Cấp giấy chứng nhận cho chung cư tư nhân: Sao phải "chờ chủ trương"?
Trao đổi về vấn đề chủ quyền cho chung cư tư nhân (CCTN), ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Nội khẳng định, các quận, huyện nói "chờ chủ trương" là sai. Sở sẽ kiểm tra, chấn chỉnh việc này.
-Hiện có tình trạng Văn phòng đăng ký đất và nhà tại các quận, huyện không chịu tiếp nhận hồ sơ cấp giấy chứng nhận chủ quyền cho các căn hộ chung cư tư nhân với lý do là “chưa có chủ trương”. Thưa ông, phải chăng đây là chỉ đạo của Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Nội?
Thực ra, họ nói như thế là không đúng! Trước đây CCTN có thể nói là không đủ điều kiện, nhưng giờ đã có Nghị định 71 của Chính phủ và Thông tư 16 của Bộ Xây dựng thì việc cấp giấy chứng nhận cho CCTN là đủ điều kiện. Chỉ cần hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện của hai văn bản này, là có thể thụ lý và cấp giấy chứng nhận. Việc cấp giấy chứng nhận cho các hộ gia đình mua căn hộ chung cư, thẩm quyền thuộc về các quận, huyện. Còn về trình tự, thủ tục, TP Hà Nội đã có quy định cụ thể tại Quyết định 117/2009 của UBND thành phố. Như vậy các quận huyện “chờ chủ trương” là không đúng!
- Tức là về nguyên tắc, các quận huyện phải thụ lý hồ sơ đã, còn có cấp hay không là chuyện khác. Nếu từ chối nhận ngay từ ban đầu là không đúng, thưa ông?
Từ chối nhận từ ban đầu có hai khả năng. Khả năng thứ nhất là cơ quan tiếp nhận hồ sơ thấy không đủ điều kiện nên từ chối. Khả năng thứ hai là cơ quan tiếp nhận hồ sơ chưa thẩm định, chưa xem xét mà trả lời người ta là không nhận hồ sơ, không cấp là không đúng.
Tuy nhiên, đây là cũng một việc mới. Về phía Sở, chúng tôi sẽ cho kiểm tra, xem xét lại việc này. Cho đến giờ chúng tôi chưa nhận được thông tin nào phản hồi từ phía cơ sở, hay xin ý kiến gì về việc này. Qua buổi làm việc hôm nay (với Báo Gia đình & Xã hội – PV), Sở sẽ cho kiểm tra lại và xem các quận huyện vướng mắc hay cần hướng dẫn gì thêm hay không.
- Hiện chúng ta có chế tài nào xử lý với trường hợp địa phương cố tình không tiếp nhận hồ sơ, thưa ông?
Trách nhiệm của cơ quan chuyên môn, Sở Tài nguyên & Môi trường có những biện pháp, chế tài xử lý với các trường hợp đơn vị trực thuộc không thực hiện đúng quy định. Việc này Sở sẽ kiểm tra và có chế tài xử lý. Mặt khác, tôi phải khẳng định lại một lần nữa là, việc cấp giấy chứng nhận chủ quyền cho các căn hộ CCTN đủ điều kiện theo quy định là trách nhiệm của cơ quan quản lý chứ không phải là chuyện băn khoăn có cấp hay không. Cụ thể điều kiện ở đây là các quy định của Nghị định 71 và Thông tư 16.
- Kể cả những căn hộ CCTN được xây dựng trước khi Nghị định 71 ra đời, thưa ông?
Đúng thế, nếu đáp ứng đủ điều kiện của Nghị định 71 và Thông tư 16 thì tất cả đều cấp được.
- Trường hợp những căn CCTN được cấp phép, nhưng xây sai phép, như vượt quá số tầng hay diện tích căn hộ nhỏ hơn quy định tối thiểu là 30 m2, thì có được cấp phép không, thưa ông?
Tôi khẳng định luôn là không thể cấp giấy chứng nhận chủ quyền cho những căn hộ tại những khu chung cư này. Ví dụ, cấp phép xây 7 tầng mà xây lên 8 - 9 tầng là dứt khoát không thể cấp giấy. Vì cấp như thế là rất nguy hiểm, thiết kế quy hoạch các phương diện khác chỉ đáp ứng 7 tầng, khi xây lên 9 tầng sẽ không đảm bảo an toàn.
- Tức là nếu khu chung cư được cấp phép 6 tầng nhưng lại xây đến 7-8 tầng thì toàn bộ các căn hộ trong khu đó, kể cả những căn hộ xây đúng phép là từ 6 tầng trở xuống cũng không được cấp GCN, thưa ông?
Đúng vậy, toàn bộ các căn hộ trong chung cư đó đều không được cấp giấy chứng nhận. Có nhiều người hiểu lầm rằng, chỉ cần mua căn hộ đúng số tầng được cấp phép là được cấp giấy chủ quyền là không đúng.
Tuy nhiên, tôi cũng cho rằng, hiện nay, bản thân chung cư lớn thuộc quyền thẩm định của thành phố vẫn còn phải cân nhắc kỹ việc đặt ở vị trí nào và chiều cao của công trình. Các quận huyện cần cân nhắc thận trọng khi cấp giấy phép xây dựng cho các CCTN. Còn khi đã chấp thuận cấp phép cho đầu tư xây dựng đảm bảo đúng quy định rồi thì việc cấp giấy chứng nhận là đương nhiên.
Xin cảm ơn ông!
Thực ra, họ nói như thế là không đúng! Trước đây CCTN có thể nói là không đủ điều kiện, nhưng giờ đã có Nghị định 71 của Chính phủ và Thông tư 16 của Bộ Xây dựng thì việc cấp giấy chứng nhận cho CCTN là đủ điều kiện. Chỉ cần hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện của hai văn bản này, là có thể thụ lý và cấp giấy chứng nhận. Việc cấp giấy chứng nhận cho các hộ gia đình mua căn hộ chung cư, thẩm quyền thuộc về các quận, huyện. Còn về trình tự, thủ tục, TP Hà Nội đã có quy định cụ thể tại Quyết định 117/2009 của UBND thành phố. Như vậy các quận huyện “chờ chủ trương” là không đúng!
Người mua nhà vẫn thấp thỏm về việc giấy tờ của các căn hộ chung cư tư nhân. (Ảnh: Chí Cường) |
- Tức là về nguyên tắc, các quận huyện phải thụ lý hồ sơ đã, còn có cấp hay không là chuyện khác. Nếu từ chối nhận ngay từ ban đầu là không đúng, thưa ông?
Từ chối nhận từ ban đầu có hai khả năng. Khả năng thứ nhất là cơ quan tiếp nhận hồ sơ thấy không đủ điều kiện nên từ chối. Khả năng thứ hai là cơ quan tiếp nhận hồ sơ chưa thẩm định, chưa xem xét mà trả lời người ta là không nhận hồ sơ, không cấp là không đúng.
Tuy nhiên, đây là cũng một việc mới. Về phía Sở, chúng tôi sẽ cho kiểm tra, xem xét lại việc này. Cho đến giờ chúng tôi chưa nhận được thông tin nào phản hồi từ phía cơ sở, hay xin ý kiến gì về việc này. Qua buổi làm việc hôm nay (với Báo Gia đình & Xã hội – PV), Sở sẽ cho kiểm tra lại và xem các quận huyện vướng mắc hay cần hướng dẫn gì thêm hay không.
- Hiện chúng ta có chế tài nào xử lý với trường hợp địa phương cố tình không tiếp nhận hồ sơ, thưa ông?
Trách nhiệm của cơ quan chuyên môn, Sở Tài nguyên & Môi trường có những biện pháp, chế tài xử lý với các trường hợp đơn vị trực thuộc không thực hiện đúng quy định. Việc này Sở sẽ kiểm tra và có chế tài xử lý. Mặt khác, tôi phải khẳng định lại một lần nữa là, việc cấp giấy chứng nhận chủ quyền cho các căn hộ CCTN đủ điều kiện theo quy định là trách nhiệm của cơ quan quản lý chứ không phải là chuyện băn khoăn có cấp hay không. Cụ thể điều kiện ở đây là các quy định của Nghị định 71 và Thông tư 16.
- Kể cả những căn hộ CCTN được xây dựng trước khi Nghị định 71 ra đời, thưa ông?
Đúng thế, nếu đáp ứng đủ điều kiện của Nghị định 71 và Thông tư 16 thì tất cả đều cấp được.
- Trường hợp những căn CCTN được cấp phép, nhưng xây sai phép, như vượt quá số tầng hay diện tích căn hộ nhỏ hơn quy định tối thiểu là 30 m2, thì có được cấp phép không, thưa ông?
Tôi khẳng định luôn là không thể cấp giấy chứng nhận chủ quyền cho những căn hộ tại những khu chung cư này. Ví dụ, cấp phép xây 7 tầng mà xây lên 8 - 9 tầng là dứt khoát không thể cấp giấy. Vì cấp như thế là rất nguy hiểm, thiết kế quy hoạch các phương diện khác chỉ đáp ứng 7 tầng, khi xây lên 9 tầng sẽ không đảm bảo an toàn.
- Tức là nếu khu chung cư được cấp phép 6 tầng nhưng lại xây đến 7-8 tầng thì toàn bộ các căn hộ trong khu đó, kể cả những căn hộ xây đúng phép là từ 6 tầng trở xuống cũng không được cấp GCN, thưa ông?
Đúng vậy, toàn bộ các căn hộ trong chung cư đó đều không được cấp giấy chứng nhận. Có nhiều người hiểu lầm rằng, chỉ cần mua căn hộ đúng số tầng được cấp phép là được cấp giấy chủ quyền là không đúng.
Tuy nhiên, tôi cũng cho rằng, hiện nay, bản thân chung cư lớn thuộc quyền thẩm định của thành phố vẫn còn phải cân nhắc kỹ việc đặt ở vị trí nào và chiều cao của công trình. Các quận huyện cần cân nhắc thận trọng khi cấp giấy phép xây dựng cho các CCTN. Còn khi đã chấp thuận cấp phép cho đầu tư xây dựng đảm bảo đúng quy định rồi thì việc cấp giấy chứng nhận là đương nhiên.
Xin cảm ơn ông!
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, PGĐ Sở TN&MT Hà Nội: “Vừa rồi Chính phủ yêu cầu 4 quận nội thành (cũ) hạn chế các chung cư cao tầng. Hạn chế cái đó mà lại cho phát triển CCTN là bất cập. CCTN diện tích nhỏ lại thường đặt ở các vị trí trong ngõ, phố nhỏ sẽ gây sức ép lớn lên cơ sở hạ tầng”. |
(Theo Giadinh.net)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet