Ngày nay, loại thước Lỗ Ban chủ yếu là thước dây, được chia làm 4 hàng, từ dưới lên trên bao gồm: Kích thước tính theo centimet, độ số Lỗ Ban (hàng thứ 2) được ghi bằng chữ chỉ các cung tốt - xấu khác nhau như Tiến tài, Lục hợp, Bảo khố, Cô quả, Thoái tài, Bệnh, Tai chí... Hàng thứ 3 được ghi chú tương tự như hàng thứ 2. Còn hàng thứ 4 (tức hàng trên cùng) là số đo theo thước riêng của người dân ở khu vực Phúc Kiến, Đài Loan và Hồng Kông.

Cụ thể, trên bề mặt thước, ở hàng thứ 2 và hàng thứ 3 người ta sử dụng hai màu là đỏ và đen để đánh dấu các cung tốt (màu đỏ) - cung xấu (màu đen), nhằm giúp những ai không biết chữ Hán hoặc không hiểu được ý nghĩa của từ Hán biết ý nghĩa cách ghi trên các cung của thước.

Với cấu tạo đầy đủ như vậy, thực ra việc sử dụng thước Lỗ Ban không có gì khó. Theo đó, người dùng chỉ cần lấy kích thước đồ vật, kết cấu xây dựng (thông thủy) trong phạm vi các cung tốt đã được tính tương ứng ra đơn vị đo hiện đại (số mét hoặc centimet).

thước lỗ ban
Hai loại thước dây Lỗ Ban đang được sử dụng phổ biến hiện nay

Vấn đề chỉ thực sự phát sinh khi nhiều người muốn hiểu rõ sự lựa chọn kích thước của mình sẽ có lợi về phương diện nào (Tiến tài, Đăng khoa, Thêm đinh hay Phúc đức...) trong các cung 'đỏ' thể hiện trên thước; thông thường kích thước của đồ dùng không thể cùng lúc được cung "đỏ" ở cả hai thước; cung số ở hàng thứ 2 đỏ, nhưng ở hàng thứ 3 sẽ đen, hoặc ngược lại...

Về cách dùng, một số quan điểm cho rằng khi lựa chọn kích thước (thông thủy) cho bất kỳ loại công trình hay đồ vật nào, thì nên chọn cung tốt (đỏ) cho các kiến trúc và đồ vật thuộc loại tốt, trong đó có phòng ngủ, cửa, cổng, ban thờ, bàn ghế, giường tủ...; còn lại những cung số 'đen' nên dành cho các công trình như nhà vệ sinh, hố ga, bể phốt...

Nhiều người còn phân chia thước Lỗ Ban làm 3 loại: Loại có độ dài 38.8cm (hàng thứ 2), loại dài 42.9cm (hàng thứ 3) và loại thước Lỗ Ban riêng có độ dài 52.2cm chuyên sử dụng trong xây dựng nhà ở (dành để đo thông thủy cửa sổ, ô thoáng, cổng chính, cửa thông phòng...).

Về phía các 'nhà nghiên cứu', bên cạnh việc quy độ số Lỗ Ban theo công thức tính toán hiện đại để tiện cho việc sử dụng trong thực tế, họ còn dịch các ghi chú từ tiếng Hán sang tiếng Việt, vì thế cũng mắc phải một số sai lầm. Ví dụ, dịch nghĩa cung 'Lục hợp' thành 6 hướng đều tốt (đông, tây, nam, bắc, trời và đất).

Thực ra, chữ Lục hợp ở đây là một thuật ngữ chỉ địa chi hợp với nhau theo từng cặp, người Việt Nam thường gọi là Nhị hợp. Do địa chi gồm có 12 vị và chia làm 6 cặp nên người Trung Quốc gọi là Lục hợp. Trên thước Lỗ Ban, thì thuật ngữ này nhằm chỉ sự hòa hợp âm - dương ngũ hành theo 12 địa chi, gồm: Tí hợp Sửu, Dần hợp Hợi, Mão hợp Tuất, Thìn hợp Dậu, Thân hợp Tị và Ngọ hợp Mùi.

Cũng phải hiểu thêm rằng, sự tương hợp phải được định vị theo nguyên lí của âm dương ngũ hành, vì thước Lỗ Ban cũng được sáng tạo theo nguyên lí âm dương ngũ hành. Không thể nào có một độ số phù hợp với tất cả 4 hướng đông - tây, nam - bắc và trời - đất, vì trời - đất thực tế là biểu tượng tương ứng của dương - âm; còn đông - tây là mộc - kim và nam - bắc là hỏa - thủy.

Vì vậy, chúng tôi cho rằng, phần lớn từ Hán - Việt phiên âm trên thước Lỗ Ban tiếng Việt đều đã được Việt hóa, khá dễ hiểu và không nên dịch; chỉ cần dịch những từ cá biệt như "Lục hợp" chẳng hạn.

Theo đó, thước Lỗ Ban tích hợp 4 độ số đo lường, trong đó 2 loại độ số được ghi bằng chữ, bao gồm các 'cung số' sau đây:

- Trên hàng thứ 3 tính từ dưới lên (42.9cm) gồm có 8 cung, 8 cung này lại gồm 4 cung tốt và 4 cung xấu. Theo thứ tự từ trái sang lần lượt là:

+ Cung Tài - tốt chia thành các cung nhỏ là Tài đức, Bảo khố, Lục hợp và Nghênh phúc 

+ Cung Bệnh - xấu gồm 4 cung nhỏ là Thoái tài, Công sự, Lao chấp và Cô quả

+ Cung Ly - xấu gồm Trường khố, Kiếp tài, Quan quỉ và Thất thoát)

+ Cung Nghĩa gồm Thiêm đinh, Ích lợi, Quý tử và Đại cát

+ Cung Quan - tốt gồm Thuận khoa, Tài lộc, Tiến ích và Phú quý

+ Cung Kiếp - xấu gồm Tử biệt, Thoái khẩu, Ly hương và Thất tài

+ Cung Hại gồm Họa chí, Tử tuyệt, Lâm bệnh và Khẩu thiệt

+ Cung Bản - tốt gồm Tài chí, Đăng khoa, Tiến bảo và Hưng vượng

- Trên hàng thứ 2 tính từ dưới lên (38.8cm) gồm 10 cung trong đó có 6 cung tốt và 4 cung xấu. Theo thứ tự từ trái sang như sau:

+ Cung Đinh - tốt gồm Phúc tinh, Đỗ đạt, Tài vượng và Đăng khoa

+ Cung Hại - xấu gồm Khẩu thiệt, Lâm bệnh, Tử tuyệt và Họa chí

+ Cung Vượng - tốt gồm Thiên đức, Hỉ sự, Tiến bảo và Thiêm phúc

+ Cung Khổ - xấu gồm Thất thoát, Quan quỷ, Kiếp tài, Vô tự - không con

+ Cung Nghĩa - tốt gồm Đại cát, Tài vượng, Lợi ích và Thiên khố)

+ Cung Quan - tốt gồm Phú quý, Tiến bảo, Tài lộc và Thuận khoa)

+ Cung Tử - xấu gồm Ly hương, Tử biệt, Thoát đinh và Thất tài

+ Cung Hưng - tốt gồm Đăng khoa, Quý tử, Thiêm đinh và Hưng vượng

+ Cung Thất - xấu gồm Cô quả, Lao chấp, Công sự và Thoái tài

+ Cung Tài - tốt gồm Nghênh phúc, Lục hợp, Tiến bảo và Tài đức

Vấn đề lập tức xuất hiện ở chỗ thước ngắn hơn (38.8cm) có 10 cung, còn thước dài hơn (42.9cm) lại chỉ có tất cả 8 cung. Mấu chốt quan hệ giữa hai thước này như thế nào, khi nào nên chọn cung đỏ ở cả 2 thước; khi nào nên chọn cung đỏ trên 1 thước riêng biệt, và có nên chọn cung đen 'xấu' cho các khu vực như nhà vệ sinh, bể phốt không; có nên dùng thước Lỗ Ban có độ dài 52.2cm hay không?...

Tất cả những thắc mắc trên sẽ được giải đáp ở kỳ sau: Cách sử dụng thước Lỗ Ban chính xác

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME