Cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình: Nguy cơ vỡ tiến độ vì thiếu vốn
Hơn 2.000 tỷ đồng là số vốn tối thiểu cho Dự án xây dựng cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, nhà đầu tư dự án đang đứng ngồi không yên vì nếu không sớm lo được khoản tiền này thì khả năng hoàn thành dự án trước 30/6 tới đây khó trở thành hiện thực.
Cũng giống như giai đoạn tăng tốc để hoàn thành 20 km đầu tuyến đoạn Cầu Giẽ - nút Liêm Tuyền hồi giữa năm 2011, vốn thi công đang trở thành yếu tố quyết định tới việc nhà đầu tư này có thể dứt điểm nốt 30 km đường còn lại từ Km23+730 đến cuối tuyến vào cuối tháng 6 này hay không. Gánh nặng về vốn để thi công Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình một lần nữa lại được đặt lên vai của nhà đầu tư Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC).
Sự thật là hiện nay VEC đang canh cánh nỗi lo thiếu vốn thi công dự án khi phải bằng mọi cách “mang về” đủ 300 tỷ đồng trái phiếu công trình có bảo lãnh của Bộ Tài chính trong đợt đấu thầu do Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội tổ chức vào giữa tháng 1/2012. Tuy nhiên, trần lãi suất thấp, không được thế chấp tái cấp vốn và tham gia thị trường mở (OMO) là những lý do khiến trái phiếu công trình của VEC thường xuyên rơi vào cảnh “mang đến lại mang về”.
Một vị lãnh đạo của VEC cho biết, dù khối lượng thi công còn lại tại 5 gói thầu xây lắp trên chính tuyến không lớn so với giá trị hợp đồng nhưng đều là khối lượng thảm bê tông nhựa - hạng mục “ngốn” nhiều tiền nhất. Để đảm bảo tiến độ thi công, từ nay đến cuối tháng 6, bình quân mỗi ngày toàn công trường cần tối thiểu 30 tỷ đồng.
Trên thực tế, không phải không có những “lối thoát” khác cho VEC trong tiếp cận các nguồn vốn. Bằng chứng là vào đầu tháng 3/2012, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) đã đồng ý cho nhà đầu tư này vay khoảng 300 tỷ đồng.
Hiện tại khi thời hạn hoàn thành công trình chỉ còn đúng 100 ngày nhưng các kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại thông báo số 54/TB-VPCP ngày 20/2/2012 về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho VEC, trong đó có giải pháp giao Bộ Tài chính phát hành 2.000 tỷ đồng cho nhà đầu tư này vay lại để đảm bảo tiến độ Dự án vẫn còn đang loanh quanh trong trụ sở các Bộ, ngành. Đây là điều cần cũng phải chia sẻ với chủ đầu tư nếu tiến độ Dự án bị chậm so với yêu cầu.
Trở lại với khó khăn hiện tại, trong khi VEC chỉ còn đúng 100 ngày nữa để vừa chạy vốn vừa thi công thì “rào cản” lớn nhất chính là việc hoàn tất các thủ tục của 2 nhà tài trợ này là khá phức tạp.
Mặc dù VEC khẳng định đang đeo bám quyết liệt để nguồn vốn có thể về sớm, nhưng nếu VEC không lo được vốn trước tháng 4/2012 thì khả năng hoàn thành 30 km đường còn lại của Dự án xây dựng đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình trước 30/6/2012 là rất mong manh.
Bên cạnh đó, do biến động giá quá lớn, hiện giá một tấn bê tông nhựa asphalt sau khi đưa ra đến hiện trường đã lên tới 1,7 - 1,8 triệu đồng, tức là vượt rất xa giá trúng thầu của hầu hết các hợp đồng tới 3 - 4 lần. Trong 1 cuộc kiểm tra công trường gần đây, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải đã đánh giá tình hình tài chính của hầu hết đơn vị thi công rất yếu, không có khả năng tự huy động vốn thực hiện nốt hợp đồng.
Hiện tại, toàn bộ nguồn sống công trường đang trông cả vào khoản tiền gần 200 tỷ đồng hoàn thuế của VEC. Tuy nhiên, với tốc độ thi công như hiện nay, nếu không kịp bổ sung thêm vốn, dự án sẽ đứng lại trong vòng 2-3 tuần tới. Đây là điều hết sức đáng tiếc bởi việc thi công đẩy nhanh tiến độ của dự án đang có rất nhiều điều kiện thuận lợi khách như: thời tiết tốt, mặt bằng sạch trên chính tuyến đã được bàn giao và quyết tâm của nhà đầu tư, nhà thầu là rất lớn.
Lãnh đạo VEC cho biết, đơn vị này đang chờ sự vào cuộc quyết liệt của các cấp có thẩm quyền bởi để đưa toàn bộ Dự án vào khai thác trước 30/6 không chỉ giảm áp lực giao thông cho tuyến Quốc lộ 1 đoạn Hà Nam - Ninh Bình đang mãn tải nặng mà còn đem lại lợi ích tài chính lớn cho nhà đầu tư.
Được biết, từ hiệu quả của việc thu phí trên 21km đường thông xe đầu tiên trong vòng 4 tháng qua, nếu có đủ vốn để hoàn thành dự án đúng tiến độ, VEC có thể thu được ít nhất 1 tỷ đồng mỗi ngày nếu khai thác được toàn tuyến.
Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình có tổng chiều dài 56 km đi qua 3 tỉnh/thành là Hà Nội - Hà Nam - Nam Định. Dự án có tổng mức đầu tư 8.974 tỷ đồng. VEC là đơn vị được Chính phủ giao nhiệm vụ vừa thiết kế vừa thi công, vừa giải phóng mặt bằng vừa thi công, tự làm và tự chịu trách nhiệm. Dự án cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình được áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế theo cấp công trình đặc biệt, là dự án đầu tiên do người Việt Nam thiết kế và xây dựng.
Trước đó, với việc hoàn thành xây dựng phân đoạn của dự án từ Cầu Giẽ đến quốc lộ 21 dài 23 km (QL21 - Phủ Lý), VEC đã chính thức thông xe kỹ thuật vào trung tuần tháng 11/2011 và cho khai thác tạm thời nhằm giải quyết tình hình ùn tắc giao thông trên trục tiến vào cửa ngõ phía Nam của Thủ đô Hà Nội.
Dự án cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đang đối mặt với nguy cơ "vỡ" tiến độ |
Sự thật là hiện nay VEC đang canh cánh nỗi lo thiếu vốn thi công dự án khi phải bằng mọi cách “mang về” đủ 300 tỷ đồng trái phiếu công trình có bảo lãnh của Bộ Tài chính trong đợt đấu thầu do Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội tổ chức vào giữa tháng 1/2012. Tuy nhiên, trần lãi suất thấp, không được thế chấp tái cấp vốn và tham gia thị trường mở (OMO) là những lý do khiến trái phiếu công trình của VEC thường xuyên rơi vào cảnh “mang đến lại mang về”.
Một vị lãnh đạo của VEC cho biết, dù khối lượng thi công còn lại tại 5 gói thầu xây lắp trên chính tuyến không lớn so với giá trị hợp đồng nhưng đều là khối lượng thảm bê tông nhựa - hạng mục “ngốn” nhiều tiền nhất. Để đảm bảo tiến độ thi công, từ nay đến cuối tháng 6, bình quân mỗi ngày toàn công trường cần tối thiểu 30 tỷ đồng.
Trên thực tế, không phải không có những “lối thoát” khác cho VEC trong tiếp cận các nguồn vốn. Bằng chứng là vào đầu tháng 3/2012, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) đã đồng ý cho nhà đầu tư này vay khoảng 300 tỷ đồng.
Hiện tại khi thời hạn hoàn thành công trình chỉ còn đúng 100 ngày nhưng các kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại thông báo số 54/TB-VPCP ngày 20/2/2012 về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho VEC, trong đó có giải pháp giao Bộ Tài chính phát hành 2.000 tỷ đồng cho nhà đầu tư này vay lại để đảm bảo tiến độ Dự án vẫn còn đang loanh quanh trong trụ sở các Bộ, ngành. Đây là điều cần cũng phải chia sẻ với chủ đầu tư nếu tiến độ Dự án bị chậm so với yêu cầu.
Trở lại với khó khăn hiện tại, trong khi VEC chỉ còn đúng 100 ngày nữa để vừa chạy vốn vừa thi công thì “rào cản” lớn nhất chính là việc hoàn tất các thủ tục của 2 nhà tài trợ này là khá phức tạp.
Mặc dù VEC khẳng định đang đeo bám quyết liệt để nguồn vốn có thể về sớm, nhưng nếu VEC không lo được vốn trước tháng 4/2012 thì khả năng hoàn thành 30 km đường còn lại của Dự án xây dựng đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình trước 30/6/2012 là rất mong manh.
Bên cạnh đó, do biến động giá quá lớn, hiện giá một tấn bê tông nhựa asphalt sau khi đưa ra đến hiện trường đã lên tới 1,7 - 1,8 triệu đồng, tức là vượt rất xa giá trúng thầu của hầu hết các hợp đồng tới 3 - 4 lần. Trong 1 cuộc kiểm tra công trường gần đây, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải đã đánh giá tình hình tài chính của hầu hết đơn vị thi công rất yếu, không có khả năng tự huy động vốn thực hiện nốt hợp đồng.
Hiện tại, toàn bộ nguồn sống công trường đang trông cả vào khoản tiền gần 200 tỷ đồng hoàn thuế của VEC. Tuy nhiên, với tốc độ thi công như hiện nay, nếu không kịp bổ sung thêm vốn, dự án sẽ đứng lại trong vòng 2-3 tuần tới. Đây là điều hết sức đáng tiếc bởi việc thi công đẩy nhanh tiến độ của dự án đang có rất nhiều điều kiện thuận lợi khách như: thời tiết tốt, mặt bằng sạch trên chính tuyến đã được bàn giao và quyết tâm của nhà đầu tư, nhà thầu là rất lớn.
Lãnh đạo VEC cho biết, đơn vị này đang chờ sự vào cuộc quyết liệt của các cấp có thẩm quyền bởi để đưa toàn bộ Dự án vào khai thác trước 30/6 không chỉ giảm áp lực giao thông cho tuyến Quốc lộ 1 đoạn Hà Nam - Ninh Bình đang mãn tải nặng mà còn đem lại lợi ích tài chính lớn cho nhà đầu tư.
Được biết, từ hiệu quả của việc thu phí trên 21km đường thông xe đầu tiên trong vòng 4 tháng qua, nếu có đủ vốn để hoàn thành dự án đúng tiến độ, VEC có thể thu được ít nhất 1 tỷ đồng mỗi ngày nếu khai thác được toàn tuyến.
Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình có tổng chiều dài 56 km đi qua 3 tỉnh/thành là Hà Nội - Hà Nam - Nam Định. Dự án có tổng mức đầu tư 8.974 tỷ đồng. VEC là đơn vị được Chính phủ giao nhiệm vụ vừa thiết kế vừa thi công, vừa giải phóng mặt bằng vừa thi công, tự làm và tự chịu trách nhiệm. Dự án cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình được áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế theo cấp công trình đặc biệt, là dự án đầu tiên do người Việt Nam thiết kế và xây dựng.
Trước đó, với việc hoàn thành xây dựng phân đoạn của dự án từ Cầu Giẽ đến quốc lộ 21 dài 23 km (QL21 - Phủ Lý), VEC đã chính thức thông xe kỹ thuật vào trung tuần tháng 11/2011 và cho khai thác tạm thời nhằm giải quyết tình hình ùn tắc giao thông trên trục tiến vào cửa ngõ phía Nam của Thủ đô Hà Nội.
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản số 1657/BGTVT - QLXD vừa đề nghị UBND TP.Hà Nội khẩn trương bố trí đầy đủ vốn cho Dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng - Hòa Lạc (Đại lộ Thăng Long). Theo đó, từ nay đến cuối năm 2012, Hà Nội cần bố trí 1.743 tỷ đồng để đơn vị tổng thầu Vinaconex hoàn tất việc thi công lớp bê tông nhựa tạo nhám, 2 nút giao, hệ thống đường dẫn… Theo Bộ GTVT, trong khi ngân sách Trung ương đã bố trí đủ 1.840 tỷ đồng trong cơ cấu nguồn vốn, TP.Hà Nội mới cấp và giải ngân được 3.944 tỷ/5.687 tỷ đồng vốn góp, ảnh hưởng lớn tới tiến độ thi công và phát sinh nợ đọng cho các nhà thầu. Dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng - Hòa Lạc có chiều dài 29,2 km được thông xe vào đầu tháng 10/2010. |
(Theo Dân trí)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet