Các công trình xây dựng xung quanh hồ Tây sẽ cao tối đa là 5 tầng
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho biết: Tại quy hoạch phân khu đô thị khu vực xung quanh hồ Tây, đối với làng mạc hiện có sẽ duy trì, bảo vệ, không di dân để xây dựng các dự án bất động sản; kiểm soát chặt chiều cao của các công trình xây dựng.
Thông tin trên được Chủ tịch nêu ra tại phiên họp tập thể UBND TP Hà Nội diễn ra chiều 26/7 để đóng góp ý kiến vào quy hoạch phân khu đô thị khu vực xung quanh hồ Tây tỷ lệ 1/2000.
Báo cáo tại hội nghị, ý kiến từ Viện quy hoạch xây dựng Hà Nội cho biết: Nằm trong Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, phân khu đô thị khu vực xung quanh hồ Tây thuộc địa giới hành chính quận Tây Hồ là 1 trong 7 tiểu phân khu đặc biệt nằm trong khu vực nội đô lịch sử, tiếp giáp với hành lang xanh sông Hồng.
Việc nghiên cứu quy hoạch phân khu đô thị khu vực xung quanh hồ Tây sẽ góp phần kết nối đồng bộ các dự án đầu tư, bổ sung những quy định cụ thể kiểm soát và định hướng phát triển cho khu vực, phục vụ công tác quản lý xây dựng đô thị, làm cơ sở lập quy hoạch chi tiết đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong thời kỳ mới. Đây cũng là cơ sở pháp lý cho công tác quản lý, bảo vệ và phát huy các giá trị về văn hóa, lịch sử, cảnh quan thiên nhiên Hồ Tây, nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu văn hóa, du lịch, góp phần cải thiện môi trường Thủ đô.
Báo cáo tại hội nghị, ý kiến từ Viện quy hoạch xây dựng Hà Nội cho biết: Nằm trong Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, phân khu đô thị khu vực xung quanh hồ Tây thuộc địa giới hành chính quận Tây Hồ là 1 trong 7 tiểu phân khu đặc biệt nằm trong khu vực nội đô lịch sử, tiếp giáp với hành lang xanh sông Hồng.
Việc nghiên cứu quy hoạch phân khu đô thị khu vực xung quanh hồ Tây sẽ góp phần kết nối đồng bộ các dự án đầu tư, bổ sung những quy định cụ thể kiểm soát và định hướng phát triển cho khu vực, phục vụ công tác quản lý xây dựng đô thị, làm cơ sở lập quy hoạch chi tiết đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong thời kỳ mới. Đây cũng là cơ sở pháp lý cho công tác quản lý, bảo vệ và phát huy các giá trị về văn hóa, lịch sử, cảnh quan thiên nhiên Hồ Tây, nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu văn hóa, du lịch, góp phần cải thiện môi trường Thủ đô.
Phối cảnh quy hoạch phân khu đô thị hồ Tây, tỷ lệ 1/2000 |
Khu vực nghiên cứu quy hoạch phân khu đô thị khu vực xung quanh hồ Tây nằm ở phía Bắc khu vực nội đô lịch sử, thuộc địa giới hành chính các phường Bưởi, Thụy Khuê, Yên Phụ, Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú Thượng, quận Tây Hồ. Quy mô nghiên cứu trên 990 ha.
Ý tưởng chủ đạo của quy hoạch là cầu nối giữa không gian di tích Cổ Loa (đô thị cổ- quá khứ) với khu đô thị Tây Hồ Tây (đô thị hiện đại- tương lai).
Bên cạnh đấy, khu vực này cũng là điểm nhấn không gian cho trục Hòa Lạc- Trần Duy Hưng- Nguyễn Chí Thanh- Văn Cao. Quy hoạch nhấn mạnh đến việc bảo tồn và khai thác đặc trưng văn hóa, cảnh quan của hồ Tây và các di tích quanh hồ. Bảo tồn cảnh quan và khu dân cư làng nghề truyền thống xung quanh hồ Tây, thúc đẩy giao thông công cộng, cải thiện chất lượng sống khu dân cư, cung cấp tiện ích công cộng và du lịch chất lượng cao.
Tiếp đó là phát triển hệ thống không gian mở, công viên cây xanh, quảng trường, trục đi bộ hướng ra hồ Tây để tổ chức các sự kiện văn hóa lớn của thành phố và quốc gia. Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động xây dựng mới xung quanh hồ, hệ thống hạ tầng đô thị phục vụ cho yêu cầu cảnh quan của khu phố.
Đáng chú ý, về tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc cảnh quan, phân vùng khống chế kiểm soát tầng cao và mật độ xây dựng đối với các khu chức năng để bảo đảm phù hợp với tính chất của khu vực. Theo đó, đối với các khu công viên cây xanh, mật độ xây dựng tối đa 5%, cao 1 tầng. Vùng 1, mật độ xây dựng tối đa 30-35%, cao 1-3 tầng; vùng 2 mật độ xây dựng tối đa 35-45%, cao 1-5 tầng. Với vùng 3, kiểm soát đặc biệt (khu vực không gian bán đảo hồ Tây), cho phép xây dựng công trình cao tầng 2 bên trục không gian, thấp dần về phía hồ.
Đại diện Viện quy hoạch xây dựng Hà Nội cũng nêu rõ: Bố cục quy hoạch phát triển đô thị theo hình thái tự nhiên dựa vào cảnh quan tự nhiên hiện có, lấy hồ Tây làm trung tâm. Hệ thống mặt nước tự nhiên bao gồm hồ Tây, các hồ trong khu vực như hồ Quảng Bá, hồ Đầm Trị, hồ Thủy Sứ... Khu vực trọng tâm của phân khu đô thị là trục không gian Hồ Tây- sông Hồng- Cổ Loa trên bán đảo Hồ Tây và trục tây Hồ Tây.
Tại hội nghị, sau khi nghe ý kiến đóng góp của các đại biểu, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo đánh giá: Quy hoạch phân khu đô thị hồ Tây đã tuân thủ các quy hoạch chung, khi triển khai sẽ góp phần xây dựng được khu hồ Tây hiện đại. Tuy nhiên, Chủ tịch lưu ý phải kiên quyết giữ lại những không gian xanh hiện có, trừ khi khai thác nhằm tôn tạo vẻ đẹp cảnh quan khu vực. Trong khu vực không gian xanh không cho phép xã hội hóa đầu tư, không xây dựng các công trình thương mại.
Bên cạnh đó, đối với làng mạc hiện có sẽ duy trì, bảo vệ, không di dân để xây dựng các dự án bất động sản; Khi dân cư quá đông đúc sẽ giãn dân.
Mặt khác, đối với khu vực dân ngoài đê, mặc dù không nằm trong quy hoạch nhưng có ảnh hưởng tác động; do vậy Chủ tịch đề nghị giữ gìn, tuân thủ đúng quy hoạch chung. Chủ tịch cũng yêu cầu quản lý chặt chẽ việc xây dựng các công trình cao tầng, theo hướng thấp dần về phía hồ. Với những dự án cấp phép chưa triển khai cần điều chỉnh lại cho phù hợp với quy hoạch phân khu này sau khi đã được UBND TP phê duyệt.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet