Cả nước quyết liệt xử lý dự án "treo"
Vừa qua, tỉnh Long An đã quyết định thu hồi ba dự án "treo" để trả lại 500ha đất cho nông dân trồng lúa. Cũng không khó để hình dung niềm vui của hàng nghìn hộ dân khi được nhận lại đất "bờ xôi ruộng mật" như thế nào.
Thống kê năm 2011, cả nước có trên 2.450 tổ chức để hoang hóa tới 250.000ha đất được Nhà nước giao, cho thuê; riêng các dự án "treo" chiếm hơn 48.000ha, chủ yếu là dự án đô thị mới, khu công nghiệp, sân golf… Giai đoạn 2006-2010, mỗi năm có hơn 130.000ha đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích khác. Không chỉ đất kém hiệu quả, mà không ít diện tích bằng phẳng, hạ tầng thuận lợi cũng bị chuyển sang phi nông nghiệp.
Không thể phủ nhận lợi ích của việc phát triển khu đô thị mới, khu công nghiệp…, tuy nhiên, "phong trào" giao đất, "trải thảm đỏ" cho các nhà đầu tư một thời đã để lại hậu quả: Hầu hết các địa phương tồn tại dự án "treo", không chỉ "treo" hàng chục nghìn héc ta đất nông nghiệp, thổ cư…, mà còn "treo" cả đời sống của hàng vạn người dân. Đặc biệt, tình hình kinh tế trầm lắng gần đây khiến tình trạng "đắp chiếu" dự án tiếp tục bùng phát. Ở thành thị, dự án "treo" làm dân khốn đốn, phải sống thấp thỏm trong cảnh dột nát, thiếu tiện nghi - kể cả những sinh hoạt tối thiểu như điện, nước…, kéo dài năm này qua năm khác, thậm chí không ít dự án sau… hai chục năm vẫn "nằm trên giấy"; môi trường, mỹ quan đô thị bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tại nông thôn, dự án "treo" để đất hoang hóa, trong khi nông dân thiếu đất canh tác, thiếu việc làm, đời sống vô vàn khó khăn. Nghiêm trọng hơn, việc chuyển đổi đất nông nghiệp tràn lan, thiếu tầm nhìn chiến lược, đất đai để hoang hóa… đã gây lãng phí lớn, đồng thời đe dọa vấn đề an ninh lương thực của đất nước.
Dự án "treo" từ lâu đã gây bức xúc dư luận, trở thành đề tài nóng tại các kỳ cuộc nghị sự. Tại kỳ họp thứ năm HĐND TP Hà Nội khóa XIV, nhiều đại biểu đã lên tiếng rằng, con số đơn vị vi phạm bị xử lý, số dự án "treo" cũng như diện tích hoang hóa mà thành phố đã thu hồi năm 2011 chỉ là con số rất nhỏ so với thực tế đang diễn ra. Các đại biểu kiến nghị chính quyền, các ban, ngành chức năng phải vào cuộc quyết liệt hơn nữa, hạn chế thấp nhất tình trạng dự án "treo", đất để hoang, trong khi nhiều quận, huyện vẫn thiếu đất xây trường học, công trình công cộng…
Việc "sờ gáy" dự án "treo" nhiều nơi đã thực hiện, như Huế, Quảng Nam, Tp.HCM… Mới đây, tỉnh Nghệ An đã quyết định thu hồi 8 dự án không triển khai đúng tiến độ, trong đó có một dự án FDI... Liên quan đến tình trạng để đất hoang hóa, năm 2011 Hà Nội đã phạt 68 đơn vị với tổng số tiền 1,4 tỷ đồng, đặc biệt là thành phố đã ra quyết định thu hồi 10 dự án "treo" với tổng diện tích 53.000m2… Tuy nhiên, không phải nơi nào cũng làm được như tỉnh Long An, đó là trả đất cho dân canh tác. Bắt đầu từ năm 2009, sau ba năm tỉnh này đã thu hồi 57 dự án "treo" trả lại hơn 3.000ha đất cho người dân, "đi đầu" cả nước về việc này. Cũng bởi thế, chủ trương của Long An những năm qua đã được sự đồng tình, ủng hộ của đông đảo người dân, trở thành nguồn động lực lớn giúp nông dân yên tâm canh tác, ổn định cuộc sống.
Thu hồi dự án chậm triển khai, trả lại đất cho dân canh tác là chính sách "thấu tình, đạt lý", phải được nhân rộng. Các thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM… cần áp dụng phù hợp với điều kiện thực tế của từng khu vực, cụ thể như dự án "treo" ở nông thôn thì thu hồi đất cho nông dân canh tác, ở đô thị thì dành để xây dựng các công trình phúc lợi, phục vụ lợi ích cộng đồng.
Không thể phủ nhận lợi ích của việc phát triển khu đô thị mới, khu công nghiệp…, tuy nhiên, "phong trào" giao đất, "trải thảm đỏ" cho các nhà đầu tư một thời đã để lại hậu quả: Hầu hết các địa phương tồn tại dự án "treo", không chỉ "treo" hàng chục nghìn héc ta đất nông nghiệp, thổ cư…, mà còn "treo" cả đời sống của hàng vạn người dân. Đặc biệt, tình hình kinh tế trầm lắng gần đây khiến tình trạng "đắp chiếu" dự án tiếp tục bùng phát. Ở thành thị, dự án "treo" làm dân khốn đốn, phải sống thấp thỏm trong cảnh dột nát, thiếu tiện nghi - kể cả những sinh hoạt tối thiểu như điện, nước…, kéo dài năm này qua năm khác, thậm chí không ít dự án sau… hai chục năm vẫn "nằm trên giấy"; môi trường, mỹ quan đô thị bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tại nông thôn, dự án "treo" để đất hoang hóa, trong khi nông dân thiếu đất canh tác, thiếu việc làm, đời sống vô vàn khó khăn. Nghiêm trọng hơn, việc chuyển đổi đất nông nghiệp tràn lan, thiếu tầm nhìn chiến lược, đất đai để hoang hóa… đã gây lãng phí lớn, đồng thời đe dọa vấn đề an ninh lương thực của đất nước.
Dự án "treo" từ lâu đã gây bức xúc dư luận, trở thành đề tài nóng tại các kỳ cuộc nghị sự. Tại kỳ họp thứ năm HĐND TP Hà Nội khóa XIV, nhiều đại biểu đã lên tiếng rằng, con số đơn vị vi phạm bị xử lý, số dự án "treo" cũng như diện tích hoang hóa mà thành phố đã thu hồi năm 2011 chỉ là con số rất nhỏ so với thực tế đang diễn ra. Các đại biểu kiến nghị chính quyền, các ban, ngành chức năng phải vào cuộc quyết liệt hơn nữa, hạn chế thấp nhất tình trạng dự án "treo", đất để hoang, trong khi nhiều quận, huyện vẫn thiếu đất xây trường học, công trình công cộng…
Việc "sờ gáy" dự án "treo" nhiều nơi đã thực hiện, như Huế, Quảng Nam, Tp.HCM… Mới đây, tỉnh Nghệ An đã quyết định thu hồi 8 dự án không triển khai đúng tiến độ, trong đó có một dự án FDI... Liên quan đến tình trạng để đất hoang hóa, năm 2011 Hà Nội đã phạt 68 đơn vị với tổng số tiền 1,4 tỷ đồng, đặc biệt là thành phố đã ra quyết định thu hồi 10 dự án "treo" với tổng diện tích 53.000m2… Tuy nhiên, không phải nơi nào cũng làm được như tỉnh Long An, đó là trả đất cho dân canh tác. Bắt đầu từ năm 2009, sau ba năm tỉnh này đã thu hồi 57 dự án "treo" trả lại hơn 3.000ha đất cho người dân, "đi đầu" cả nước về việc này. Cũng bởi thế, chủ trương của Long An những năm qua đã được sự đồng tình, ủng hộ của đông đảo người dân, trở thành nguồn động lực lớn giúp nông dân yên tâm canh tác, ổn định cuộc sống.
Thu hồi dự án chậm triển khai, trả lại đất cho dân canh tác là chính sách "thấu tình, đạt lý", phải được nhân rộng. Các thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM… cần áp dụng phù hợp với điều kiện thực tế của từng khu vực, cụ thể như dự án "treo" ở nông thôn thì thu hồi đất cho nông dân canh tác, ở đô thị thì dành để xây dựng các công trình phúc lợi, phục vụ lợi ích cộng đồng.
(Theo HNM)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet