Vì vậy nhờ luật sư tư vấn thủ tục hoàn công gồm những gì?

([email protected])

Trả lời

Các bước trong thủ tục hoàn công | ảnh 1
Ảnh minh họa

Về việc nghiệm thu công trình xây dựng.

Theo thư trình bày thì công ty của ông/bà là bên thi công công trình xây dựng và hiện đang muốn lấp thủ tục hoàn công, căn cứ khoản 4, điều 80 Luật xây dựng, hiện nay sau khi nhà thầu thi công xong công trình xây dựng không lập thủ tục hoàn công như trước đây thường gọi, mà thay vào đó là các bên gồm chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng cùng nhau lập thủ tục nghiệm thu công trình hoàn thành để đưa công trình vào sử dụng, theo những quy định như sau:

Căn cứ khoản 1, điều 26 nghị định 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ, thì căn cứ để tiến hành nghiệm thu hạng mục công trình đưa vào sử dụng, bao gồm:

- Các tài liệu liên quan đến việc nghiệm thu công việc xây dựng;

- Biên bản nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng;

- Kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành liên động có tải hệ thống thiết bị công nghệ;

- Bản vẽ hoàn công công trình xây dựng;

- Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng của nội bộ nhà thầu thi công xây dựng;

- Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng chống cháy nổ, an toàn môi trường, an toàn vận hành theo quy định.

Căn cứ khoản 2, điều 26, nghị định 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ thì nội dung và trình tự nghiệm thu hoàn thành hạng mục hay toàn bộ công trình xây dựng để đưa vào sử dụng, gồm có:

- Kiểm tra hiện trường;

- Kiểm tra bản vẽ hoàn công;

- Kiểm tra kết quả thử nghiệm, vận hành thử đồng bộ hệ thống máy móc thiết bị công nghệ;

- Kiểm tra các văn bản chấp thuận về phòng chống cháy nổ, an toàn môi trường và an toàn vận hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Kiểm tra quy trình vận hành và quy trình bảo trì công trình xây dựng.

Căn cứ điểm e, khoản 2, điều 26 nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ, được sửa đổi, bổ sung theo nghị định 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 thì kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản bao gồm các nội dung sau:

- Đối tượng nghiệm thu (tên hạng mục công trình, hay công trình nghiệm thu);

- Địa điểm xây dựng;

- Thành phần tham gia nghiệm thu;

- Thời gian và địa điểm nghiệm thu;

- Căn cứ nghiệm thu;

- Đánh giá về chất lượng của hạng mục công trình xây dựng;

- Kết luận nghiệm thu (chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng để đưa vào sử dụng; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có).

Như vậy, căn cứ vào quy định nêu trên thì nhà thầu xây dựng và chủ đầu tư có nghĩa vụ tiến hành nghiệm thu công trình để đưa vào sử dụng.

Đây là cơ sở pháp lý giữa chủ đầu tư và nhà thầu xác nhận nhà thầu đã hoàn tất giai đoạn thi công và công trình đủ điều kiện để đưa vào sử dụng, chấm dứt giai đoạn thi công và bắt đầu giai đoạn bảo hành.

Do đó, để tránh những tranh chấp và rủi ro cho hai bên khi sử dụng công trình và trong giai đoạn bảo hành, hai bên nên tiến hành nghiệm thu đầy đủ những nội dung và tuân theo những trình tự nghiệm thu đã được nêu trên.

Trong trường hợp công trình có những chỗ cần sửa chữa, thay đổi mà chưa thể nghiệm thu thì hai bên nên có biên bản xác nhận hạng mục nào cần sửa chữa, thay đổi, hạng mục nào đạt yêu cầu, làm căn cứ cho nhà thầu sửa chữa.

Các bên không nên tiến hành một cách qua loa và quá đơn giản, điều đó sẽ dẫn đến khó khăn trong việc xác định lỗi khi xảy ra tranh chấp.

Thân ái!

Luật sư Phạm Đình Sơn
(Theo TTO)

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME