Chống tham nhũng năm 2010: Tâm điểm - dự án nhà ở
“Phòng, chống tham nhũng (PCTN) thì phải kiên trì, đồng bộ. Mỗi lần họp, kiểm điểm thế này, ta phải chỉ rõ được cái gì tiến bộ, cái gì còn nghiêm trọng, từ đó mà tập trung giải quyết cho được” - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo trung ương về PCTN, nhấn mạnh tại cuộc họp Ban Chỉ đạo vừa qua.
Theo dự thảo báo cáo của Ban Chỉ đạo, công tác PCTN 2009 đã có một số kết quả cụ thể. Qua gần bốn năm triển khai Luật PCTN, đến năm rồi, các bộ ngành, địa phương đã chấp hành nghiêm chỉnh chế độ báo cáo định kỳ về lĩnh vực này. Nội dung PCTN lần đầu tiên đã được đưa vào giảng dạy tại một số trường chính trị cấp tỉnh. Về truyền thông, năm qua số lượng tin, bài điểm trên 40 tờ báo đạt con số 3.955 - tăng gần gấp rưỡi năm trước...
Một điểm sáng nữa là Chính phủ đã đẩy mạnh chương trình cải cách hành chính bằng những giải pháp cụ thể thông qua Đề án 30. Chương trình này nếu tiếp tục được triển khai quyết liệt và thu hút sự tham gia của người dân thì sẽ cắt bỏ đi khá nhiều cơ hội tham nhũng của những cán bộ biến chất.
Ðánh giá chưa cụ thể
Dự thảo báo cáo trên cũng đánh giá PCTN năm qua “tiếp tục có nhiều chuyển biến […] trên một số lĩnh vực, tham nhũng đã có bước kiềm chế và có xu hướng giảm. Nhưng so với yêu cầu nhiệm vụ […], hiệu quả còn thấp, kết quả chưa đạt như mong đợi, tình hình tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng và diễn biến phức tạp”.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng đánh giá như vậy là chưa cụ thể và đặt một loạt câu hỏi: “Định lượng thế nào? Lĩnh vực nào có xu hướng giảm? Giảm thế nào? Tiêu chí nào đánh giá?”.
Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo trung ương Vũ Tiến Chiến nói có thể chỉ đích danh mảng chi tiêu, sử dụng ngân sách thời gian qua đã chuyển biến rõ rệt. “Trước thì dùng ngân sách mua sắm hoang phí, phong bì lãnh đạo tràn lan. Ôtô mua sắm quá định mức từng có lúc “xếp bãi sông Hồng không hết”. Nay thì đỡ nhiều rồi” - ông Chiến nói. “Thế còn quà tặng?” - Thủ tướng hỏi. “Bằng tiền túi thì không biết nhưng sử dụng ngân sách làm quà thì hạn chế rồi, rất rõ” - ông Chiến trả lời.
Thu thuế kiểu “cưa đôi”
Đất đai cho đến nay vẫn là điểm nóng về tham nhũng. Nhưng theo Thủ tướng, nên bóc tách lĩnh vực này ra làm nhiều mảng, xem ở đâu nguy cơ lớn nhất. Ông nói: “Thu hồi và giao đất để xây dựng công trình công ích như đường sá, trường học, bệnh viện thì tham nhũng ít. Còn dự án sinh lời như khu đô thị, dân cư thì phức tạp lắm. Cán bộ sai phạm cũng là đây cả”.
Thực tế cho thấy nhức nhối, bức xúc nhất liên quan đến đất đai là chính quyền thu hồi đất của dân rồi lại giao cho quan chức sản xuất, kinh doanh. Ở nhiệm kỳ Chính phủ trước, Cà Mau xảy ra việc chính quyền thu hồi đất vùng bãi bồi đất mũi nhưng lại phân cho cán bộ, gây khiếu kiện phức tạp. Đến khóa này, ở Bình Dương, Đồng Tháp, cán bộ lãnh đạo lại tiếp tục sa vào vũng lầy này. Ủy ban Kiểm tra trung ương vừa phải xử lý kỷ luật một phó chủ tịch tỉnh Đồng Tháp vì trách nhiệm trong việc thu hồi đất trái phép của dân, rồi lại cho lãnh đạo tỉnh sử dụng làm trang trại. “Cán bộ sai nhưng những cơ chế, khe hở như vậy trong lĩnh vực đất đai, tôi đang thúc rất mạnh để điều chỉnh, sửa đổi” - Thủ tướng nói.
Cùng với đất đai, Thủ tướng cho rằng lĩnh vực thuế, hải quan vẫn còn rất nóng và tiềm tàng tham nhũng. “Thu thuế doanh nghiệp giờ “cưa đôi” nhiều lắm. Anh cứ làm thế này, tôi sẽ tính thấp thế này thôi - tôi trực tiếp nghe người tin cậy nói đấy. Mà thỏa thuận chỉ hai người với nhau, bắt tội không nổi” - Thủ tướng nói.
Một điểm sáng nữa là Chính phủ đã đẩy mạnh chương trình cải cách hành chính bằng những giải pháp cụ thể thông qua Đề án 30. Chương trình này nếu tiếp tục được triển khai quyết liệt và thu hút sự tham gia của người dân thì sẽ cắt bỏ đi khá nhiều cơ hội tham nhũng của những cán bộ biến chất.
Ðánh giá chưa cụ thể
Dự thảo báo cáo trên cũng đánh giá PCTN năm qua “tiếp tục có nhiều chuyển biến […] trên một số lĩnh vực, tham nhũng đã có bước kiềm chế và có xu hướng giảm. Nhưng so với yêu cầu nhiệm vụ […], hiệu quả còn thấp, kết quả chưa đạt như mong đợi, tình hình tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng và diễn biến phức tạp”.
Những cơ chế, khe hở trong lĩnh vực đất đai dễ sinh tham nhũng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng đánh giá như vậy là chưa cụ thể và đặt một loạt câu hỏi: “Định lượng thế nào? Lĩnh vực nào có xu hướng giảm? Giảm thế nào? Tiêu chí nào đánh giá?”.
Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo trung ương Vũ Tiến Chiến nói có thể chỉ đích danh mảng chi tiêu, sử dụng ngân sách thời gian qua đã chuyển biến rõ rệt. “Trước thì dùng ngân sách mua sắm hoang phí, phong bì lãnh đạo tràn lan. Ôtô mua sắm quá định mức từng có lúc “xếp bãi sông Hồng không hết”. Nay thì đỡ nhiều rồi” - ông Chiến nói. “Thế còn quà tặng?” - Thủ tướng hỏi. “Bằng tiền túi thì không biết nhưng sử dụng ngân sách làm quà thì hạn chế rồi, rất rõ” - ông Chiến trả lời.
Thu thuế kiểu “cưa đôi”
Đất đai cho đến nay vẫn là điểm nóng về tham nhũng. Nhưng theo Thủ tướng, nên bóc tách lĩnh vực này ra làm nhiều mảng, xem ở đâu nguy cơ lớn nhất. Ông nói: “Thu hồi và giao đất để xây dựng công trình công ích như đường sá, trường học, bệnh viện thì tham nhũng ít. Còn dự án sinh lời như khu đô thị, dân cư thì phức tạp lắm. Cán bộ sai phạm cũng là đây cả”.
Thực tế cho thấy nhức nhối, bức xúc nhất liên quan đến đất đai là chính quyền thu hồi đất của dân rồi lại giao cho quan chức sản xuất, kinh doanh. Ở nhiệm kỳ Chính phủ trước, Cà Mau xảy ra việc chính quyền thu hồi đất vùng bãi bồi đất mũi nhưng lại phân cho cán bộ, gây khiếu kiện phức tạp. Đến khóa này, ở Bình Dương, Đồng Tháp, cán bộ lãnh đạo lại tiếp tục sa vào vũng lầy này. Ủy ban Kiểm tra trung ương vừa phải xử lý kỷ luật một phó chủ tịch tỉnh Đồng Tháp vì trách nhiệm trong việc thu hồi đất trái phép của dân, rồi lại cho lãnh đạo tỉnh sử dụng làm trang trại. “Cán bộ sai nhưng những cơ chế, khe hở như vậy trong lĩnh vực đất đai, tôi đang thúc rất mạnh để điều chỉnh, sửa đổi” - Thủ tướng nói.
Cùng với đất đai, Thủ tướng cho rằng lĩnh vực thuế, hải quan vẫn còn rất nóng và tiềm tàng tham nhũng. “Thu thuế doanh nghiệp giờ “cưa đôi” nhiều lắm. Anh cứ làm thế này, tôi sẽ tính thấp thế này thôi - tôi trực tiếp nghe người tin cậy nói đấy. Mà thỏa thuận chỉ hai người với nhau, bắt tội không nổi” - Thủ tướng nói.
Theo Pháp luật TP.HCM
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet