Chậm GPMB Khu Công nghệ cao Tp.HCM - Lãng phí hàng ngàn tỷ đồng
Hôm qua (27/6), Ban Quản lý Khu Công nghệ cao (CNC) Tp.HCM đã tổ chức Hội thảo đánh giá công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư và đầu tư xây dựng sau 10 năm đi vào hoạt động.
Theo ý kiến của nhiều đại biểu tham dự, tuy các đơn vị có liên quan đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm các khó khăn, dẫn đến chậm trễ trong đầu tư xây dựng Khu CNC theo tiến độ ban đầu đặt ra, làm lãng phí hàng ngàn tỷ đồng.
Công tác đền bù giải tỏa thuộc dự án đầu tư xây dựng Khu CNC được triển khai từ năm 2002, ảnh hưởng đến hơn 3.000 hộ dân, gần 13.000 nhân khẩu của 5 phường của quận 9 (Tân Phú, Hiệp Phú, Long Thạnh Mỹ, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B) phải di dời, chuyển nơi ở đến các khu tái định cư. Ông Lê Thành Đại, Phó Trưởng ban Quản lý Khu CNC, cho biết: Theo quy định của dự án, công tác đền bù phải hoàn thành vào năm 2005 nhưng đến nay, sau nhiều lần được thành phố gia hạn thời gian, Khu CNC chỉ mới thu hồi đất của 2.910 hộ với diện tích 767,25 ha/801 ha (đạt 95,78%).
Nguyên nhân của việc chậm trễ là do các hộ dân đã từng sinh sống trên khu đất này gần như không có sổ đỏ, sổ hồng. Nhiều thế hệ gia đình sống chung trong một khu đất, lại cùng chung hộ khẩu nên công tác đền bù đất theo hộ khẩu hay từng gia đình gặp rất nhiều rắc rối. Khu CNC không có kế hoạch xác định thu hồi đất theo trọng điểm một cách dài hơi; thu hồi đất tràn lan nên tuy số lượng thu hồi cao nhưng trong tình trạng “da beo”, không có đất sạch cho từng phân khu quy hoạch. Đất sau khi được bàn giao cũng chưa có phương án bảo vệ, xảy ra tình trạng người đã giao đất nhưng không di dời, hoặc người dân từ nơi khác đến chiếm dụng, sử dụng trái phép.
Là người khởi xướng ý tưởng cho Khu CNC, ông Phạm Chánh Trực, nguyên Trưởng ban quản lý Khu CNC, thừa nhận: “Chúng ta cứ mãi loay hoay trong bài toán “áp giá” mà quên mất rằng vẫn còn nhiều cách làm hay hơn như: cho dân góp cổ phần bằng đất hoặc dành một phần đất trong Khu CNC cho những hộ dân còn lại. Nếu như có cách làm hợp lý, chúng ta đã có thể hoàn thành giai đoạn 1 dự án này từ 3 năm trước đây, tiết kiệm không dưới 3.000 tỷ đồng cho thành phố”.
Sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty Nidec Corporation Việt Nam trong Khu công nghệ cao Tp.HCM. Ảnh: CAO THĂNG |
Công tác đền bù giải tỏa thuộc dự án đầu tư xây dựng Khu CNC được triển khai từ năm 2002, ảnh hưởng đến hơn 3.000 hộ dân, gần 13.000 nhân khẩu của 5 phường của quận 9 (Tân Phú, Hiệp Phú, Long Thạnh Mỹ, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B) phải di dời, chuyển nơi ở đến các khu tái định cư. Ông Lê Thành Đại, Phó Trưởng ban Quản lý Khu CNC, cho biết: Theo quy định của dự án, công tác đền bù phải hoàn thành vào năm 2005 nhưng đến nay, sau nhiều lần được thành phố gia hạn thời gian, Khu CNC chỉ mới thu hồi đất của 2.910 hộ với diện tích 767,25 ha/801 ha (đạt 95,78%).
Nguyên nhân của việc chậm trễ là do các hộ dân đã từng sinh sống trên khu đất này gần như không có sổ đỏ, sổ hồng. Nhiều thế hệ gia đình sống chung trong một khu đất, lại cùng chung hộ khẩu nên công tác đền bù đất theo hộ khẩu hay từng gia đình gặp rất nhiều rắc rối. Khu CNC không có kế hoạch xác định thu hồi đất theo trọng điểm một cách dài hơi; thu hồi đất tràn lan nên tuy số lượng thu hồi cao nhưng trong tình trạng “da beo”, không có đất sạch cho từng phân khu quy hoạch. Đất sau khi được bàn giao cũng chưa có phương án bảo vệ, xảy ra tình trạng người đã giao đất nhưng không di dời, hoặc người dân từ nơi khác đến chiếm dụng, sử dụng trái phép.
Là người khởi xướng ý tưởng cho Khu CNC, ông Phạm Chánh Trực, nguyên Trưởng ban quản lý Khu CNC, thừa nhận: “Chúng ta cứ mãi loay hoay trong bài toán “áp giá” mà quên mất rằng vẫn còn nhiều cách làm hay hơn như: cho dân góp cổ phần bằng đất hoặc dành một phần đất trong Khu CNC cho những hộ dân còn lại. Nếu như có cách làm hợp lý, chúng ta đã có thể hoàn thành giai đoạn 1 dự án này từ 3 năm trước đây, tiết kiệm không dưới 3.000 tỷ đồng cho thành phố”.
(Theo SGGP)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet