Trên thực tế, đây là một hình thức chiếm dụng vốn của các CĐT, nhưng không phải khách hàng nào cũng đòi lại được quyền lợi chính đáng cho mình…

Trường hợp anh Nguyễn Cao Vân (phường Tân Quý, quận Tân Phú, TP HCM) là một điển hình. Sau khi  tìm hiểu, anh Vân đồng ý mua một căn hộ cao cấp tại khu căn hộ cao cấp tại quận 7 do Công ty H.A. làm CĐT. Trong hợp đồng góp vốn đầu tư đã ký giữa hai bên thể hiện tổng giá trị căn hộ là 718.928.000đ, được "góp" thành 17 lần. Lần góp cuối cùng là 5% cũng là lúc CĐT bàn giao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (QSHNƠ) cho khách hàng.

Tuy nhiên, anh Nguyễn Cao Vân rất bức xúc vì căn hộ trên anh Vân mua vào thời điểm tháng 9/2006 và đã đóng 5% đợt cuối cùng ứng với số tiền 35.946.400đ cho Công ty H.A. vào ngày 31/12/2008. Số tiền được rút ra từ tiền lãi chậm giao nhà của Công ty H.A..

Thế nhưng cho đến nay, sau hơn 8 tháng đóng tiền anh Vân vẫn chưa nhận được giấy chứng nhận QSDNƠ theo như hợp đồng đã cam kết. Anh Vân cho biết đã liên lạc nhiều lần với Công ty H.A. để yêu cầu lấy lại số tiền 5% đã đóng, chờ khi nào có giấy tờ nhà thì sẽ nộp lại số tiền này nhưng công ty H.A. từ chối chi trả…

Theo bà Kiều Ngọc Hoa - Trưởng phòng Pháp chế - Hành chính Công ty H.A. thì công ty chậm giao giấy tờ nhà là vì còn phải chờ các thủ tục khác. Còn về thời điểm chính xác giao giấy tờ nhà cho anh Vân, bà Hoa cũng không thể cung cấp thời điểm chính xác.

Thực tế cho thấy, tính pháp lý trong việc mua bán căn hộ được ràng buộc bởi các hợp đồng "hứa mua, hứa bán" hoặc hợp đồng góp vốn giữa người mua và người bán. Tuy nhiên, việc soạn thảo các hợp đồng này đều do CĐT thực hiện và thường có những "kẽ hở" để CĐT dễ "lách". Chẳng hạn, điều khoản thường áp dụng trong hợp đồng là thời hạn bàn giao căn nhà.

Với điều khoản này các CĐT thường co giãn thời gian:  Có thể sớm hơn hoặc chậm hơn 3 tháng so với thời gian ấn định; hoặc theo sự thỏa thuận bằng văn bản giữa 2 bên sau này; trường hợp  CĐT bàn giao căn hộ chậm theo thỏa thuận hợp đồng thì CĐT tính lãi cho khách hàng trên tổng số tiền mà khách hàng đã đóng…

Hợp đồng là như vậy, nhưng trên thực tế, nhiều CĐT có dự án chậm tiến độ theo cam kết, chậm giao nhà cho khách hàng đã "lách" bằng cách ký lại "phụ lục hợp đồng" để dời thời hạn giao nhà khi khách hàng nhận chuyển nhượng lại hợp đồng hoặc phải ký lại hợp đồng mới…

Vì vậy, để tránh thiệt hại có thể xảy ra, theo ý kiến của một số chuyên gia thì giải pháp tốt nhất là khách hàng nên xem kỹ hợp đồng trước khi quyết định mua căn hộ. Nếu hợp đồng có thỏa thuận việc bồi thường trong việc chậm giao nhà thì người mua có quyền khởi kiện.

Theo CAND

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME