Các khu vực còn lại cũng do Thủ tướng quyết định gồm khu vực hình thành đô thị mới có quy mô dân số tương đương đô thị loại IV trở lên theo quy hoạch, khu vực chưa được xác định trong quy hoạch chung được cấp có thẩm quyền phê duyệt và khu vực có ý nghĩa quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng.

Với các khu vực còn lại, UBND cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng.

Về thẩm quyền quyết định giao chủ đầu tư, Thủ tướng Chính phủ có quyết định giao chủ đầu tư dự án đầu tư phát triển đô thị sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Xây dựng đối với trường hợp dự án có quy mô chiếm đất trên 100 ha trong khu vực phát triển đô thị mới hoặc khu vực phát triển mở rộng đô thị, có quy mô chiếm đất trên 50 ha trong khu vực cải tạo tái thiết đô thị.

Các dự án KĐT trên 50ha phải được Thủ tướng phê duyệt | ảnh 1

Dự án thuộc địa giới hành chính của 2 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương hoặc khu vực có ý nghĩa quan trọng đối với quốc gia cũng phải do Thủ tướng quyết định giao chủ đầu tư.

Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định giao chủ đầu tư dự án đầu tư phát triển đô thị sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ Xây dựng đối với các dự án dự án còn lại.

Ngoài ra, chủ đầu tư dự án phải đảm bảo năng lực tài chính phù hợp với dự án, có vốn sở hữu đưa vào dự án ít nhất là 30% tổng mức đầu tư xây dựng hạ tầng của dự án và có văn bản xác nhận của ngân hàng về việc bảo đảm cấp đủ vốn cho việc thực hiện dự án.

Phải đưa hạ tầng vào sử dụng ngay sau khi đưa vào sử dụng công trình nhà ở

Trung bình mỗi tháng cả nước xuất hiện thêm một khu đô thị mới.

Đối với trường hợp chính quyền địa phương trực tiếp đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, đơn vị được Nhà nước giao làm chủ đầu tư xây dựng công trình phải thực hiện đầu tư xây dựng các công trình này theo đúng tiến độ của dự án đã được phê duyệt và bảo đảm sự thống nhất trong tổng thể dự án như là chủ đầu tư thứ cấp.

Trong trường hợp quá thời hạn ghi trong văn bản chấp thuận đầu tư mà Nhà nước chưa thực hiện đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng xã hội thì chủ đầu tư dự án được quyền đề nghị Nhà nước cho phép bỏ vốn thực hiện đầu tư xây dựng các công trình này và được khấu trừ nghĩa vụ tài chính phải nộp cho Nhà nước hoặc được công nhận quyền sở hữu đối với công trình này.

Trường hợp chủ đầu tư dự án trực tiếp đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng xã hội thì chủ đầu tư phải thực hiện đầu tư xây dựng các công trình này cùng với tiến độ đầu tư xây dựng nhà ở và phải đưa các công trình hạ tầng xã hội vào sử dụng ngay sau khi các công trình nhà ở được đưa vào sử dụng.

Về việc lập quy hoạch, đối với các dự án khu đô thị có quy mô nhỏ hơn 500 ha thì lập quy hoạch chi tiết với tỉ lệ 1/500. Đối với các dự án khu đô thị có quy mô từ 500 ha trở lên thì lập quy hoạch phân khu với tỉ lệ 1/2000 và phải phân đợt đầu tư để lập quy hoạch chi tiết với tỉ lệ 1/500.

Trong 15 ngày kể từ khi có quyết định phê duyệt kế hoạch triển khai khu vực phát triển đô thị, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức công bố khu vực phát triển đô thị và kế hoạch triển khu vực phát triển đô thị; cung cấp thông tin và tạo điều kiện để các nhà đầu tư tham gia đầu tư các dự án phát triển đô thị.

Sau khi lấy ý kiến, Nghị định này sẽ được ban hành chính thức và thay thế Nghị định số 02/2006/NĐ-CP ngày 05/01/2006 của Chính phủ về việc ban hành quy chế khu đô thị mới. Theo Nghị định trước đó, Thủ tướng chỉ can thiệp vào việc cho ý kiến với dự án khu đô thị mới có quy mô sử dụng đất từ 200 ha trở lên do UBND cấp tỉnh thẩm định và trình Thủ tướng xem xét, cho phép đầu tư.

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, từ năm 1999 - 2011, Việt Nam có thêm 126 khu đô thị mới, nâng tổng số đô thị trong cả nước lên 755 khu. Trung bình mỗi tháng cả nước xuất hiện thêm một khu đô thị mới.

Toàn văn dự thảo

(Theo DVT)


- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME