Bơm vốn cho địa ốc từ kênh chứng khoán
Ý tưởng này được đem ra mổ xẻ và được nhiều chuyên gia kiến nghị nhằm khơi thông nguồn vốn cho bất động sản, từng bước giúp thị trường này phát triển bền vững trong bối cảnh hậu suy thoái kinh tế.
Các chuyên gia tài chính và bất động sản tham dự Hội nghị bất động sản quốc tế 2009 về giải pháp phát triển bền vững thị trường bất động sản Việt Nam, diễn ra ngày 17-18/12, đều có chung quan điểm dùng chứng khoán làm "bà đỡ" giúp địa ốc phục hồi sau cơn khát vốn.
Trưởng ban nghiên cứu chính sách đầu tư viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (Bộ Kế hoạch đầu tư) Trần Kim Chung cho rằng, thị trường bất động sản và thị trường tài chính - tiền tệ nói chung có sự liên thông, đặc biệt là chứng khoán. Sự sụt giảm của thị trường trong thời gian qua cho thấy chứng khoán và bất động sản có mối quan hệ bình thông nhau.
Chính vì vậy, ông Chung đề xuất một số giải pháp tìm vốn cho bất động sản và nhấn mạnh việc tăng cường phát triển các công cụ tài chính hóa thị trường địa ốc. Các giải pháp gồm: hình thành quỹ bất động sản, phát triển hệ thống thế chấp thứ cấp tài trợ cho thị trường nhà đất, huy động nguồn vốn trong dân qua các kênh trái phiếu, cổ phiếu bất động sản...
Theo chuyên gia này, thị trường địa ốc còn tồn tại nhiều điểm yếu cần tháo gỡ nhanh. Một trong số đó là các văn bản pháp quy có hiệu lực về quỹ đầu tư bất động sản, trái phiếu bất động sản, hệ thống thế chấp thứ cấp bất động sản, quỹ tiết kiệm... Hiện những hình thức này vẫn chỉ là kỳ vọng khơi thông dòng vốn cho thị trường nhưng vẫn chưa vận dụng vào thực tế.
Ngoài ra, ông Chung còn đề cập đến sự liên kết của nhiều bộ ngành để quản lý và phát triển thị trường bất động sản. Cụ thể, các bộ: Kế hoạch đầu tư, Môi trường, Tư pháp, Xây dựng, Tài chính, Ngân hàng... cần phối hợp đồng bộ, kèm theo một cơ quan đầu mối quản lý cấp nhà nước.
Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM Hồ Hữu Hạnh cho rằng, về chiến lược lâu dài nhằm thu hút nguồn vốn trung và dài hạn, Chính phủ và các cơ quan nhà nước cần nghiên cứu và phát triển thị trường chứng khoán. Kèm theo đó là hàng loạt các công cụ tài chính khác như: chứng khoán hóa bất động sản, chứng khoán hóa các khoản vay địa ốc, tín thác bất động sản.
Vụ trưởng phát triển thị trường Ủy ban chứng khoán nhà nước Nguyễn Sơn phân tích, muốn bất động sản phát triển bền vững trước tiên cần ổn định thị trường chứng khoán làm cơ sở cho việc huy động vốn của doanh nghiệp địa ốc. Chẳng hạn như: cần phát triển thị trường trái phiếu, xây dựng chỉ số chứng khoán của các doanh nghiệp chuyên ngành bất động sản để làm phong phú các hình thức huy động vốn. "Nhu cầu về vốn cho đầu tư kinh doanh bất động sản chỉ được đáp ứng khi phát triển một thị trường chứng khoán đủ mạnh làm bà đỡ nhằm huy động vốn", ông nói.
Đánh giá cao giải pháp tài chính là niêm yết lên sàn chứng khoán, Tổng giám đốc Công ty cổ phần phát triển nhà Thủ Đức Lê Chí Hiếu chia sẻ kinh nghiệm về giải pháp huy động vốn bằng hình thức liên doanh liên kết với đối tác. Theo ông Hiếu, mấu chốt của việc tìm đối tác là sự đồng thuận tuyệt đối giữa lãnh đạo các doanh nghiệp nhằm bảo đảm thực hiện mọi cam kết. Lợi ích hai bên cần song hành với nhau. "Điều này tưởng dễ nhưng lại rất gian truân, vì trên thực tế việc hợp tác thường gặp trở ngại do xung đột lợi ích, xung đột phong cách lãnh đạo hoặc không thống nhất được phương pháp điều hành", ông Hiếu nói.
Tổng giám đốc ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Phạm Anh Dũng nhận định, nhu cầu về vốn cho bất động sản trong thời gian tới sẽ vô cùng lớn. Bởi lẽ, theo mục tiêu của Chính phủ, đến năm 2020, các thành phố lớn như: Hà Nội, TP HCM phải nâng diện tích nhà ở bình quân theo đầu người lên mức 10-13 m2 một người. Như vậy, để phục vụ cho mục đích vay mua nhà phải bổ sung lượng vốn đầu tư khoảng 15.000-20.000 tỷ đồng mỗi năm.
Ông Dũng nhận xét thêm, do hệ thống pháp luật về bất động sản hứa hẹn ngày càng thông thoáng và hoàn thiện nên việc thế chấp nhà đất để đảm bảo tiền vay tại các tổ chức tín dụng có xu hướng ngày càng tăng.
Trưởng ban nghiên cứu chính sách đầu tư viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (Bộ Kế hoạch đầu tư) Trần Kim Chung cho rằng, thị trường bất động sản và thị trường tài chính - tiền tệ nói chung có sự liên thông, đặc biệt là chứng khoán. Sự sụt giảm của thị trường trong thời gian qua cho thấy chứng khoán và bất động sản có mối quan hệ bình thông nhau.
Chính vì vậy, ông Chung đề xuất một số giải pháp tìm vốn cho bất động sản và nhấn mạnh việc tăng cường phát triển các công cụ tài chính hóa thị trường địa ốc. Các giải pháp gồm: hình thành quỹ bất động sản, phát triển hệ thống thế chấp thứ cấp tài trợ cho thị trường nhà đất, huy động nguồn vốn trong dân qua các kênh trái phiếu, cổ phiếu bất động sản...
Theo chuyên gia này, thị trường địa ốc còn tồn tại nhiều điểm yếu cần tháo gỡ nhanh. Một trong số đó là các văn bản pháp quy có hiệu lực về quỹ đầu tư bất động sản, trái phiếu bất động sản, hệ thống thế chấp thứ cấp bất động sản, quỹ tiết kiệm... Hiện những hình thức này vẫn chỉ là kỳ vọng khơi thông dòng vốn cho thị trường nhưng vẫn chưa vận dụng vào thực tế.
Ngoài ra, ông Chung còn đề cập đến sự liên kết của nhiều bộ ngành để quản lý và phát triển thị trường bất động sản. Cụ thể, các bộ: Kế hoạch đầu tư, Môi trường, Tư pháp, Xây dựng, Tài chính, Ngân hàng... cần phối hợp đồng bộ, kèm theo một cơ quan đầu mối quản lý cấp nhà nước.
Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM Hồ Hữu Hạnh cho rằng, về chiến lược lâu dài nhằm thu hút nguồn vốn trung và dài hạn, Chính phủ và các cơ quan nhà nước cần nghiên cứu và phát triển thị trường chứng khoán. Kèm theo đó là hàng loạt các công cụ tài chính khác như: chứng khoán hóa bất động sản, chứng khoán hóa các khoản vay địa ốc, tín thác bất động sản.
Vụ trưởng phát triển thị trường Ủy ban chứng khoán nhà nước Nguyễn Sơn phân tích, muốn bất động sản phát triển bền vững trước tiên cần ổn định thị trường chứng khoán làm cơ sở cho việc huy động vốn của doanh nghiệp địa ốc. Chẳng hạn như: cần phát triển thị trường trái phiếu, xây dựng chỉ số chứng khoán của các doanh nghiệp chuyên ngành bất động sản để làm phong phú các hình thức huy động vốn. "Nhu cầu về vốn cho đầu tư kinh doanh bất động sản chỉ được đáp ứng khi phát triển một thị trường chứng khoán đủ mạnh làm bà đỡ nhằm huy động vốn", ông nói.
Đánh giá cao giải pháp tài chính là niêm yết lên sàn chứng khoán, Tổng giám đốc Công ty cổ phần phát triển nhà Thủ Đức Lê Chí Hiếu chia sẻ kinh nghiệm về giải pháp huy động vốn bằng hình thức liên doanh liên kết với đối tác. Theo ông Hiếu, mấu chốt của việc tìm đối tác là sự đồng thuận tuyệt đối giữa lãnh đạo các doanh nghiệp nhằm bảo đảm thực hiện mọi cam kết. Lợi ích hai bên cần song hành với nhau. "Điều này tưởng dễ nhưng lại rất gian truân, vì trên thực tế việc hợp tác thường gặp trở ngại do xung đột lợi ích, xung đột phong cách lãnh đạo hoặc không thống nhất được phương pháp điều hành", ông Hiếu nói.
Tổng giám đốc ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Phạm Anh Dũng nhận định, nhu cầu về vốn cho bất động sản trong thời gian tới sẽ vô cùng lớn. Bởi lẽ, theo mục tiêu của Chính phủ, đến năm 2020, các thành phố lớn như: Hà Nội, TP HCM phải nâng diện tích nhà ở bình quân theo đầu người lên mức 10-13 m2 một người. Như vậy, để phục vụ cho mục đích vay mua nhà phải bổ sung lượng vốn đầu tư khoảng 15.000-20.000 tỷ đồng mỗi năm.
Ông Dũng nhận xét thêm, do hệ thống pháp luật về bất động sản hứa hẹn ngày càng thông thoáng và hoàn thiện nên việc thế chấp nhà đất để đảm bảo tiền vay tại các tổ chức tín dụng có xu hướng ngày càng tăng.
Theo Vnexpress
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet