, đoạn từ cầu Sài Gòn đến cầu Tân Thuận (thuộc quận 1, 4, Bình Thạnh), dài khoảng 4km. Khu vực bờ tây này rộng từ vài chục đến vài trăm mét và sẽ được quy hoạch thành khu đa chức năng: công trình công cộng, cây xanh, công viên... Dự kiến trong tháng 12 này sẽ báo cáo để hội đồng thẩm định quy hoạch TP thông qua, trình UBND TP.
Sông Sài Gòn nhìn từ hướng quận 1 qua Thủ Thiêm - Ảnh: T.T.D |
Một kiến trúc sư nhận định: sông Sài Gòn hiện chỉ được coi như một dòng sông phục vụ sản xuất và giao thông chứ chưa được ứng xử như một cảnh quan thiên nhiên để tạo dựng thành một không gian cảnh quan văn hóa.
“Mặt tiền” của Tp.HCM
Theo kiến trúc sư Võ Kim Cương, từ hơn 300 năm nay Tp.HCM hình thành và phát triển nhờ sông Sài Gòn, dù các cảng sẽ được chuyển đi, dòng sông vẫn là “mặt tiền” của TP. Nó là đường thủy, là không gian mở, là dòng sinh thái của TP. Như vậy các khu đất dọc sông đều ở vị trí mặt tiền. Các công trình dọc sông không chỉ là các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội mà còn là các công trình cảnh quan và án ngữ không gian của TP, nhất là đoạn đi qua khu trung tâm.
Do vậy, ngay từ đầu trong quy hoạch tổng mặt bằng TP năm 1993, sông Sài Gòn đã được xác định là trục cảnh quan hàng đầu của TP. Tuy nhiên qua nhiều năm, việc cụ thể hóa ý tưởng này chưa được thực hiện bằng quy hoạch chi tiết, gần đây mới có dự án nghiên cứu thiết kế đô thị nhưng mới dừng lại đoạn khu trung tâm (quận 1 và Thủ Thiêm).
Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhiều năm qua việc quản lý bờ sông Sài Gòn chưa có sự thống nhất, điển hình như khu vực quận 2. Ngày 7-12-1997 UBND Tp.HCM đã có quyết định phê duyệt quy hoạch chung quận 2. Theo đó, các công trình xây dựng phải cách mép nước không dưới 50m (hành lang bờ sông).
Đến ngày 23-12-1998, UBND TP lại có quyết định điều chỉnh hành lang bờ sông xuống còn 20m. Năm 2004 UBND TP lại quy định hành lang bờ sông Sài Gòn tối thiểu là 50m. Tuy nhiên thời điểm ban hành quy định này, nhiều khu đất ven sông đã được giao cho các chủ đầu tư làm dự án.
Không cho nhà phố ra mặt sông
Kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu cho rằng sông Sài Gòn đoạn chảy qua TP rất có ý nghĩa và giá trị nằm ở bờ tây (đoạn quận 1, 4) và bờ đông (Thủ Thiêm, thuộc quận 2). Phía bờ đông sẽ tạo ra “bộ mặt thứ hai” cho TP. Có thể chấp nhận nén công trình phía bên đường Tôn Đức Thắng, còn phía bờ sông Sài Gòn giữ lại cho mục đích công cộng. Nếu tiếp tục đưa các dự án nhà phố ra sát sông là không ổn. Những khu đất tại các cảng, nhà máy dọc sông Sài Gòn sau khi di dời nên quy hoạch, thiết kế cảnh quan chung cho khu vực, không để từng dự án làm riêng lẻ, manh mún.
Về việc kết nối không gian, cảnh quan dọc hai bên bờ sông Sài Gòn, theo kiến trúc sư Võ Kim Cương, có thể thực hiện được qua thiết kế đô thị. Tuy nhiên các bản quy hoạch hay thiết kế đô thị cũng mới chỉ là trên giấy, nó chỉ có tác dụng hỗ trợ quản lý xây dựng.
Để tránh việc cắt khúc không gian cảnh quan, bên cạnh việc định hướng kiến trúc chung được xác định qua thiết kế đô thị, rất cần tổ chức quản lý phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật dọc sông một cách đồng bộ và việc làm đường xuyên suốt dọc hai bờ sông là không nên, vì mục đích giao thông sẽ ảnh hưởng đáng kể đến mục đích hưởng dụng về môi trường, nghỉ dưỡng, giải trí của người dân...
Trong khi đó ông Nguyễn Đăng Sơn, viện phó Viện Nghiên cứu đô thị và phát triển hạ tầng, lưu ý: cần thiết phải tăng diện tích cây xanh dọc sông Sài Gòn để tạo bộ mặt cho đô thị. Khi quy hoạch xây dựng dải công viên cây xanh dọc theo hai bờ sông Sài Gòn cần nắm vững các nguyên tắc là đảm bảo an toàn, hấp dẫn, thuận tiện và dễ dàng cho người dân tiếp cận.
Ông Trương Trung Kiên - trưởng Phòng Quản lý quy hoạch khu trung tâm, Sở Quy hoạch - kiến trúc Tp.HCM - cho biết sở đang tập trung quy hoạch hơn 100ha thuộc khu vực bờ tây sông Sài Gòn, đoạn từ cầu Sài Gòn đến cầu Tân Thuận (thuộc quận 1, 4, Bình Thạnh), dài khoảng 4km. Khu vực bờ tây này rộng từ vài chục đến vài trăm mét và sẽ được quy hoạch thành khu đa chức năng: công trình công cộng, cây xanh, công viên... Dự kiến trong tháng 12 này sẽ báo cáo để hội đồng thẩm định quy hoạch TP thông qua, trình UBND TP.
Hậu quả của lịch sử Ông Nguyễn Hoài Nam, phó giám đốc Sở Quy hoạch - kiến trúc TP (trước đây là Văn phòng Kiến trúc sư trưởng TP), nói như vậy khi đề cập các dự án phân lô dọc bờ sông Sài Gòn. Ông Nam cho biết: - Do chưa có quy chế rõ ràng để quản lý hành lang bờ sông nên chủ yếu dựa vào cách thức tổ chức không gian đô thị của từng dự án để duyệt quy hoạch. Có dự án xây cách bờ sông 20m nhưng cũng có dự án cho xây dựng sát bờ kè sông và bờ kè đó có giấy phép của cơ quan chức năng. Chủ đầu tư khai thác bờ sông với mục đích khác nhau, thậm chí cho phép cá nhân sử dụng bờ sông. Quyết định 150 của UBND TP ban hành tháng 6-2004 nhằm tạo một không gian công cộng dọc bờ sông cho người dân, nhưng nguyên tắc của quy định là bất hồi tố nên hiện nay không thể yêu cầu các dự án phải lùi vào 50m. Như vậy công tác quy hoạch, quản lý hành lang bờ sông trước đây gần như bị buông lỏng? - Đây là hậu quả của quá trình lịch sử. Cảng Sài Gòn và một số đơn vị khác cắt khúc các đoạn sông ở khu trung tâm TP là một ví dụ điển hình. Cũng có khu vực do lịch sử để lại, là đất thuộc quyền sử dụng của tư nhân, có bằng khoán ra tận bờ sông. Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa khu vực ven bờ sông nào chúng ta cũng cắt khúc và tư nhân hóa hết. Ông có nghĩ rằng khi có quyết định 150 của UBND TP thì việc quy hoạch, quản lý dọc hai bờ sông Sài Gòn sẽ tốt hơn? - Nguyên tắc là bố trí các chức năng dọc sông Sài Gòn như sau: thượng nguồn không bố trí công nghiệp, các cơ sở sản xuất độc hại, nguy cơ gây ô nhiễm cho nước sông. Đồng thời bảo đảm chỉ giới và lộ giới của sông ở khu vực hạ lưu đi qua đô thị. Ven sông ưu tiên phát triển các khu vực nhà có mật độ thấp và có xử lý nước thải đạt chuẩn mới được thải ra sông. Ngoài ra còn tổ chức cảnh quan đô thị công cộng dọc sông, triệt để không cho các dự án xâm phạm ranh giới của hai bên bờ sông, không cho xây dựng. Đó là nguyên tắc giữ bờ sông và ưu tiên phát triển công viên, quảng trường, khu vực đi bộ giải trí, bến du thuyền, những dự án có nhiều cây xanh... Công cụ quản lý là quyết định 24 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng của TP đến năm 2025 và quyết định 150 của UBND TP. Khoảng cách theo quy định là khoảng cách tối thiểu chứ không phải chỗ nào cũng chỉ 30-50m. Có chỗ như quảng trường, công viên thì những công trình khác phải lùi sâu vào 100-200m. Như vậy mới giữ được chức năng sinh thái du lịch của sông Sài Gòn. TP sẽ không quy hoạch hai bờ sông Sài Gòn cho toàn tuyến mà sẽ làm “nhạc trưởng” để kết nối các dự án, các đoạn sông theo đúng định hướng quy hoạch trên. Nhưng thưa ông, đất đâu để thực hiện quy hoạch khi hiện tại dọc bờ sông Sài Gòn hầu hết đã được phân lô làm dự án? - Còn chứ. Khu vực quận 2 trước đây bị “cơn sốt đất” một thời gian nên có một vệt từ An Phú đến Thảo Điền đã có dự án kín hết. Nhưng các kho xăng, bến cảng ở phía quận 4, 7 thì TP đã có chương trình di dời ra cụm cảng Hiệp Phước (huyện Nhà Bè). Củ Chi còn đất ở khu Bến Dược. TP cũng còn khu vực 110ha ven sông Sài Gòn trong quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm là khu sinh thái. Khu vực Bình Quới - Thanh Đa (quận Bình Thạnh) diện tích khoảng 500ha để quy hoạch khu dân cư sinh thái và tại đây còn nhiều khu đất dọc bờ sông TP chưa duyệt dự án nào. Hiện có nhiều chủ đầu tư ngắm nghía nhưng TP chưa có cơ chế thu hút đầu tư. Phải làm sao để giữ lại mảng xanh nhiều nhất cho khu vực này. Bán đảo Thanh Đa không thể đưa đô thị nén vào được. Trong quy hoạch chung của TP có quy hoạch đoạn sông chảy qua trung tâm TP. Quy hoạch chung này có nhiều mảng đô thị, mảng xanh được bố trí gần sông hoặc xa sông... |
(Theo Tuổi trẻ)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet