Với tình hình khủng hoảng nợ công châu Âu, tăng trưởng chậm tại Mỹ và nỗi lo về "một cuộc hạ cánh cứng tại Trung Quốc", ngay cả khi vẫn giữ được công việc từ năm trước, người dân vẫn còn đầy lo lắng phía trước. Nhưng thực sự chi phí sinh hoạt đang tăng nhanh tới mức nào?

Theo một báo cáo mới của Công ty tư vấn Mercer, chi phí sinh hoạt tại các thành phố Bắc Mỹ, Châu Á và Châu Phi đã tăng rất nhanh trong năm qua bất chấp suy thoái kinh tế toàn cầu.

Khảo sát chi phí sinh hoạt thường niên của Mercer năm 2012 được thực hiện trên 214 thành phố trên khắp thế giới và dùng New York làm chuẩn. Khảo sát này được nhiều công ty đa quốc gia sử dụng để quyết định mức lương chi trả cho nhân viên nước ngoài của mình trên khắp thế giới. Bảng xếp hạng (BXH) này dựa trên 200 loại chi phí khác nhau tại địa phương, bao gồm nhà ở, đi lại, thực phẩm, quần áo và giải trí.

Thành phố nào là thành phố đắt nhất thế giới và lý do cho sự đắt đỏ đó là gì? CNBC đã đưa ra danh sách và phân tích một số nguyên nhân sẽ đẩy chi phí sinh hoạt tại các thành phố tăng chóng mặt trong năm nay.

10. Nagoya (Nhật Bản)

Chi phí dịch vụ tại các thành phố "ăn theo" giá BĐS | ảnh 1

Chi phí sinh hoạt tại Nagoya đã tăng nhanh trong 10 năm qua, đưa thành phố này lần đầu tiên lọt vào top 10 thành phố đắt đỏ nhất thế giới trong năm 2012. Năm 2011, Nagoya xếp thứ 11 và năm 2010 xếp thứ 19 trong danh sách này.

Nagoya là trung tâm sản xuất ôtô của Nhật và là thành phố quan trọng với việc kinh doanh của một số nhà sản xuất ôtô hàng đầu thế giới như Toyota, Honda, General Motors và Vollkwagen

Người nước ngoài đổ đến Nagoya vì lĩnh vực công nghiệp nơi đây mang lại nhiều cơ hội công việc. Nhu cầu về nhà ở trong khu vực có mật độ dân số cao thứ 3 Nhật Bản này càng đẩy giá nhà cửa tăng cao.

Ở Nagoya, giá thuê một căn hộ cao cấp 2 phòng ngủ bằng một nửa giá thuê ở Tokyo nhưng với các loại chi phí khác như cafe, xăng dầu và đồ ăn thức uống thì đắt ngang ngửa Tokyo. Hơn nữa, đồng Yen tăng giá cũng là nguyên nhân đẩy chi phí sinh hoạt tại Nagoya nói riêng và Nhật nói chung tăng mạnh.

Giá thuê căn hộ cao cấp 2 phòng ngủ: 2.551 USD/tháng

Cafe: 6,38 USD/cốc

Xăng dầu: 1,8 USD/lit

Báo quốc tế: 6,38 USD/tờ

Đồ ăn nhanh: 8,42 USD/suất

9. Hong Kong

Chi phí dịch vụ tại các thành phố "ăn theo" giá BĐS | ảnh 2

Hong Kong là thành phố hay đặc khu kinh tế duy nhất của Trung Quốc góp mặt trong top 10 của BXH năm nay. Hong Kong liên tục xếp thứ 9 trong danh sách những thành phố đắt đỏ nhất thế giới trong 2 năm qua. Năm 2010, Hong Kong xếp thứ 8.

Một trong những loại chi phí sinh hoạt tăng nhanh nhất tại Hong Kong là giá thuê nhà. Giá thuê trung bình một căn hộ hạng sang với 2 phòng ngủ tại Hong Kong đã tăng từ 1.300 USD/tháng (2010) lên 5.800 USD/tháng (2011) lên gần 7.100 USD/tháng trong năm 2012. Theo Knight Frank, là một trong những thành phố đông dân nhất thế giới với nguồn cung nhà ở rất hạn chế, giá thuê nhà trung bình ở Hong Kong đã tăng hơn 93% từ năm 2006 đến 2011, đưa Hong Kong thành thị trường BĐS nóng thứ hai thế giới.

Được biết đến như trung tâm tài chính lớn của thế giới, Hong Kong là nơi thu hút các doanh nghiệp quốc tế và nhiều người nước ngoài đến sinh sống và làm việc. Đây cũng là lý do đẩy giá nhà lên cao. Giá thực phẩm và xăng dầu theo đó cũng tăng từ năm ngoái sau khi lạm phát tăng gần 5% trong tháng 4/2011.

Giá thuê căn hộ cao cấp 2 phòng ngủ: 7.092 USD/tháng

Cafe: 6,83 USD/cốc

Xăng dầu: 2,2 USD/lit

Báo quốc tế: 3,61 USD/tờ

Đồ ăn nhanh: 3,54 USD/suất

8. N' Djamena (Chad)

Chi phí dịch vụ tại các thành phố "ăn theo" giá BĐS | ảnh 3

N'Djamena, trung tâm kinh tế của Chad (quốc gia trung Phi) - đã rớt 5 hạng trong năm nay, từ vị trí thứ 3 trong năm 2011 và 2010.

Lý do chủ yếu cho việc chi phí sinh hoạt tại N'Djamena tăng cao là rất khó để tìm được một căn hộ phù hợp và an toàn cho người nước ngoài sinh sống tại đây. Các công ty cũng phải tăng thêm chi phí an toàn cá nhân cho các nhân viên của họ khi phải làm việc tại một thành phố đầy bạo lực như N'Djamena. Điều này càng khiến chi phí cho việc sinh sống tại đây tăng lên.

Dòng lao động nước ngoài đổ tới làm việc trong lĩnh vực khai thác dầu mỏ tại Chad cũng góp phần đẩy chi phí sinh hoạt lên cao. Ngành khai thác dầu mỏ ở Chad cũng thu hút rất nhiều những công ty tăng lượng lớn của thế giới như Tập đoàn xăng dầu Quốc gia Trung Quốc (CNPC), Exxon Mobil, Chevron và Peronas (Malaysia). Chad đã được các tập đoàn Trung Quốc đầu tư hơn 8 tỷ USD vào lĩnh vực khai thác năng lượng trong năm 2011.

Giá thuê căn hộ cao cấp 2 phòng ngủ: Không được công bố

Cafe: 3,32 USD/cốc

Xăng dầu: 1,71 USD/lit

Báo quốc tế: 6,85 USD/tờ

Đồ ăn nhanh: 25.18 USD/suất

6. Singapore (Đồng hạng)

Chi phí dịch vụ tại các thành phố "ăn theo" giá BĐS | ảnh 4

Như nhiều trung tâm tài chính khác ở châu Á, Singapore thu hút một lượng lớn người ngoại quốc đến làm việc, khiến giá nhà ở và các loại chi phí sinh hoạt khác ở đây tăng chóng mặt.

Thành phố đã tăng 2 bậc trong bảng xếp hạng so với năm 2011 (hạng 8) và 3 bậc so với năm 2010 (hạng 11). Bên cạnh giá mua và thuê nhà cao vào bậc nhất Đông Nam Á, chi phí để sở hữu ô tô ở Singapore cũng cực kỳ cao, giao đông từ 46.000 USD đến hơn 67.000 USD, tăng 40% so với năm 2011.

Để sở hữu một chiếc Toyota Vios (gồm cả giấy phép), người dân tại Singapore phải bỏ ra 85.700 USD so với 60.000 USD đầu năm 2012.

Do chi phí sinh hoạt tại Singapore tăng nhanh, lương cho người nước ngoài làm việc tại Singapore cũng tăng mạnh, Theo một khảo sát của HSBC, hơn một nửa người nước ngoài làm việc tại Singapore có thu nhập trên 200.000 USD trong năm 2011, đưa Singapore thành quốc gia có mức lương cho người lao động nước ngoài cao nhất châu Á.

Khoảng 82% người lao động nước ngoài tại Singapore được khảo sát cho biết, năm 2011, họ có xu hướng chi tiêu nhiều cho nhà ở, trong khi 65% cho biết họ chi tiêu cho đồ ăn thức uống nhiều hơn 50% so với mức trung bình ở các nơi khác trên thế giới.

Giá thuê căn hộ cao cấp 2 phòng ngủ: 3.588 USD/tháng

Cafe: 5,18 USD/cốc

Xăng dầu: 1,72 USD/lit

Báo quốc tế: 3,59 USD/tờ

Đồ ăn nhanh: 5,66 USD/suất

6. Zurich, Thụy Sỹ (Đồng hạng)

Chi phí dịch vụ tại các thành phố "ăn theo" giá BĐS | ảnh 5

Zurich là quê hương của nhiều gã khổng lồ trong ngành ngân hàng như UBS, Credit Suisse. So với năm 2011, Zurich đã tăng 1 bậc trong bảng xếp hạng, lên vị trí thứ 7 và tăng 3 bậc so với năm 2010.

Zurich là địa điểm hấp dẫn đối với các công ty toàn cầu đang muốn tận dụng chính sách thuế thấp của Thụy Sỹ. Người nước ngoài cũng tìm đến Zurich vì chất lượng cuộc sống ở đây rất cao. Zurich xếp thứ 3 trên thế giới về chính sách giáo dục, thuế và an sinh. Theo Knight Frank, đây cũng là lý do khiến người nước ngoài sẵn sàng mua các BĐS cao cấp tại Zurich.

Trong khi hầu hết các thành phố ở Châu Âu đều tụt hạng trong BXH, đồng nội tệ mạnh (franc Thụy Sỹ) đã góp phần đẩy chi phí sinh hoạt tại đây lên cao. Mercer xếp Zurich vào thành phố đắt đỏ thứ 6 thế giới nhưng Economist Intelligence Unit (EIU) ghi nhận Zurich là thành phố đắt đỏ nhất thế giới. BXH của EIU được thực hiện trên 130 thành phố với 160 loại sản phẩm và dịch vụ.

Giá thuê căn hộ cao cấp 2 phòng ngủ: 3.614 USD/tháng

Cafe: 6,02 USD/cốc

Xăng dầu: 1,94 USD/lit

Báo quốc tế: 4,38 USD/tờ

Đồ ăn nhanh: 12,59 USD/suất

5. Geneva (Thụy Sỹ)

Chi phí dịch vụ tại các thành phố "ăn theo" giá BĐS | ảnh 6

Geneva được Marcer xếp thứ 5 trong số những thành phố đắt đỏ nhất thế giới trong suôt 3 năm qua. Geneva là thành phố lớn thứ hai Thụy Sỹ, sau Zurich trong khi đó, Thụy Sỹ là quốc gia Tây Âu duy nhất góp mặt trong BXH năm nay.

Đồng franc Thụy Sỹ tăng giá khiến chi phí sinh hoạt cho người nước ngoài tại Geneva tăng theo. Chi phí thuê căn hộ hạng sang 2 phòng ngủ tại đây đã tăng thêm gần 300 USD so với năm ngoái, lên đến 4.800 USD.

Geneva có trụ sở của 20 tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Hội chữ Thập đỏ thế giới, vì thế thu hút rất nhiều người nước ngoài tới làm việc và sinh sống. Hơn 44% dân số Geneva là người nước ngoài. Thụy Sỹ là có hệ thống giáo dục tốt hàng đầu thế giới và Geneva chính là trung tâm tập trung nhiều trường học tư có học phí cao nhất thế giới. Đây cũng là lý do khiến nhu cầu tăng, đẩy chi phí sinh hoạt tại Geneva tăng cao.

Giá thuê căn hộ cao cấp 2 phòng ngủ: 4.818 USD/tháng

Cafe: 6,57 USD/cốc

Xăng dầu: 1,96 USD/lit

Báo quốc tế: 4,38 USD/tờ

Đồ ăn nhanh: 12,59 USD/suất

4. Mat-xcơ-va (Nga)

Chi phí dịch vụ tại các thành phố "ăn theo" giá BĐS | ảnh 7

Năm nay, Mat-xcơ-va là thành phố đắt nhất châu Âu đối với người nước ngoài. Năm 2010, Mat-xcơ-va chỉ xếp thứ tư.

Bất chấp những lo ngại ngày càng tăng về nạn tham nhũng, quan liêu, dân số và ách tắc giao thông, trung tâm chính trị và kinh tế của Nga vẫn là nơi thu hút nhiều lao động nước ngoài. Mat-xcơ-va nhận được nhiều nguồn đầu tư hơn bất kỳ thành phố nào khác của Nga và đóng góp hơn 1/4 GDP cả nước. Những vấn đề hàng ngày như thiếu điện và các vấn đề an ninh cũng khiến người nước ngoài sống tại Mat-xcơ-va phải móc hầu bao nhiều hơn.

Theo Mercer, giá thuê BĐS tăng mạnh là nguyên nhân chính đẩy chi phí sinh hoạt tại Mat-xcơ-va tăng chóng mặt trong năm 2012. Giá thuê một căn hộ cao cấp 2 phòng ngủ ở Mat-xcơ-va đã tăng thêm 200 USD so với năm ngoái. Nhu cầu BĐS cao cấp ở đây vẫn cao vì số lượng người giàu ở Nga vẫn tăng sau cuộc bùng nổ dầu mỏ và hàng hóa. Theo Forbes, Mat-xcơ-va là quê hương của nhiều tỷ phú thế giới.

Giá thuê căn hộ cao cấp 2 phòng ngủ: 4.200USD/tháng

Cafe: 8,37 USD/cốc

Xăng dầu: 0,96 USD/lit

Báo quốc tế:9,78 USD/tờ

Đồ ăn nhanh: 6,70 USD/suất

3. Osaka (Nhật Bản)

Chi phí dịch vụ tại các thành phố "ăn theo" giá BĐS | ảnh 8

Osaka là thành phố lớn thứ hai Nhật Bản. Trong BXH năm nay, Osaka đã vượt lên 3 bậc so với năm 2011 và 2010.

Được biết đến như một trung tâm thương mại quan trọng của Nhật Bản, Cục thống kê Nhật Bản cho biết, có hơn 1,1 triệu người đi lại làm việc trong thành phố Oska mỗi ngày. Osaka có giá thuê nhà cao vì mật độ dân số ở đây rất cao trong khi số lượng nhà ở có hạn mà nhu cầu nhà ở của người nước ngoài ngày càng tăng nhanh. Đồng Yen tăng mạnh cũng đẩy chi phí sinh hoạt tại Osaka lên cao. Chi phí thực phẩm hàng ngày như cafe, xăng dầu, báo chí và đồ ăn nhanh cũng tăng rất nhiều so với năm 2010.

Ngoài ra, Osaka cũng là trung tâm công nghiệp quan trọng với hơn 44.000 nhà sản xuất. Đây cũng là nguyen nhân gây áp lực lên nguồn cung nhà ở. Nhưng đồng nội tệ mạnh và lực lượng lao động già cũng tác động không nhỏ đến trung tâm công nghiệp lớn này. Lĩnh vực sản xuất ở Osaka đã suy giảm đáng kể với 3 công ty phải đóng cửa hàng mỗi ngày kể từ năm 1983.

Giá thuê căn hộ cao cấp 2 phòng ngủ: 3.062 USD/tháng

Cafe: 7,02 USD/cốc

Xăng dầu: 1,8 USD/lit

Báo quốc tế: 6,38 USD/tờ

Đồ ăn nhanh: 8,29 USD/suất

2. Luanda (Angola)

Luanda, thủ đô của nước sản xuất dầu mỏ lớn thứ hai châu Phi - Angola - đã tụt một hạng trong BXH năm nay so với năm 2010. Cơn bùng nổ dầu mỏ đã đưa Angola thành nền kinh tế lớn thứ 3 khu vực châu Phi cận Sahara, sau Nam Phi và Nigeria. Doanh số dầu thô chiếm 95% doanh số xuất khẩu và chính phủ Angola kỳ vọng GDP của quốc gia này sẽ tăng 12,8% trong năm 2012.

Chi phí đắt đỏ nhất tại Luanda vẫn là giá thuê nhà. Ngay cả khi đã giảm 500 USD so với năm trước, giá thuê một căn hộ cao cấp 2 phòng ngủ tại đây trong năm 2012 vẫn ở mức 'sửng sốt': 6.500 USD. Hồi tháng 3/2012, lạm phát ở Angola đã vượt mức lạm phát trung bình, lên đến 11%.

Angola là quốc gia nhận nhiều FDI nhất trong khu vực châu Phi cận Sahara với hơn 10 tỷ USD trong năm 2010. Nhà đầu tư chính vào Angloa là Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Brazil, và Mỹ. Người nước ngoài từ các quốc gia này theo đó cũng đổ về Luanda để điều hành công việc của doanh nghiệp mình tại địa phương.

Giá thuê căn hộ cao cấp 2 phòng ngủ: 6.500 USD/tháng

Cafe: 3,9 USD/cốc

Xăng dầu: 0,62 USD/lit

Báo quốc tế: 5,46 USD/tờ

Đồ ăn nhanh: 19,94 USD/suất

1. Tokyo (Nhật Bản)

Chi phí dịch vụ tại các thành phố "ăn theo" giá BĐS | ảnh 9

Năm 2012, Tokyo được xếp hạng thành phố đắt đỏ nhất thế giới đối với người ngoại quốc. Vậy tính riêng Nhật Bản đã có 3 thành phố nằm trong BXH năm nay.

Năm 2011, Tokyo xếp thứ hai và trong vòng 5 năm qua, Tokyo liên tục xếp thứ nhất hoặc thứ hai trong BXH các thành phố đắt đỏ nhất thế giới.

Trong khi giá thuê nhà ở đây vẫn duy trì ở mức khá ổn định, các loại chi phí khác lại tăng rất nhiều trong năm qua. So với Karachi, thành phố dễ chịu nhất cho người nước ngoài sinh sống trong danh sách 214 thành phố được Mercer khảo sát năm nay, chi phí sinh hoạt tại Tokyo đắt hơn 30%

Là trung tâm kinh tế quan trọng nhất Nhật Bản, Tokyo luôn là điểm đến mơ ước của người lao động nước ngoài, Nhưng theo Knight Frank, thị trường BĐS của Tokyo có khả năng sẽ bị ảnh hưởng do nhu cầu đầu tư từ nước ngoài trong năm 2012 có thể sẽ giảm khi doanh nghiệp cắt giảm chi phí, thu hẹp sản xuất.

Giá thuê căn hộ cao cấp 2 phòng ngủ: 4.848 USD/tháng

Cafe: 8,29 USD/cốc

Xăng dầu: 1,93 USD/lit

Báo quốc tế: 6,38 USD/tờ

Đồ ăn nhanh: 8,29 USD/suất

(Theo VEF/CNBC, BBC)

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME