- Vậy, theo luật thừa kế, tài sản của ba tôi được chia như thế nào? Liệu có phải chia cho các bác là con bà nội hay không?

- Hiện tôi muốn đại diện cho mẹ và em đứng tên tài sản của ba cùng với hai bác thì tôi phải làm thế nào? Chi phí là bao nhiêu và thời gian bao lâu?

Xin chân thành cảm ơn!

[[email protected]]


Trả lời:

Ba bạn và bà nội bạn mất không để lại di chúc thì phần di sản thừa kế được chia theo pháp luật. Theo đó, điều 676, Bộ Luật Dân Sự 2005 quy định những người thừa kế theo pháp luật gồm:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b. Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c. Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Theo dữ kiện bạn nêu trong thư, di sản mà ba bạn để lại được chia theo pháp luật như sau:

- Tại thời điểm 1990, khi ba bạn mất, tài sản mà ba mẹ bạn có được trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng, vì vậy phần di sản mà ba bạn để lại là ½ giá trị tài sản chung đó. Thời điểm này, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất được nhận phần di sản này là: mẹ bạn, bà nội bạn, bạn và em bạn (chúng tôi không có dữ kiện nào về ông nội bạn ở đây, nên giả thiết ông nội bạn đã mất nên không còn thuộc diện hưởng thừa kế).

Tuy nhiên bạn nên lưu ý tới thời hiệu khởi kiện chia thừa kế là 10 năm, tính từ thời điểm ba bạn mất đến nay đã là 10 năm, nếu bạn không tiến hành yêu cầu chia thừa kế thì bạn và những người còn lại mất quyền khởi kiện yêu cầu chia thừa kế.

Trường hợp này theo Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình có quy định một số trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế như sau: trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung.

- Tại thời điểm 2007, bà nội bạn mất cũng không để lại di chúc, do đó phần di sản của bà bạn để lại sẽ được chia theo pháp luật cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, bao gồm: ba bạn, 2 bác của bạn.

Do ba bạn đã mất, áp dụng quy định tại điều 677 BLDS về thừa kế thế vị như sau: “trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”, như vậy bạn và em bạn sẽ là người được hưởng phần di sản của bà nội bạn để lại cho ba bạn cùng với hai bác của bạn.

Để được hưởng phần di sản nói trên, những người thừa kế phải tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế, hoặc phân chia di sản thừa kế tại các Văn phòng công chứng hoặc UBND xã, phường nơi có nhà. Sau khi tiến hành niêm yết 30 ngày tại địa phương, nếu không có tranh chấp, Văn phòng công chứng sẽ mời những người thuộc diện được thừa kế lên ký văn bản khai nhận di sản thừa kế.

Trường hợp bạn muốn đại diện cho mẹ và em bạn sở hữu phần tài sản cùng với hai bác thì mẹ và em bạn phải làm văn bản thỏa thuận (hoặc ủy quyền) đồng ý cho bạn đại diện sở hữu phần di sản thừa kế mà mẹ và em bạn được hưởng từ ba bạn.

(Theo Thanh niên)

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME