Cần sửa đổi Luật đất đai để giải quyết vấn nạn "dự án treo"
Ngày 5/8, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội thảo nhằm góp ý sửa đổi Luật Đất đai 2003. Một trong những vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm và kiến nghị sửa đổi nhiều là vấn nạn "dự án treo" gây lãng phí tài nguyên đất.
Theo đánh giá của Tổng cục Quản lý đất đai, sau gần 7 năm thi hành Luật Đất đai 2003, vấn đề phân cấp, phân quyền trong giao đất, cho thuê đất đã bộc lộ nhiều hạn chế, dẫn đến tình trạng "dự án treo" xuất hiện ngày càng nhiều, gây lãng phí tài nguyên đất và đặc biệt làm ảnh hưởng đến đời sống người dân trong vùng dự án.
Cụ thể, theo số liệu tổng hợp chưa đầy đủ của Tổng cục Quản lý đất đai, diện tích đất của các tổ chức được giao đất, cho thuê nhưng chưa đưa vào sử dụng hiện lên tới 299.719 héc-ta. Trong đó, diện tích để hoang hóa lên tới trên 250.000 héc-ta, thuộc quyền quản lý của hơn 2.400 tổ chức. Riêng diện tích chưa đầu tư hoặc xây dựng chậm chiếm tới gần 49.000 héc-ta, tập trung nhiều tại khu vực Bắc Trung Bộ.
Tại Hà Nội, chỉ trong vòng 6 năm (từ 2003 - 2008) đã có 3.400 dự án được giao đất, cho thuê đất, nhưng có tới 505 dự án phát hiện "treo" dưới nhiều hình thức, sau đó là chuyển nhượng trái pháp luật, bị lấn chiếm, tranh chấp, sử dụng sai mục đích...
Riêng với các dự án bất động sản, thống kê cho thấy, hiện cả nước có khoảng 2.500 dự án, trong đó có đến 1.200 dự án thuộc diện được Nhà nước giao, cho thuê đất, nhưng chưa đưa vào sử dụng, với diện tích lên đến trên 130.000 héc-ta, tập trung nhiều ở Tp. HCM, Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Quảng Nam, Nam Định, Hà Nội.
Theo nhiều chuyên gia, đây là một con số hoang hóa khổng lồ, gây thiệt hại hàng trăm ngàn tỷ đồng cho Nhà nước. Không những thế, khi phát hiện các "dự án treo", nhiều địa phương lại thiếu kiên quyết trong xử lý vi phạm (trong đó có hiện tượng can thiệp từ một số bộ, ngành Trung ương đối với trường hợp vi phạm là đơn vị trực thuộc).
Một nguyên nhân nữa của tình trạng "dự án treo" là sau khi Luật Đất đai 2003 phân cấp việc ra quyết định giao đất cho các địa phương, nhiều địa phương đã "trải thảm đỏ" nhằm thu hút đầu tư bằng mọi giá. Hệ quả là hàng ngàn héc-ta đất được các chủ đầu tư tranh thủ ôm vào, rồi khoanh vùng để cho cỏ mọc lút đầu, vừa gây lãng phí cho Nhà nước, vừa khiến nông dân gặp khó khăn vì mất đất canh tác.
Diện tích đất cho phát triển đô thị tăng nhanh, nhưng cơ cấu sử dụng đất chưa hợp lý, đất ở chiếm tỷ lệ cao và chủ yếu là nhà ở phân lô theo hộ gia đình độc lập cũng là một nguyên nhân gây lãng phí nguồn tài nguyên đất.
Lãnh đạo Tổng cục Quản lý đất đai cũng thẳng thắn nhìn nhận, việc thu hồi đất vi phạm mặc dù đã có quy định, song vẫn chưa được tiến hành mạnh mẽ, triệt để, các công cụ kinh tế chưa được áp dụng trong quá trình xử lý vi phạm, thay vào đó chủ yếu được thực hiện theo phương thức ra quyết định hành chính (cao nhất là thu hồi đất) nên chưa thực sự phát huy hiệu quả.
Cụ thể, theo số liệu tổng hợp chưa đầy đủ của Tổng cục Quản lý đất đai, diện tích đất của các tổ chức được giao đất, cho thuê nhưng chưa đưa vào sử dụng hiện lên tới 299.719 héc-ta. Trong đó, diện tích để hoang hóa lên tới trên 250.000 héc-ta, thuộc quyền quản lý của hơn 2.400 tổ chức. Riêng diện tích chưa đầu tư hoặc xây dựng chậm chiếm tới gần 49.000 héc-ta, tập trung nhiều tại khu vực Bắc Trung Bộ.
Tại Hà Nội, chỉ trong vòng 6 năm (từ 2003 - 2008) đã có 3.400 dự án được giao đất, cho thuê đất, nhưng có tới 505 dự án phát hiện "treo" dưới nhiều hình thức, sau đó là chuyển nhượng trái pháp luật, bị lấn chiếm, tranh chấp, sử dụng sai mục đích...
Riêng với các dự án bất động sản, thống kê cho thấy, hiện cả nước có khoảng 2.500 dự án, trong đó có đến 1.200 dự án thuộc diện được Nhà nước giao, cho thuê đất, nhưng chưa đưa vào sử dụng, với diện tích lên đến trên 130.000 héc-ta, tập trung nhiều ở Tp. HCM, Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Quảng Nam, Nam Định, Hà Nội.
Theo nhiều chuyên gia, đây là một con số hoang hóa khổng lồ, gây thiệt hại hàng trăm ngàn tỷ đồng cho Nhà nước. Không những thế, khi phát hiện các "dự án treo", nhiều địa phương lại thiếu kiên quyết trong xử lý vi phạm (trong đó có hiện tượng can thiệp từ một số bộ, ngành Trung ương đối với trường hợp vi phạm là đơn vị trực thuộc).
Một nguyên nhân nữa của tình trạng "dự án treo" là sau khi Luật Đất đai 2003 phân cấp việc ra quyết định giao đất cho các địa phương, nhiều địa phương đã "trải thảm đỏ" nhằm thu hút đầu tư bằng mọi giá. Hệ quả là hàng ngàn héc-ta đất được các chủ đầu tư tranh thủ ôm vào, rồi khoanh vùng để cho cỏ mọc lút đầu, vừa gây lãng phí cho Nhà nước, vừa khiến nông dân gặp khó khăn vì mất đất canh tác.
Diện tích đất cho phát triển đô thị tăng nhanh, nhưng cơ cấu sử dụng đất chưa hợp lý, đất ở chiếm tỷ lệ cao và chủ yếu là nhà ở phân lô theo hộ gia đình độc lập cũng là một nguyên nhân gây lãng phí nguồn tài nguyên đất.
Lãnh đạo Tổng cục Quản lý đất đai cũng thẳng thắn nhìn nhận, việc thu hồi đất vi phạm mặc dù đã có quy định, song vẫn chưa được tiến hành mạnh mẽ, triệt để, các công cụ kinh tế chưa được áp dụng trong quá trình xử lý vi phạm, thay vào đó chủ yếu được thực hiện theo phương thức ra quyết định hành chính (cao nhất là thu hồi đất) nên chưa thực sự phát huy hiệu quả.
(Theo ĐTCK)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet