Ông Nguyễn Thế Thảo khẳng định, không gian kiến trúc thủ đô trong tương lai hiện đại song phải mang bản sắc Việt Nam và văn hóa phương Đông. Khu vực lõi của đô thị trung tâm hiện nay chỉ có thể bảo tồn, cải tạo.

Phố cổ với những công trình kết hợp khéo léo phong cách kiến trúc châu Âu và phương Đông sẽ tiếp tục được bảo tồn. Cầu Long Biên với giá trị lịch sử, kiến trúc được giữ lại làm biểu tượng của Hà Nội. Chức năng đường sắt hiện tại sẽ được chuyển qua một cây cầu khác cách Long Biên 200-300 m về phía thượng lưu. Theo ông Thảo, Hà Nội có thể xây dựng một đường hầm vượt sông Hồng nằm khoảng giữa cầu Chương Dương và Vĩnh Tuy để giải quyết giao thông đường bộ...

Đối với vị trí trung tâm hành chính quốc gia, người đứng đầu Hà Nội khẳng định sẽ làm đúng theo chỉ đạo của Chính phủ. Tới 2030 trung tâm đầu não này sẽ đặt tại Ba Vì và được kết nối với đô thị trung tâm bởi trục Thăng Long. Trước 2 phương án làm trục Thăng Long "thẳng tắp" hay "cong" để tránh các dự án hay khu dân cư, ông Thảo cho biết, trục không gian kiến trúc "sẽ nghiên cứu thêm nhưng dứt khoát đường thì phải thẳng".

Riêng với các đô thị vệ tinh, người đứng đầu thành phố không tán thành với liên danh tư vấn PPJ khi đưa ra mô hình phát triển đô thị dày đặc nhà cao tầng, thiếu bản sắc như trong clip ý tưởng quy hoạch.

"Sóc Sơn, Xuân Mai... toàn nhà cao tầng như nhau là không ổn. Các thành phố của Trung Quốc cũng không xây cao quá 20-30 tầng", ông nói.

Theo Vnexpress

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME