Trong số 1.409 dự án phát triển nhà ở đã được Tp.HCM chấp thuận cấp phép đầu tư, có đến 190 dự án bị thu hồi hoặc hết thời hạn cho phép đầu tư. Trong số 1.219 dự án còn hiệu lực triển khai, có đến 405 dự án chưa thể khởi công và trong số 325 dự án đã khởi công cũng có 97 dự án phải tạm ngưng thi công. Tính chung các dự án tạm ngưng thi công và chưa khởi công vẫn còn chiếm trên 41% tổng số dự án phát triển nhà ở tại thành phố.

Những con số này đã cho thấy khó khăn vướng mắc của các chủ dự án BĐS trong khi tiêu thụ nhà ở đã nóng trở lại được 2 năm nay. Đây cũng là phần chìm của "tảng băng" hàng tồn kho và hiện tượng lãng phí do nhiều khu đất "vàng”, đất “bạc” phải bỏ hoang trong thời gian dài.

Hiệp hội BĐS Tp.HCM cho rằng, nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do nhiều dự án bị vướng đền bù giải tỏa. Cụ thể, có những dự án dù đã giải tỏa từ 80%, 98% diện tích đất dự án vẫn không thể triển khai do phần còn lại chủ đầu tư không thể tự thỏa thuận và đền bù được với các cá nhân, tổ chức đang có quyền sử dụng đất. Thậm chí, ngay cả với những dự án được chính quyền chỉ định chủ đầu tư cũng không thể triển khai do vướng khâu giải phóng mặt bằng.

Thu hồi đất
Tiêu thụ căn hộ đã nóng, tuy nhiên nhiều dự án vẫn nguội lạnh do không thể triển khai

Theo Hiệp hội BĐS Tp.HCM, chính quyền cần có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp trong việc triển khai thu hồi đất nhằm vừa bảo đảm lợi ích của người có đất, chủ đầu tư và bảo đảm lợi ích chung của xã hội.

Cụ thể, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS thành phố cho rằng, những dự án chủ đầu tư đã đền bù, giải phóng được 80% diện tích trở lên cần được Bộ Tài nguyên và Môi trường, thành phố, có cơ chế hỗ trợ việc giải tỏa đền bù để tránh lãng phí thời gian và làm tăng chi phí đầu tư khiến giá bán nhà đội theo sau đó.

Với những dự án đã bồi thường và giải phóng bằng liền thửa, theo đề nghị của ông Châu, cần cho phép chủ đầu tư được điều chỉnh quy hoạch trong phạm vi đất đã được bồi thường, giải tỏa để có thể triển khai ngay dự án. Với những dự án đã được chủ đầu tư giải phóng mặt bằng theo kiểu “da beo” thì chính quyền địa phương cần vào cuộc hỗ trợ đền bù và giải phóng mặt bằng với mức giá đền bù không thấp hơn mức giá cao nhất mà chủ đầu tư đã đền bù cho các hộ dân trong phạm vi dự án trước đó. Với các hộ dân không đồng tình, phải có cơ chế để người có đất tham gia góp vốn cùng chủ đầu tư thực hiện hợp tác đầu tư kinh doanh dự án đó.

Đối với tiền sử dụng đất, Hiệp hội BĐS thành phố cho biết, nếu cứ tiến hành thu theo quy định trước nay vẫn áp dụng, doanh nghiệp phải trả đến hai lần tiền “mua” đất để làm dự án, thì đây sẽ tiếp tục là gánh nặng về tài chính của chủ đầu tư. Vì vậy, nhằm hỗ trợ chủ đầu tư tránh việc phải trả tiền “mua” đất làm dự án tới hai lần, Hiệp hội BĐS Tp.HCM cũng đề nghị tiền sử dụng đất cần được thay bằng một sắc thuế ở mức 10 – 15% là phù hợp.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME