Các thủ tục liên quan đến nhà đất “đá” nhau
Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực nhà đất phản ánh về những bất hợp lý của một số quy định pháp luật liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Luật Nhà ở và Luật Đất đai hiện hành.
Theo Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Thông tư 17), diện tích sàn xây dựng đối với nhà chung cư được tính theo hợp đồng mua bán, bao gồm tường bao che và tim tường ngăn 2 căn hộ liền kề (cả cột và ống gen).
Trước đó, Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở (Nghị định 71), diện tích sàn xây dựng tính theo hợp đồng mua bán lại không cho tính tường bao che, tường ngăn 2 căn hộ liền kề (cả cột và ống gen).
Sau đó, để thực hiện nghị định này, ngày 1/9/2010 Bộ Xây dựng ban hành Thông tư 16/2010/TT-BXD lại quy định diện tích sàn xây dựng tính theo hợp đồng mua bán kể từ tim tường bao che, tim tường ngăn 2 căn hộ liền kề (không kể cột và ống gen).
Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, nội dung quy định này “dung hòa” quy định của của Thông tư 17 và Nghị định 71. Cụ thể, một căn hộ chung cư theo hợp đồng mua bán có diện tích được tính theo Thông tư 17 là 63m². Nếu tính theo Nghị định 71, diện tích căn hộ này chỉ còn 56m² (giảm 11,1%, mất đi 7m²). Còn tính theo Thông tư 16, diện tích căn hộ lại là 58m² (tăng 2m² so với Nghị định 71 và giảm 5m² so với Thông tư 17).
Như vậy, một căn hộ chung cư hiện có tới 3 văn bản pháp luật quy định về diện tích để xác định trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, và mỗi văn bản lại có cách tính khác nhau.
Điều này không chỉ gây khó khăn cho các cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác cấp giấy chứng nhận nhà đất, mà còn dẫn đến một loạt vấn đề phức tạp khác liên quan đến quan hệ dân sự khi người dân thực hiện các quyền chuyển nhượng, mua bán, cầm cố, thế chấp và thừa kế theo quy định pháp luật.
Hiện ở Tp.HCM có hàng chục ngàn căn hộ chung cư chưa được cấp giấy chứng nhận chủ quyền vì những quy định pháp luật “đá” nhau này. Rất mong các cơ quan chức năng sớm xem xét và điều chỉnh kịp thời những quy định bất hợp lý trên để người dân bớt khổ vì những thủ tục hành chính rườm rà, chồng chéo nhau như hiện nay.
Trước đó, Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở (Nghị định 71), diện tích sàn xây dựng tính theo hợp đồng mua bán lại không cho tính tường bao che, tường ngăn 2 căn hộ liền kề (cả cột và ống gen).
Sau đó, để thực hiện nghị định này, ngày 1/9/2010 Bộ Xây dựng ban hành Thông tư 16/2010/TT-BXD lại quy định diện tích sàn xây dựng tính theo hợp đồng mua bán kể từ tim tường bao che, tim tường ngăn 2 căn hộ liền kề (không kể cột và ống gen).
Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, nội dung quy định này “dung hòa” quy định của của Thông tư 17 và Nghị định 71. Cụ thể, một căn hộ chung cư theo hợp đồng mua bán có diện tích được tính theo Thông tư 17 là 63m². Nếu tính theo Nghị định 71, diện tích căn hộ này chỉ còn 56m² (giảm 11,1%, mất đi 7m²). Còn tính theo Thông tư 16, diện tích căn hộ lại là 58m² (tăng 2m² so với Nghị định 71 và giảm 5m² so với Thông tư 17).
Như vậy, một căn hộ chung cư hiện có tới 3 văn bản pháp luật quy định về diện tích để xác định trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, và mỗi văn bản lại có cách tính khác nhau.
Điều này không chỉ gây khó khăn cho các cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác cấp giấy chứng nhận nhà đất, mà còn dẫn đến một loạt vấn đề phức tạp khác liên quan đến quan hệ dân sự khi người dân thực hiện các quyền chuyển nhượng, mua bán, cầm cố, thế chấp và thừa kế theo quy định pháp luật.
Hiện ở Tp.HCM có hàng chục ngàn căn hộ chung cư chưa được cấp giấy chứng nhận chủ quyền vì những quy định pháp luật “đá” nhau này. Rất mong các cơ quan chức năng sớm xem xét và điều chỉnh kịp thời những quy định bất hợp lý trên để người dân bớt khổ vì những thủ tục hành chính rườm rà, chồng chéo nhau như hiện nay.
(Theo SGGP)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet