“Các dự án đã được cấp phép vẫn triển khai bình thường”
Liên quan tới việc các dự án ở khu vực Hà Nội “mới” đang rơi vào tình trạng khá trì trệ, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, ông Trần Ngọc Chính cho biết, dự án chậm trễ không phải do chờ đợi quy hoạch xây dựng của Thủ đô mới. Các dự án đã được cấp phép vẫn triển khai bình thường.
* Thưa ông, Bộ Xây dựng đã tuyển chọn được tư vấn quốc tế cho việc lập quy hoạch chung Hà Nội mở rộng chưa?
Đã có 12 nhà tư vấn đến từ Mỹ, Hàn Quốc, Nhật, Singapore, Đức, Pháp... nộp hồ sơ dự thầu và Bộ đang chấm thầu tư vấn. Khả năng trong tháng này sẽ quyết thầu và thương thảo hợp đồng tư vấn.
Trước hết, sẽ chọn 3 nhà thầu có số điểm cao nhất rồi sau đó sẽ làm việc, thương thảo, đi đến quyết định lựa chọn một nhà thầu chủ trì quy hoạch chung với sự tham gia của các chuyên gia thuộc Bộ Xây dựng và Hà Nội. Dự kiến, đầu tháng 8 sẽ mời chuyên gia sang làm quy hoạch.
* Chắc chắn khi lập quy hoạch, sẽ phải tính tới việc khớp nối không gian đô thị Thủ đô hiện tại với vùng đất nông nghiệp rộng lớn ở Hà Tây, thưa ông?
Những lý do mở rộng không gian phát triển đã rất rõ ràng. Trước hết, cần đánh giá yêu cầu đất đai, xem xét phát triển đô thị với quỹ đất bao nhiêu. Phải tính chuyển dịch cơ cấu đất nông nghiệp sang đô thị; có cả dân dụng, công nghiệp, cây xanh mặt nước, khu đào tạo, bệnh viện...
Đất nông nghiệp nhưng sẽ trồng cả hoa, trồng cây ăn quả, rau sạch... phục vụ người dân và xuất khẩu... Khu vực Hà Tây sẽ trở thành nông nghiệp công nghệ cao chứ không phải nông nghiệp truyền thống, đơn thuần. Đương nhiên, đất trồng lúa, lương thực đã được tính toán chỗ khác.
* Lập quy hoạch cho Thủ đô mới phải mất một vài năm, liệu các dự án đang hoặc sắp triển khai có bị ách lại không, thưa ông?
Thủ tướng đã có chỉ thị về vấn đề này. Bộ Xây dựng đã được giao rà soát, nếu phù hợp đều được tiếp tục thực hiện, chỉ những dự án nào thực sự có vấn đề mới bị dừng. Chúng ta phải có ý tưởng, không phải mọi cái đều chờ chuyên gia. Định hướng Thủ đô trong tương lai khá rõ ràng rồi.
Cơ cấu sử dụng đất, chức năng đô thị đều đã được nghiên cứu, xem xét. Đề án trình Quốc hội cũng đã khá rõ. Mời chuyên gia, tư vấn vào là để có ý kiến khách quan hơn. Các tuyến giao thông thế nào, đô thị ra sao, cũng đã có hình hài phác thảo.
Theo chỉ đạo của Chính phủ, những dự án không phù hợp mới dừng lại, bánh xe xã hội vẫn vận hành chứ không thể dừng lại chờ quy hoạch. Tất nhiên, khi có quy hoạch có thể điều chỉnh một chút.
* Trường hợp dự án đã triển khai nửa chừng mà bị dừng thì sao, thưa ông?
Những dự án đã làm hoặc đã được cấp phép, đang triển khai thì vẫn làm. Trường hợp đặc biệt có khả năng ảnh hưởng đến quy hoạch Hà Nội mở rộng mới đề nghị Thủ tướng cho dừng lại, nếu dừng sẽ có cơ chế cho nhà đầu tư ít bị ảnh hưởng nhất.
Nhưng cho đến nay, theo tôi biết, chưa có dự án nào đang làm mà bị dừng lại. Những dự án mới dừng trên giấy tờ thì đầu tư tiền bạc vật chất là không đáng kể.
Có dự án như khu công nghiệp An Khánh nằm ngay bên đường Láng - Hòa Lạc, trước chúng tôi khuyến cáo không nên làm nhưng địa phương vẫn muốn làm, nhưng nay biết đó là trục đô thị hóa rất mạnh nên người ta đã nhanh chóng chuyển mục đích sang làm đô thị, dịch vụ. Đó là địa phương tự nhận thức được vấn đề nên tự chuyển đổi.
* Mở rộng Hà Nội sẽ đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa ở vùng nông thôn thuộc Hà Tây, quy hoạch chung có tính tới vấn đề này?
Quy hoạch chung Hà Nội là quy hoạch chiến lược, không chỉ có xây dựng đô thị mà cả yếu tố kinh tế xã hội, chỗ nào thu hồi đất sẽ tính luôn quỹ đất để người dân có thể làm dịch vụ, chuyển đổi sản xuất.
Đặc biệt, vấn đề phát triển làng nghề, tạo công ăn việc làm thế nào sẽ được nghiên cứu kỹ, giúp người dân có điều kiện cải thiện cuộc sống.
Đây là một trong những quy hoạch lớn nhất cần vận dụng cao độ trí tuệ của mọi tầng lớp nhân dân nên chắc chắn sẽ phải tổ chức nhiều hội thảo lấy ý kiến của người dân, các chuyên gia, các nhà khoa học, văn hóa, xã hội...
Đã có 12 nhà tư vấn đến từ Mỹ, Hàn Quốc, Nhật, Singapore, Đức, Pháp... nộp hồ sơ dự thầu và Bộ đang chấm thầu tư vấn. Khả năng trong tháng này sẽ quyết thầu và thương thảo hợp đồng tư vấn.
Trước hết, sẽ chọn 3 nhà thầu có số điểm cao nhất rồi sau đó sẽ làm việc, thương thảo, đi đến quyết định lựa chọn một nhà thầu chủ trì quy hoạch chung với sự tham gia của các chuyên gia thuộc Bộ Xây dựng và Hà Nội. Dự kiến, đầu tháng 8 sẽ mời chuyên gia sang làm quy hoạch.
* Chắc chắn khi lập quy hoạch, sẽ phải tính tới việc khớp nối không gian đô thị Thủ đô hiện tại với vùng đất nông nghiệp rộng lớn ở Hà Tây, thưa ông?
Những lý do mở rộng không gian phát triển đã rất rõ ràng. Trước hết, cần đánh giá yêu cầu đất đai, xem xét phát triển đô thị với quỹ đất bao nhiêu. Phải tính chuyển dịch cơ cấu đất nông nghiệp sang đô thị; có cả dân dụng, công nghiệp, cây xanh mặt nước, khu đào tạo, bệnh viện...
Đất nông nghiệp nhưng sẽ trồng cả hoa, trồng cây ăn quả, rau sạch... phục vụ người dân và xuất khẩu... Khu vực Hà Tây sẽ trở thành nông nghiệp công nghệ cao chứ không phải nông nghiệp truyền thống, đơn thuần. Đương nhiên, đất trồng lúa, lương thực đã được tính toán chỗ khác.
* Lập quy hoạch cho Thủ đô mới phải mất một vài năm, liệu các dự án đang hoặc sắp triển khai có bị ách lại không, thưa ông?
Thủ tướng đã có chỉ thị về vấn đề này. Bộ Xây dựng đã được giao rà soát, nếu phù hợp đều được tiếp tục thực hiện, chỉ những dự án nào thực sự có vấn đề mới bị dừng. Chúng ta phải có ý tưởng, không phải mọi cái đều chờ chuyên gia. Định hướng Thủ đô trong tương lai khá rõ ràng rồi.
Cơ cấu sử dụng đất, chức năng đô thị đều đã được nghiên cứu, xem xét. Đề án trình Quốc hội cũng đã khá rõ. Mời chuyên gia, tư vấn vào là để có ý kiến khách quan hơn. Các tuyến giao thông thế nào, đô thị ra sao, cũng đã có hình hài phác thảo.
Theo chỉ đạo của Chính phủ, những dự án không phù hợp mới dừng lại, bánh xe xã hội vẫn vận hành chứ không thể dừng lại chờ quy hoạch. Tất nhiên, khi có quy hoạch có thể điều chỉnh một chút.
* Trường hợp dự án đã triển khai nửa chừng mà bị dừng thì sao, thưa ông?
Những dự án đã làm hoặc đã được cấp phép, đang triển khai thì vẫn làm. Trường hợp đặc biệt có khả năng ảnh hưởng đến quy hoạch Hà Nội mở rộng mới đề nghị Thủ tướng cho dừng lại, nếu dừng sẽ có cơ chế cho nhà đầu tư ít bị ảnh hưởng nhất.
Nhưng cho đến nay, theo tôi biết, chưa có dự án nào đang làm mà bị dừng lại. Những dự án mới dừng trên giấy tờ thì đầu tư tiền bạc vật chất là không đáng kể.
Có dự án như khu công nghiệp An Khánh nằm ngay bên đường Láng - Hòa Lạc, trước chúng tôi khuyến cáo không nên làm nhưng địa phương vẫn muốn làm, nhưng nay biết đó là trục đô thị hóa rất mạnh nên người ta đã nhanh chóng chuyển mục đích sang làm đô thị, dịch vụ. Đó là địa phương tự nhận thức được vấn đề nên tự chuyển đổi.
* Mở rộng Hà Nội sẽ đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa ở vùng nông thôn thuộc Hà Tây, quy hoạch chung có tính tới vấn đề này?
Quy hoạch chung Hà Nội là quy hoạch chiến lược, không chỉ có xây dựng đô thị mà cả yếu tố kinh tế xã hội, chỗ nào thu hồi đất sẽ tính luôn quỹ đất để người dân có thể làm dịch vụ, chuyển đổi sản xuất.
Đặc biệt, vấn đề phát triển làng nghề, tạo công ăn việc làm thế nào sẽ được nghiên cứu kỹ, giúp người dân có điều kiện cải thiện cuộc sống.
Đây là một trong những quy hoạch lớn nhất cần vận dụng cao độ trí tuệ của mọi tầng lớp nhân dân nên chắc chắn sẽ phải tổ chức nhiều hội thảo lấy ý kiến của người dân, các chuyên gia, các nhà khoa học, văn hóa, xã hội...
Theo An Ninh Thủ Đô
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet