Căn hộ nhỏ- vấn đề lớn
Hôm qua, 31/10, trong phát biểu tại QH, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng có đề cập đến căn hộ diện tích nhỏ - vấn đề đang tạo ra những ý kiến trái chiều từ phía dư luận.
Bộ trưởng Dũng nói rằng, để tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS thì phải khắc phục các nguyên nhân gây khó cho BĐS. Nhưng ông lại đưa ra nhận định khó khăn đó là do “cung rất lớn so với cầu”. Với 16.469 căn hộ và 4.116 nhà thấp tầng để ở còn tồn đến ngày Bộ trưởng báo cáo QH, so với 700.000 hộ gia đình đang có nhu cầu nhà ở (Bộ Xây dựng công bố tháng 2.2010) thì có thể gọi là cung lớn hơn cầu được không?
Nguyên nhân ở đây chính là thị trường BĐS đã phát triển tự phát và thiếu quy hoạch, kế hoạch trong một thời gian dài; giá BĐS đã bị đẩy lên quá cao so với giá trị thực và so với khả năng chi trả của người có nhu cầu thực về nhà ở. Và đây là lỗi của nhà quản lý, không phải lỗi của doanh nghiệp, càng không phải lỗi của các nhà đầu tư.
Trong suốt một thời gian dài, và cho đến tận bây giờ, VN không hề có số liệu thống kê quốc gia về thị trường BĐS (chỉ có giá thuê nhà và số m2 xây dựng). Từ năm 2000, Bộ Xây dựng được giao xây dựng chỉ số giá (index) cho BĐS nhưng cho đến nay vẫn không có số liệu. Đối với thị trường BĐS thì cơ chế tài chính quan trọng hơn là phê duyệt được bao nhiêu dự án và xây bao nhiêu ngôi nhà. Song luật Kinh doanh BĐS không có bất kỳ chỗ nào đề cập đến dịch vụ tài chính cho nó; không có cơ chế cho giao dịch bảo đảm, dịch vụ thế chấp... Thế nên mới có chuyện dư nợ BĐS mỗi chỗ công bố một khác.
BĐS đóng băng là do giá cao, vượt quá khả năng thanh toán của người có nhu cầu về nhà ở. Do vậy, cần phải hướng các giải pháp đến khơi thông tín dụng trực tiếp cho người mua nhà. Bởi lẽ, rất nhiều tham vọng hỗ trợ cho chủ đầu tư để giảm giá BĐS đã không cho kết quả, chỉ càng làm thị trường rối hơn.
Việc Bộ Xây dựng nhất định hạ diện tích căn hộ xuống 25 m2 (luật định tối thiểu 45 m2) cũng còn đang có ý kiến đa chiều của nhà quản lý, nhà khoa học; chưa thể đạt được đồng thuận cao.
TP.Hà Nội đang chưa biết phải xử lý thế nào đối với gần 50 căn hộ diện tích 36 m2, trong tổng số 515 căn hộ thuộc dự án nhà xã hội cho thuê (hoàn thành cuối năm 2010), chẳng hộ gia đình nào chịu thuê một căn hộ nhỏ như thế, trong khi nhu cầu thuê cực lớn. Lý luận chia căn hộ nhỏ để đáp ứng nhu cầu số đông người thu nhập thấp cũng không thuyết phục. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước là phải định hướng, tạo cơ chế để người thu nhập trung bình, thu nhập thấp cũng có quyền được sống trong những căn hộ đảm bảo các yêu cầu chuẩn mực về kiến trúc, điều kiện sống.
Nếu như có thêm các dự án nhà ở cho thuê với giá chỉ 29.000 đồng/m2 như Hà Nội đang làm có lẽ sẽ chẳng có “nhiều người” mua căn hộ 25 m2. Do vậy giải pháp căn cơ hơn, nhà nước phải phát triển thị trường nhà cho thuê chính thức thay vì hạ thấp tiêu chuẩn diện tích sống để giải quyết nhu cầu trước mắt của nhóm đối tượng chưa đủ điều kiện sở hữu nhà ở trong ngắn hạn.
Nguyên nhân ở đây chính là thị trường BĐS đã phát triển tự phát và thiếu quy hoạch, kế hoạch trong một thời gian dài; giá BĐS đã bị đẩy lên quá cao so với giá trị thực và so với khả năng chi trả của người có nhu cầu thực về nhà ở. Và đây là lỗi của nhà quản lý, không phải lỗi của doanh nghiệp, càng không phải lỗi của các nhà đầu tư.
Ảnh minh họa |
Trong suốt một thời gian dài, và cho đến tận bây giờ, VN không hề có số liệu thống kê quốc gia về thị trường BĐS (chỉ có giá thuê nhà và số m2 xây dựng). Từ năm 2000, Bộ Xây dựng được giao xây dựng chỉ số giá (index) cho BĐS nhưng cho đến nay vẫn không có số liệu. Đối với thị trường BĐS thì cơ chế tài chính quan trọng hơn là phê duyệt được bao nhiêu dự án và xây bao nhiêu ngôi nhà. Song luật Kinh doanh BĐS không có bất kỳ chỗ nào đề cập đến dịch vụ tài chính cho nó; không có cơ chế cho giao dịch bảo đảm, dịch vụ thế chấp... Thế nên mới có chuyện dư nợ BĐS mỗi chỗ công bố một khác.
BĐS đóng băng là do giá cao, vượt quá khả năng thanh toán của người có nhu cầu về nhà ở. Do vậy, cần phải hướng các giải pháp đến khơi thông tín dụng trực tiếp cho người mua nhà. Bởi lẽ, rất nhiều tham vọng hỗ trợ cho chủ đầu tư để giảm giá BĐS đã không cho kết quả, chỉ càng làm thị trường rối hơn.
Việc Bộ Xây dựng nhất định hạ diện tích căn hộ xuống 25 m2 (luật định tối thiểu 45 m2) cũng còn đang có ý kiến đa chiều của nhà quản lý, nhà khoa học; chưa thể đạt được đồng thuận cao.
TP.Hà Nội đang chưa biết phải xử lý thế nào đối với gần 50 căn hộ diện tích 36 m2, trong tổng số 515 căn hộ thuộc dự án nhà xã hội cho thuê (hoàn thành cuối năm 2010), chẳng hộ gia đình nào chịu thuê một căn hộ nhỏ như thế, trong khi nhu cầu thuê cực lớn. Lý luận chia căn hộ nhỏ để đáp ứng nhu cầu số đông người thu nhập thấp cũng không thuyết phục. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước là phải định hướng, tạo cơ chế để người thu nhập trung bình, thu nhập thấp cũng có quyền được sống trong những căn hộ đảm bảo các yêu cầu chuẩn mực về kiến trúc, điều kiện sống.
Nếu như có thêm các dự án nhà ở cho thuê với giá chỉ 29.000 đồng/m2 như Hà Nội đang làm có lẽ sẽ chẳng có “nhiều người” mua căn hộ 25 m2. Do vậy giải pháp căn cơ hơn, nhà nước phải phát triển thị trường nhà cho thuê chính thức thay vì hạ thấp tiêu chuẩn diện tích sống để giải quyết nhu cầu trước mắt của nhóm đối tượng chưa đủ điều kiện sở hữu nhà ở trong ngắn hạn.
(Theo TNO)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet