Căn hộ với phong cách loft giao thoa các nét Đông Tây
Căn hộ có cấu trúc trần nhà cao và phong cách loft (căn hộ thông thoáng, hầu như không có vách ngăn), và có tầng lửng.
Chủ nhà có thời gian dài làm cho các khách sạn quốc tế 5 sao và hiện đang công tác trong ngành truyền thông. Là người gốc Hà Nội, anh vào Sài Gòn năm 2007.
Mối quan tâm của gia chủ là du lịch, hội hoạ, văn học và thiết kế nội thất. Họ tình cờ thuê được căn hộ trên lầu ba của một chung cư cũ từ thời Pháp giữa Sài Gòn náo nhiệt. Tọa lạc tại trung tâm Quận 1, họ chọn căn hộ này rất nhanh chóng, trước tiên là vị trí gần với nơi làm việc và công viên Tao Đàn, nơi có thể chạy bộ buổi sáng và có bầu không khí trong lành.
Tầng lửng và hành lang nơi trưng bày hai bức tượng người hầu bằng gỗ, những cái lồng chim hiện đại được thiết kế lại thành đèn lồng, bức tranh lớn tạo các mảng màu trong căn hộ, rèm sợi màu đỏ tạo ra không gian ấm cúng và riêng tư cho phòng ngủ.
Hầu hết các cảm hứng trang trí của họ được chọn trong số các cuốn sách thiết kế nội thất quốc tế và trong nước. Họ muốn tạo ra không gian nhỏ ấm cúng chỉ gói gọn trong 50m2, là một nơi sống dễ chịu và thoải mái sau mỗi ngày làm việc căng thẳng. Phong cách trang trí của gia chủ theo trường phái “pha trộn và hài hòa – mix & match” đó là sự giao thoa giữa cũ và mới, Đông và Tây, mộc mạc và trau chuốt… pha lẫn chút dí dỏm của chủ nhân.
Như một phòng trưng bày: một bộ sofa, ghế đệm nhung, màu sắc ấm áp. Hai chiếc ghế đơn theo mẫu do Charles và Ray Eames tạo ra vào năm 1948 trong cuộc thi tại bảo tàng Nghệ thuật hiện đại ở New York. Ghế này là cảm hứng của tác phẩm điêu khắc “hình nổi” của nhà điêu khắc Gaston Lachaise
Căn hộ loft này ban đầu trong tình trạng không gian bị chia hẹp bởi các phòng, ánh sáng duy nhất trong nhà bị hạn chế bởi phòng ngủ. Gia chủ đã quyết định phá bức tường phân chia phòng ngủ để tạo ra một không gian liên hoàn nay là phòng khách với một nhà bếp nhìn ra phòng ăn.
Nhà bếp với tông màu trắng, tiện nghi hiện đại, hướng ra một bàn ăn hiện đại của Philippe Stark, ghế Louis Ghost và Victoria Ghost và một chiếc bàn tròn màu trắng.
Gia chủ cũng liên kết không gian ban công vào phòng khách, việc này tạo ra nhiều ánh sáng trong căn hộ và cũng tạo ra một góc nghỉ ngơi, tĩnh lặng để có thể đọc sách, ăn sáng hoặc làm việc lúc ban ngày.
Tầng lửng phía trên làm phòng ngủ mở và một bên là hành lang xinh xắn chạy dọc theo một phần của căn phòng dẫn tới phòng quần áo và nhà kho. Tất cả đèn neon cũ đều được thay thế bằng ánh sáng điểm có thể điều chỉnh độ sáng (dimmer), tạo ra các khoảng sáng tối trong căn phòng làm điểm nhấn cho nội thất và các vật trưng bày.
Không gian tầng lửng với phòng ngủ mở, giá sách và hành lang dẫn đến phòng để quần áo.
Các bức tường được sơn trắng để mở rộng không gian và tạo sự hòa hợp với đồ nội thất hiện đại, pha trộn với màu đỏ trên hai bức tường ở phía dưới, tạo nên sự kết hợp tự nhiên với đồ cổ.
Đồ nội thất có các gam màu nóng, đỏ, vàng, màu be, kết hợp với màu trắng là màu trung tính dễ dàng kết hợp với các màu sắc khác. Họ gọi đây là ngôi nhà của các hành trình, bởi tất cả đồ vật của họ có được từ các chuyến đi khắp Việt Nam và châu Á, châu Âu… hoặc được bạn bè đem tặng sau các chuyến đi của họ. Đó là một món điêu khắc mộc mạc ở Ubud (Bali), chiếc bát khất thực được sưu tầm từ một ngôi làng ở bang Shan (Myanmar), các áp phích cũ tại Hà Nội được đóng khung cẩn thận cùng với một số áp phích tuyên truyền của Bình Nhưỡng (Bắc Triều Tiên).
Không gian liên hoàn: phòng khách với một nhà bếp nhìn ra phòng ăn
Đây là ngôi nhà của các hành trình, bởi tất cả đồ vật của họ có được từ các chuyến đi
Điểm nhấn của không gian phòng khách, là một bức tượng Phật và một cái giá chuông được chạm trổ cầu kỳ, những món đồ này của một ngôi chùa cũ phía bắc sông Hồng bỏ đi khi cải tạo chùa và được một họa sĩ ở Hà Nội phục hồi kỹ lưỡng.
Phòng khách với những cây đà dọc màu đen trên trần, và điểm nhấn là bức tường màu đỏ, nơi trưng bày bức tượng Phật bằng gỗ mạ vàng tạo không gian thiền
Với niềm đam mê đồ cũ, tại một chợ đồ cổ ở Bắc Kinh, họ đã mua được một loạt bình vuông xinh đẹp với hoa văn màu đỏ tiêu biểu cho hoa văn gốm sứ Trung Quốc.
Tô điểm sắc màu toàn bộ trong căn hộ phải nói đến các bức tranh mang trường phái trừu tượng. Đa số các họa sĩ họ yêu thích từ Hà Nội, trong đó có cụm bức tranh miêu tả bốn mùa của một nghệ sĩ trẻ có tiếng và sau này biết được là chồng của một người đồng nghiệp. Với cái duyên trong việc sưu tầm hội họa, trong chuyến đi Hội An gần đây, họ cũng tình cờ gặp được một họa sĩ tốt nghiệp đại học Mỹ thuật Sài Gòn lui về sống tại khu phố cổ Hội An. Tranh của ông sáng tác và chuyển thể từ câu chuyện trong giấc mơ, với một cảm giác rất đam mê, thăng hoa.
Trong bộ sưu tập này, cũng phải kể đến một bản vẽ cá vàng theo trường phái hiện đại vẽ bằng bút chì của một nghệ sĩ Hà Lan được gia đình mang tặng.
Đồ nội thất trong căn hộ này được chọn lọc kỹ và sang trọng, với ảnh hưởng mạnh mẽ của nền văn hóa Việt Nam và châu Á, đi kèm với những món đồ nội thất hiện đại được thiết kế bởi Charles và Ray Eames và Philippe Starck.
Căn hộ loft này có một cá tính thực sự, kết hợp tính hiện đại với cổ kính, chăm chút kỹ lưỡng từng chi tiết, sự kết hợp tuyệt vời của màu sắc, kết cấu, một thế giới đa văn hóa, và rất gọn gàng.
Hai chiếc ghế đơn là cảm hứng của tác phẩm điêu khắc “hình nổi” của nhà điêu khắc Gaston Lachaise. Cái ghế sofa sang trọng, dùng cho nhiều người và có thể dùng để ngủ. Bàn uống càphê màu trắng hình dáng tấm lướt sóng với chân bàn bằng chrome, cũng là một sáng tác của Eames.
Mối quan tâm của gia chủ là du lịch, hội hoạ, văn học và thiết kế nội thất. Họ tình cờ thuê được căn hộ trên lầu ba của một chung cư cũ từ thời Pháp giữa Sài Gòn náo nhiệt. Tọa lạc tại trung tâm Quận 1, họ chọn căn hộ này rất nhanh chóng, trước tiên là vị trí gần với nơi làm việc và công viên Tao Đàn, nơi có thể chạy bộ buổi sáng và có bầu không khí trong lành.
Tầng lửng và hành lang nơi trưng bày hai bức tượng người hầu bằng gỗ, những cái lồng chim hiện đại được thiết kế lại thành đèn lồng, bức tranh lớn tạo các mảng màu trong căn hộ, rèm sợi màu đỏ tạo ra không gian ấm cúng và riêng tư cho phòng ngủ.
Hầu hết các cảm hứng trang trí của họ được chọn trong số các cuốn sách thiết kế nội thất quốc tế và trong nước. Họ muốn tạo ra không gian nhỏ ấm cúng chỉ gói gọn trong 50m2, là một nơi sống dễ chịu và thoải mái sau mỗi ngày làm việc căng thẳng. Phong cách trang trí của gia chủ theo trường phái “pha trộn và hài hòa – mix & match” đó là sự giao thoa giữa cũ và mới, Đông và Tây, mộc mạc và trau chuốt… pha lẫn chút dí dỏm của chủ nhân.
Như một phòng trưng bày: một bộ sofa, ghế đệm nhung, màu sắc ấm áp. Hai chiếc ghế đơn theo mẫu do Charles và Ray Eames tạo ra vào năm 1948 trong cuộc thi tại bảo tàng Nghệ thuật hiện đại ở New York. Ghế này là cảm hứng của tác phẩm điêu khắc “hình nổi” của nhà điêu khắc Gaston Lachaise
Căn hộ loft này ban đầu trong tình trạng không gian bị chia hẹp bởi các phòng, ánh sáng duy nhất trong nhà bị hạn chế bởi phòng ngủ. Gia chủ đã quyết định phá bức tường phân chia phòng ngủ để tạo ra một không gian liên hoàn nay là phòng khách với một nhà bếp nhìn ra phòng ăn.
Nhà bếp với tông màu trắng, tiện nghi hiện đại, hướng ra một bàn ăn hiện đại của Philippe Stark, ghế Louis Ghost và Victoria Ghost và một chiếc bàn tròn màu trắng.
Gia chủ cũng liên kết không gian ban công vào phòng khách, việc này tạo ra nhiều ánh sáng trong căn hộ và cũng tạo ra một góc nghỉ ngơi, tĩnh lặng để có thể đọc sách, ăn sáng hoặc làm việc lúc ban ngày.
Tầng lửng phía trên làm phòng ngủ mở và một bên là hành lang xinh xắn chạy dọc theo một phần của căn phòng dẫn tới phòng quần áo và nhà kho. Tất cả đèn neon cũ đều được thay thế bằng ánh sáng điểm có thể điều chỉnh độ sáng (dimmer), tạo ra các khoảng sáng tối trong căn phòng làm điểm nhấn cho nội thất và các vật trưng bày.
Không gian tầng lửng với phòng ngủ mở, giá sách và hành lang dẫn đến phòng để quần áo.
Các bức tường được sơn trắng để mở rộng không gian và tạo sự hòa hợp với đồ nội thất hiện đại, pha trộn với màu đỏ trên hai bức tường ở phía dưới, tạo nên sự kết hợp tự nhiên với đồ cổ.
Đồ nội thất có các gam màu nóng, đỏ, vàng, màu be, kết hợp với màu trắng là màu trung tính dễ dàng kết hợp với các màu sắc khác. Họ gọi đây là ngôi nhà của các hành trình, bởi tất cả đồ vật của họ có được từ các chuyến đi khắp Việt Nam và châu Á, châu Âu… hoặc được bạn bè đem tặng sau các chuyến đi của họ. Đó là một món điêu khắc mộc mạc ở Ubud (Bali), chiếc bát khất thực được sưu tầm từ một ngôi làng ở bang Shan (Myanmar), các áp phích cũ tại Hà Nội được đóng khung cẩn thận cùng với một số áp phích tuyên truyền của Bình Nhưỡng (Bắc Triều Tiên).
Không gian liên hoàn: phòng khách với một nhà bếp nhìn ra phòng ăn
Đây là ngôi nhà của các hành trình, bởi tất cả đồ vật của họ có được từ các chuyến đi
Điểm nhấn của không gian phòng khách, là một bức tượng Phật và một cái giá chuông được chạm trổ cầu kỳ, những món đồ này của một ngôi chùa cũ phía bắc sông Hồng bỏ đi khi cải tạo chùa và được một họa sĩ ở Hà Nội phục hồi kỹ lưỡng.
Phòng khách với những cây đà dọc màu đen trên trần, và điểm nhấn là bức tường màu đỏ, nơi trưng bày bức tượng Phật bằng gỗ mạ vàng tạo không gian thiền
Với niềm đam mê đồ cũ, tại một chợ đồ cổ ở Bắc Kinh, họ đã mua được một loạt bình vuông xinh đẹp với hoa văn màu đỏ tiêu biểu cho hoa văn gốm sứ Trung Quốc.
Tô điểm sắc màu toàn bộ trong căn hộ phải nói đến các bức tranh mang trường phái trừu tượng. Đa số các họa sĩ họ yêu thích từ Hà Nội, trong đó có cụm bức tranh miêu tả bốn mùa của một nghệ sĩ trẻ có tiếng và sau này biết được là chồng của một người đồng nghiệp. Với cái duyên trong việc sưu tầm hội họa, trong chuyến đi Hội An gần đây, họ cũng tình cờ gặp được một họa sĩ tốt nghiệp đại học Mỹ thuật Sài Gòn lui về sống tại khu phố cổ Hội An. Tranh của ông sáng tác và chuyển thể từ câu chuyện trong giấc mơ, với một cảm giác rất đam mê, thăng hoa.
Trong bộ sưu tập này, cũng phải kể đến một bản vẽ cá vàng theo trường phái hiện đại vẽ bằng bút chì của một nghệ sĩ Hà Lan được gia đình mang tặng.
Đồ nội thất trong căn hộ này được chọn lọc kỹ và sang trọng, với ảnh hưởng mạnh mẽ của nền văn hóa Việt Nam và châu Á, đi kèm với những món đồ nội thất hiện đại được thiết kế bởi Charles và Ray Eames và Philippe Starck.
Căn hộ loft này có một cá tính thực sự, kết hợp tính hiện đại với cổ kính, chăm chút kỹ lưỡng từng chi tiết, sự kết hợp tuyệt vời của màu sắc, kết cấu, một thế giới đa văn hóa, và rất gọn gàng.
Hai chiếc ghế đơn là cảm hứng của tác phẩm điêu khắc “hình nổi” của nhà điêu khắc Gaston Lachaise. Cái ghế sofa sang trọng, dùng cho nhiều người và có thể dùng để ngủ. Bàn uống càphê màu trắng hình dáng tấm lướt sóng với chân bàn bằng chrome, cũng là một sáng tác của Eames.
(Theo SGTT)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet