"Cần tăng cường sử dụng VLXD trong nước"
Trước tình hình khó khăn của các doanh nghiệp (DN) ngành vật liệu xây dựng (VLXD), mới đây, ngày 18/9, Bộ Xây dựng vừa báo cáo Ủy Ban kinh tế của Quốc hội về tình hình sản xuất kinh doanh VLXD 8 tháng đầu năm và đề xuất một số biện pháp tháo gỡ.
Theo đó, Bộ nhận định các DN ngưng hoạt động, giải thể có chiều hướng gia tăng nhanh. Hội VLXD cũng kiến nghị trong điều kiện hiện nay, các công trình trong nước cần tăng cường sử dụng nguyên-vật liệu trong nước.
Báo cáo của Bộ Xây dựng nêu rõ, từ năm 2011 đến nay, các DN VLXD gặp nhiều khó khăn về sản xuất, tiêu thụ và tài chính. Hiện tại, các DN ngưng hoạt động, giải thể có chiều hướng gia tăng nhanh. Một số DN không thể cân đối được dòng tiền để trả nợ vay và duy trì sản xuất, có thể dẫn đến phá sản nếu không có sự thay đổi căn bản về vốn, cấu trúc DN.
Lãi suất tín dụng ngân hàng luôn duy trì ở mức cao và đến nay tuy có giảm nhưng khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của các DN còn rất hạn chế. Nhiều DN sản xuất VLXD phải tạm dừng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng.
Cụ thể, gạch ốp lát toàn ngành còn tồn kho khoảng 60 triệu m2, có khoảng 40 dây chuyền phải dừng sản xuất từ 1-2 tháng (tương ứng 30% năng lực sản xuất toàn ngành), cá biệt có nhà máy dừng 60% năng lực sản xuất. Vật liệu xây không nung tiêu thụ được 2.050 triệu viên, bằng 75% so với lượng tiêu thụ cùng kỳ năm 2011. Đến hết tháng 8, kính xây dựng còn tồn kho 60 triệu m2.
Riêng Tổng công ty Viglacera có 3 dây chuyền sản xuất kính với công suất 33 triệu m2, ước tồn kho đến 30-8-2012 là 15,7 triệu m2. Tình hình sản xuất kinh doanh xi măng được xem là khả quan nhất khi lượng tồn kho giảm và nằm trong mức hợp lý cho phép.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, đây không phải là tín hiệu đáng mừng, thị trường vẫn tiếp tục đà đi xuống, lượng tồn kho giảm là do DN giảm mức sản xuất. Thực tế cũng cho thấy nhiều DN xi măng hoạt động kinh doanh lỗ lớn như xi măng Tam Điệp, Hải Phòng, Quang Sơn, Cẩm Phả, Hạ Long, Sông Gianh, Sông Thao, Thăng Long, Đồng Bành.
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, trong điều kiện khó khăn như hiện tại, cần thiết phải có ngay các giải pháp mang tính cấp bách để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho DN. Theo đó, Bộ đề xuất Ủy ban Kinh tế của Quốc hội bổ sung các DN sản xuất VLXD (xi măng, kính, gốm sứ xây dựng, gạch không nung) vào nhóm được hưởng hỗ trợ của Nghị quyết 13 và được khoanh nợ, giãn nợ; ổn định tỷ giá và có lộ trình phù hợp về điều chỉnh giá các nguyên liệu đầu vào (than, điện, dầu).
DN được giảm lãi suất; cải cách các thủ tục cho vay, đồng thời, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại hỗ trợ DN trong việc thu xếp nguồn ngoại tệ để trả nợ các khoản vay có gốc ngoại tệ... Ngoài ra, để kích cầu thị trường BĐS, Bộ đề xuất giảm một nửa thuế VAT xuống còn 5% đối với các hộ gia đình, cá nhân khi mua nhà ở chung cư thương mại bình dân (diện tích căn hộ nhỏ hơn 90m2, giá bán dưới 20 triệu đồng/m2) và mua lần đầu để ở.
Theo Chủ tịch Hội VLXD Trần Văn Huynh, những kiến nghị của Bộ Xây dựng đều là những vấn đề bức thiết mà hiệp hội đã kiến nghị từ lâu nay. Nếu không có những biện pháp kịp thời, chắc chắn thị trường sẽ tiếp tục sụt giảm. Tuy nhiên, cũng theo ông Huynh, Bộ Xây dựng cần kiến nghị việc kiểm soát chặt chẽ hơn nữa việc đưa VLXD ngoại vào, đặc biệt là tại các gói thầu EPC.
Bởi hiện nay, các nhà thầu nước ngoài thường đưa máy móc, VLXD, thậm chí nhân công từ nước họ sang, điều này sẽ góp phần làm “chết” các DN trong nước. Đồng thời phải lập hàng rào kỹ thuật để chặn những nguyên-vật liệu chất lượng kém, không đủ tiêu chuẩn.
“Rõ ràng công trình xây dựng tại nước ta nên ưu tiên sử dụng những nguyên-vật liệu trong nước, trừ những nguyên-vật liệu không thể sản xuất được mới cần phải nhập khẩu, đặc biệt với các công trình sử dụng vốn nhà nước.
Vấn đề này đã có quy định nhưng chưa được thực hiện nghiêm. Còn về phía DN, thời điểm hiện nay thay vì bán phá giá, cạnh tranh thiếu lành mạnh làm rối loạn thị trường, DN nên mở rộng liên doanh liên kết, bắt tay với nhau để phát triển. Phải tự vận động trước bởi lẽ thị trường VLXD khởi sắc trở lại cần rất nhiều yếu tố từ chính sách vĩ mô đến sự hồi sinh của thị trường BĐS” - ông Huynh khẳng định.
Báo cáo của Bộ Xây dựng nêu rõ, từ năm 2011 đến nay, các DN VLXD gặp nhiều khó khăn về sản xuất, tiêu thụ và tài chính. Hiện tại, các DN ngưng hoạt động, giải thể có chiều hướng gia tăng nhanh. Một số DN không thể cân đối được dòng tiền để trả nợ vay và duy trì sản xuất, có thể dẫn đến phá sản nếu không có sự thay đổi căn bản về vốn, cấu trúc DN.
Lãi suất tín dụng ngân hàng luôn duy trì ở mức cao và đến nay tuy có giảm nhưng khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của các DN còn rất hạn chế. Nhiều DN sản xuất VLXD phải tạm dừng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng.
Dây chuyền sản xuất gạch tại một nhà máy. |
Cụ thể, gạch ốp lát toàn ngành còn tồn kho khoảng 60 triệu m2, có khoảng 40 dây chuyền phải dừng sản xuất từ 1-2 tháng (tương ứng 30% năng lực sản xuất toàn ngành), cá biệt có nhà máy dừng 60% năng lực sản xuất. Vật liệu xây không nung tiêu thụ được 2.050 triệu viên, bằng 75% so với lượng tiêu thụ cùng kỳ năm 2011. Đến hết tháng 8, kính xây dựng còn tồn kho 60 triệu m2.
Riêng Tổng công ty Viglacera có 3 dây chuyền sản xuất kính với công suất 33 triệu m2, ước tồn kho đến 30-8-2012 là 15,7 triệu m2. Tình hình sản xuất kinh doanh xi măng được xem là khả quan nhất khi lượng tồn kho giảm và nằm trong mức hợp lý cho phép.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, đây không phải là tín hiệu đáng mừng, thị trường vẫn tiếp tục đà đi xuống, lượng tồn kho giảm là do DN giảm mức sản xuất. Thực tế cũng cho thấy nhiều DN xi măng hoạt động kinh doanh lỗ lớn như xi măng Tam Điệp, Hải Phòng, Quang Sơn, Cẩm Phả, Hạ Long, Sông Gianh, Sông Thao, Thăng Long, Đồng Bành.
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, trong điều kiện khó khăn như hiện tại, cần thiết phải có ngay các giải pháp mang tính cấp bách để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho DN. Theo đó, Bộ đề xuất Ủy ban Kinh tế của Quốc hội bổ sung các DN sản xuất VLXD (xi măng, kính, gốm sứ xây dựng, gạch không nung) vào nhóm được hưởng hỗ trợ của Nghị quyết 13 và được khoanh nợ, giãn nợ; ổn định tỷ giá và có lộ trình phù hợp về điều chỉnh giá các nguyên liệu đầu vào (than, điện, dầu).
DN được giảm lãi suất; cải cách các thủ tục cho vay, đồng thời, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại hỗ trợ DN trong việc thu xếp nguồn ngoại tệ để trả nợ các khoản vay có gốc ngoại tệ... Ngoài ra, để kích cầu thị trường BĐS, Bộ đề xuất giảm một nửa thuế VAT xuống còn 5% đối với các hộ gia đình, cá nhân khi mua nhà ở chung cư thương mại bình dân (diện tích căn hộ nhỏ hơn 90m2, giá bán dưới 20 triệu đồng/m2) và mua lần đầu để ở.
Theo Chủ tịch Hội VLXD Trần Văn Huynh, những kiến nghị của Bộ Xây dựng đều là những vấn đề bức thiết mà hiệp hội đã kiến nghị từ lâu nay. Nếu không có những biện pháp kịp thời, chắc chắn thị trường sẽ tiếp tục sụt giảm. Tuy nhiên, cũng theo ông Huynh, Bộ Xây dựng cần kiến nghị việc kiểm soát chặt chẽ hơn nữa việc đưa VLXD ngoại vào, đặc biệt là tại các gói thầu EPC.
Bởi hiện nay, các nhà thầu nước ngoài thường đưa máy móc, VLXD, thậm chí nhân công từ nước họ sang, điều này sẽ góp phần làm “chết” các DN trong nước. Đồng thời phải lập hàng rào kỹ thuật để chặn những nguyên-vật liệu chất lượng kém, không đủ tiêu chuẩn.
“Rõ ràng công trình xây dựng tại nước ta nên ưu tiên sử dụng những nguyên-vật liệu trong nước, trừ những nguyên-vật liệu không thể sản xuất được mới cần phải nhập khẩu, đặc biệt với các công trình sử dụng vốn nhà nước.
Vấn đề này đã có quy định nhưng chưa được thực hiện nghiêm. Còn về phía DN, thời điểm hiện nay thay vì bán phá giá, cạnh tranh thiếu lành mạnh làm rối loạn thị trường, DN nên mở rộng liên doanh liên kết, bắt tay với nhau để phát triển. Phải tự vận động trước bởi lẽ thị trường VLXD khởi sắc trở lại cần rất nhiều yếu tố từ chính sách vĩ mô đến sự hồi sinh của thị trường BĐS” - ông Huynh khẳng định.
(Theo Sài Gòn ĐTTC)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet