Cần Thơ tiến hành tổng rà soát các dự án “treo”
UBND TP. Cần Thơ đang dự thảo quy định buộc nhà đầu tư phải ký quỹ trước khi thực hiện dự án và tiến tới áp dụng trong năm 2012 nhằm khắc phục tình trạng dự án treo.
Cùng với đó, TP. Cần Thơ sẽ thành lập hội đồng xét duyệt, sàng lọc nhà đầu tư các dự án mới. Thông tin trên được bà Võ Thị Hồng Ánh, Phó chủ tịch UBND TP. Cần Thơ cho biết tại cuộc họp rà soát dự án trên địa bàn Thành phố mới đây.
Theo ông Mai Như Toàn, Phó giám đốc Sở Xây dựng TP. Cần Thơ, trong số 88 dự án khu dân cư (KDC), khu tái định cư hiện có trên địa bàn thành phố, Sở Xây dựng đang tiến hành rà soát 58 dự án (30 dự án còn lại đã hoàn thành hạ tầng, đang khai thác, kinh doanh). Qua kiểm tra 35 dự án với 49 lượt rà soát, Sở đã phát hiện 16 dự án có dấu hiệu chậm tiến độ, được chia thành hai nhóm.
Nhóm thứ nhất gồm các dự án có chủ trương đầu tư trước năm 2006, 2007, đã giải phóng mặt bằng được một phần. Khó khăn của các dự án này là diện tích giải phóng mặt bằng ở dạng “da beo”, nên không thể san lấp và xây dựng hạ tầng. Nếu thu hồi dự án, thì nhà đầu tư sẽ gặp khó khăn, nhưng kéo dài thì người dân trong vùng dự án lại thiệt thòi.
Trong nhóm dự án này, điển hình là Dự án KDC Tây Nam Quốc lộ 91B (22 ha) do Công ty cổ phần Liên Minh làm chủ đầu tư, có chủ trương đầu tư vào tháng 7/2002, nhưng đến nay mới giải phóng mặt bằng được 7,7 ha. Chủ đầu tư đang đề nghị ngành chức năng điều chỉnh diện tích xuống còn 9,5 ha.
Nhóm thứ hai gồm các dự án đã có chủ trương đầu tư từ năm 2008, nhưng đến nay vẫn chưa giải phóng mặt bằng, chủ đầu tư thiếu tích cực liên hệ với ngành chức năng để hoàn tất thủ tục đầu tư hoặc thiếu năng lực về tài chính. Điển hình là Dự án Khu tái định cư 50 ha do Công ty TNHH Việt Khang đầu tư tại phường An Bình, quận Ninh Kiều. Dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư cuối năm 2008, đã kiểm kê được 400/450 hộ, đã được phê duyệt phương án bồi thường giải phóng mặt bằng tổng thể 5 đợt (180 hộ) với số tiền 35,5 tỷ đồng, người dân cũng đồng tình và sẵn sàng nhận tiền, nhưng nhà đầu tư không có tiền để chi trả.
Nhằm khắc phục tình trạng trên, ông Toàn đề xuất, thời gian tới, ngành chức năng chỉ nên phê duyệt phương án đền bù khi nhà đầu tư đã chuyển đủ chi phí đền bù cho đơn vị thực hiện công tác này. Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó chủ tịch UBND quận Bình Thủy, nơi có 14/15 dự án chậm triển khai, cho rằng, để hạn chế dự án treo, bên cạnh việc thẩm định năng lực tài chính, việc yêu cầu nhà đầu tư ký quỹ trước khi triển khai dự án là cần thiết. Số tiền ký quỹ sẽ dùng để hỗ trợ thiệt hại cho người dân trong vùng dự án nếu chủ đầu tư để xảy ra tình trạng dự án treo mà không có lý do chính đáng.
Theo ông Mai Như Toàn, Phó giám đốc Sở Xây dựng TP. Cần Thơ, trong số 88 dự án khu dân cư (KDC), khu tái định cư hiện có trên địa bàn thành phố, Sở Xây dựng đang tiến hành rà soát 58 dự án (30 dự án còn lại đã hoàn thành hạ tầng, đang khai thác, kinh doanh). Qua kiểm tra 35 dự án với 49 lượt rà soát, Sở đã phát hiện 16 dự án có dấu hiệu chậm tiến độ, được chia thành hai nhóm.
Nhóm thứ nhất gồm các dự án có chủ trương đầu tư trước năm 2006, 2007, đã giải phóng mặt bằng được một phần. Khó khăn của các dự án này là diện tích giải phóng mặt bằng ở dạng “da beo”, nên không thể san lấp và xây dựng hạ tầng. Nếu thu hồi dự án, thì nhà đầu tư sẽ gặp khó khăn, nhưng kéo dài thì người dân trong vùng dự án lại thiệt thòi.
Trong nhóm dự án này, điển hình là Dự án KDC Tây Nam Quốc lộ 91B (22 ha) do Công ty cổ phần Liên Minh làm chủ đầu tư, có chủ trương đầu tư vào tháng 7/2002, nhưng đến nay mới giải phóng mặt bằng được 7,7 ha. Chủ đầu tư đang đề nghị ngành chức năng điều chỉnh diện tích xuống còn 9,5 ha.
Nhóm thứ hai gồm các dự án đã có chủ trương đầu tư từ năm 2008, nhưng đến nay vẫn chưa giải phóng mặt bằng, chủ đầu tư thiếu tích cực liên hệ với ngành chức năng để hoàn tất thủ tục đầu tư hoặc thiếu năng lực về tài chính. Điển hình là Dự án Khu tái định cư 50 ha do Công ty TNHH Việt Khang đầu tư tại phường An Bình, quận Ninh Kiều. Dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư cuối năm 2008, đã kiểm kê được 400/450 hộ, đã được phê duyệt phương án bồi thường giải phóng mặt bằng tổng thể 5 đợt (180 hộ) với số tiền 35,5 tỷ đồng, người dân cũng đồng tình và sẵn sàng nhận tiền, nhưng nhà đầu tư không có tiền để chi trả.
Nhằm khắc phục tình trạng trên, ông Toàn đề xuất, thời gian tới, ngành chức năng chỉ nên phê duyệt phương án đền bù khi nhà đầu tư đã chuyển đủ chi phí đền bù cho đơn vị thực hiện công tác này. Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó chủ tịch UBND quận Bình Thủy, nơi có 14/15 dự án chậm triển khai, cho rằng, để hạn chế dự án treo, bên cạnh việc thẩm định năng lực tài chính, việc yêu cầu nhà đầu tư ký quỹ trước khi triển khai dự án là cần thiết. Số tiền ký quỹ sẽ dùng để hỗ trợ thiệt hại cho người dân trong vùng dự án nếu chủ đầu tư để xảy ra tình trạng dự án treo mà không có lý do chính đáng.
Một số dự án chậm tiến độ trên địa bàn TP. Cần Thơ Dự án Khu nhà vườn Cồn Khương (14,7 ha) do Công ty TNHH Nam Long làm chủ đầu tư, có chủ trương đầu tư từ tháng 4/2004, đến nay chỉ giải phóng mặt bằng được gần 55% diện tích. Một dự án có quy mô lớn (66,18 ha) do Công ty TNHH Xây dựng Xuân Lan làm chủ đầu tư, có chủ trương đầu tư từ tháng 7/2004, đến nay mới giải phóng mặt bằng được 16,6 ha. Dự án Khu tái định cư Thạnh Quới, huyện Vĩnh Thạnh (16 ha) do Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Cơ Hội Mới làm chủ đầu tư, có chủ trương đầu tư năm 2008, 2009, nhưng chủ đầu tư chưa hoàn chỉnh thủ tục pháp lý. Dự án KDC 66 ha ven trục đường Nguyễn Văn Cừ do Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD, thuộc Bộ Xây dựng) làm chủ đầu tư cũng trong tình trạng tương tự Dự án Khu tái định cư Thạnh Quới. |
(Theo VIR)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet