Cách trổ cửa sổ đẹp mà hợp lý
Cửa số của ngôi nhà có vị trí hết sức quan trọng nó không chỉ là nơi lấy sáng trời, thông gió, thoát nhiệt, thoát mùi, ẩm mốc, mà còn tạo tầm nhìn ra không gian bên ngoài, là cửa ngõ kết nối phần bên trong ngôi nhà với thiên nhiên.
Tuy vậy, không phải ai cũng biết cách thiết kế cửa sổ cho hợp lý, những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời cho vấn đề đặt cửa sổ ở đâu? Như thế nào là hợp lý?
Đối với phòng ngủ, không nên bố trí cửa sổ ở vị trí đầu giường ngủ hoặc hướng thẳng vào mặt người nằm, cũng không nên đặt cửa sổ tại vị trí đón nắng hướng tây bởi nó sẽ làm ngôi nhà nóng bức hơn vào mùa hè và làm ảnh hưởng tới giấc ngủ, sức khỏe của bạn.Ngoài ra, để không gian thông thoáng, không nên mở cửa sổ tại vị trí có tầm nhìn ra bên ngoài không đẹp như nhà vệ sinh, bãi phế thải... Và bạn cũng cần lưu ý không kê các đồ nội thất như TV, trang thiết bị máy móc gần cửa sổ bởi như vậy sẽ rất nhanh hỏng.
Với phòng tắm, cửa số không đơn thuần chỉ là cửa thông gió mà nó còn tạo tầm nhìn đẹp giúp bạn thực sự có được những phút giây thư giãn “chất lượng”. Cửa sổ phòng tắm có tác dụng để làm thông thoáng hơi nước trên mặt sàn, tránh ẩm mốc và lấy sáng tự nhiên.
Bên cạnh đó nó còn tạo cảm giác thoái mái cho bạn khi được ngắm nhìn ra thiên nhiên bên ngoài tránh cảm giác bó hẹp. Thiết kế cửa sổ phòng tắm nên được chú ý mở rộng tối đa kích thước cửa sổ nhưng vẫn phải đảm bảo được sự kín đáo tránh làm mất đi tính riêng tư bằng cách bố trí rèm cửa.Đối với phòng ngủ của trẻ em cần thiết phải có cửa sổ để lưu thông không khí nhưng không nên nhiều hoặc cửa quá to. Trẻ em thích leo trèo nên để đảm bảo an toàn cho trẻ, cửa sổ nhất thiết phải có song sắt hoặc lưới bảo vệ.
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn và tránh để trẻ bị giật mình vì cảnh vật bên ngoài, không nên đặt giường ngủ của trẻ sát cửa sổ.Ngược lại, đối với phòng khách, nên mở càng nhiều cửa sổ càng tốt vì đây là nơi sinh hoạt chung của cả gia đình, cần nhiều ánh sáng và không gian. Nhiều cửa sổ, tầm nhìn ra thiên nhiên càng lớn, kèm theo đó là cảm giác thoải mái, thư giãn.
Nếu vì điều kiện không cho phép mà cửa sổ nhà bạn quay ra hướng nắng thì có thể trồng cây bóng mát hoặc giàn hoa leo cạnh cửa sổ để che bớt. Nên tạo các ô văng lớn hoặc chớp sắt để hạn chế ánh nắng xuyên vào phòng.
Đối với phòng ngủ, không nên bố trí cửa sổ ở vị trí đầu giường ngủ hoặc hướng thẳng vào mặt người nằm, cũng không nên đặt cửa sổ tại vị trí đón nắng hướng tây bởi nó sẽ làm ngôi nhà nóng bức hơn vào mùa hè và làm ảnh hưởng tới giấc ngủ, sức khỏe của bạn.Ngoài ra, để không gian thông thoáng, không nên mở cửa sổ tại vị trí có tầm nhìn ra bên ngoài không đẹp như nhà vệ sinh, bãi phế thải... Và bạn cũng cần lưu ý không kê các đồ nội thất như TV, trang thiết bị máy móc gần cửa sổ bởi như vậy sẽ rất nhanh hỏng.
Với phòng tắm, cửa số không đơn thuần chỉ là cửa thông gió mà nó còn tạo tầm nhìn đẹp giúp bạn thực sự có được những phút giây thư giãn “chất lượng”. Cửa sổ phòng tắm có tác dụng để làm thông thoáng hơi nước trên mặt sàn, tránh ẩm mốc và lấy sáng tự nhiên.
Bên cạnh đó nó còn tạo cảm giác thoái mái cho bạn khi được ngắm nhìn ra thiên nhiên bên ngoài tránh cảm giác bó hẹp. Thiết kế cửa sổ phòng tắm nên được chú ý mở rộng tối đa kích thước cửa sổ nhưng vẫn phải đảm bảo được sự kín đáo tránh làm mất đi tính riêng tư bằng cách bố trí rèm cửa.Đối với phòng ngủ của trẻ em cần thiết phải có cửa sổ để lưu thông không khí nhưng không nên nhiều hoặc cửa quá to. Trẻ em thích leo trèo nên để đảm bảo an toàn cho trẻ, cửa sổ nhất thiết phải có song sắt hoặc lưới bảo vệ.
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn và tránh để trẻ bị giật mình vì cảnh vật bên ngoài, không nên đặt giường ngủ của trẻ sát cửa sổ.Ngược lại, đối với phòng khách, nên mở càng nhiều cửa sổ càng tốt vì đây là nơi sinh hoạt chung của cả gia đình, cần nhiều ánh sáng và không gian. Nhiều cửa sổ, tầm nhìn ra thiên nhiên càng lớn, kèm theo đó là cảm giác thoải mái, thư giãn.
Nếu vì điều kiện không cho phép mà cửa sổ nhà bạn quay ra hướng nắng thì có thể trồng cây bóng mát hoặc giàn hoa leo cạnh cửa sổ để che bớt. Nên tạo các ô văng lớn hoặc chớp sắt để hạn chế ánh nắng xuyên vào phòng.
(Theo Dothi)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet