Bộ Xây dựng sẽ kiểm tra quỹ đất 20% xây nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng sẽ tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng quỹ đất 20% dành xây nhà xã hội, trích từ các dự án nhà ở tại Hà Nội.
Đoàn kiểm tra sẽ rà soát tình hình sử dụng đất để xây nhà cho thuê và cho thuê mua, nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà sinh viên, tái định cư ở Hà Nội. Các dự án phát triển nhà ở và khu đô thị trên địa bàn được phê duyệt từ thời điểm Nghị định 90/2006/NĐ-CP ngày 6/9/2006.
Trưởng đoàn kiểm tra, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết, qua kiểm tra, cơ quan chức năng sẽ thống kê được diện tích đất 20% mà các chủ đầu tư trích lại từ các dự án, tình trạng sử dụng quỹ đất này. Từ đó, Hà Nội có thể triển khai mạnh các dự án nhà xã hội, Bộ Xây dựng cũng sẽ ra điều chỉnh văn bản ban hành nếu thực tế có những khiếm khuyết.
Ngoài ra, theo Thứ trưởng Nam, cơ chế dành 20% quỹ đất cho nhà xã hội tại Hà Nội và Hà Tây cũ không đồng nhất, nhiều dự án tại Hà Tây cũ không dành lại đất cho người khó khăn về nhà ở, nên cần tổng kết lại, yêu cầu các chủ đầu tư trích lại cho thành phố.
Với các dự án nhà xã hội, nhà thu nhập thấp đang triển khai theo nghị quyết của Chính phủ cũng được đánh giá lại, xem xét lại giá bán, diện tích căn hộ... Theo Thứ trưởng Nam, thành phố Hà Nội phải kiểm soát chặt hơn về giá bán để ngăn chặn doanh nghiệp nâng giá, ngoài lợi nhuận 10% đã được trích lại. Ngoài ra, nên đưa ra diện tích căn hộ nhỏ 40-50 m2 để phù hợp với gia đình khó khăn.
Từ năm 2001, Hà Nội đã có quyết định trích 20% quỹ đất của các dự án phát triển nhà để dành xây nhà ở cho cán bộ công nhân viên chức và người khó khăn về nhà ở. Bộ Xây dựng đã tham mưu cho Chính phủ luật hóa quy định này bằng Luật nhà ở và các Nghị định 90, Nghị định 71.
Theo Phó chủ tịch Hà Nội Nguyễn Văn Khôi, quỹ đất 20% trích lại từ các dự án luôn được thành phố kiểm soát chặt chẽ, mặc dù nhiều địa phương đã xin được sử dụng để xây các công trình khác.
Lãnh đạo thành phố yêu cầu các sở ngành phối hợp chặt chẽ với đoàn kiểm tra. "Chúng ta phải tìm hiểu tại sao có những người mua nhà thu nhập thấp trả lại hợp đồng, người mua chưa vay được ngân hàng, hay phải gia hạn vay cho chủ đầu tư... để khuyến khích người mua nhà xã hội", ông Khôi bày tỏ.
Trưởng đoàn kiểm tra, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết, qua kiểm tra, cơ quan chức năng sẽ thống kê được diện tích đất 20% mà các chủ đầu tư trích lại từ các dự án, tình trạng sử dụng quỹ đất này. Từ đó, Hà Nội có thể triển khai mạnh các dự án nhà xã hội, Bộ Xây dựng cũng sẽ ra điều chỉnh văn bản ban hành nếu thực tế có những khiếm khuyết.
Ngoài ra, theo Thứ trưởng Nam, cơ chế dành 20% quỹ đất cho nhà xã hội tại Hà Nội và Hà Tây cũ không đồng nhất, nhiều dự án tại Hà Tây cũ không dành lại đất cho người khó khăn về nhà ở, nên cần tổng kết lại, yêu cầu các chủ đầu tư trích lại cho thành phố.
Nhà xã hội có giá 200 triệu đồng tại khu đô thị Việt Hưng. Ảnh: Đoàn Loan. |
Với các dự án nhà xã hội, nhà thu nhập thấp đang triển khai theo nghị quyết của Chính phủ cũng được đánh giá lại, xem xét lại giá bán, diện tích căn hộ... Theo Thứ trưởng Nam, thành phố Hà Nội phải kiểm soát chặt hơn về giá bán để ngăn chặn doanh nghiệp nâng giá, ngoài lợi nhuận 10% đã được trích lại. Ngoài ra, nên đưa ra diện tích căn hộ nhỏ 40-50 m2 để phù hợp với gia đình khó khăn.
Từ năm 2001, Hà Nội đã có quyết định trích 20% quỹ đất của các dự án phát triển nhà để dành xây nhà ở cho cán bộ công nhân viên chức và người khó khăn về nhà ở. Bộ Xây dựng đã tham mưu cho Chính phủ luật hóa quy định này bằng Luật nhà ở và các Nghị định 90, Nghị định 71.
Theo Phó chủ tịch Hà Nội Nguyễn Văn Khôi, quỹ đất 20% trích lại từ các dự án luôn được thành phố kiểm soát chặt chẽ, mặc dù nhiều địa phương đã xin được sử dụng để xây các công trình khác.
Lãnh đạo thành phố yêu cầu các sở ngành phối hợp chặt chẽ với đoàn kiểm tra. "Chúng ta phải tìm hiểu tại sao có những người mua nhà thu nhập thấp trả lại hợp đồng, người mua chưa vay được ngân hàng, hay phải gia hạn vay cho chủ đầu tư... để khuyến khích người mua nhà xã hội", ông Khôi bày tỏ.
(Theo VnMedia)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet