Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: 80% người dân cần nhà ở xã hội
Báo cáo của Bộ Xây dựng cho thấy, trong năm 2014, cả nước đã hoàn thiện đầu tư xây dựng 6 dự án nhà ở xã hội, trong đó có 2 dự án cho công nhân và 4 dự án cho người thu nhập thấp.
Tính đến nay, cả nước đã hoàn thiện đầu tư xây dựng 64 dự án nhà ở xã hội cho công nhân với quy mô trên 20.000 căn hộ và 38 dự án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp với quy mô xây dựng khoảng gần 20.000 căn hộ.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã chia sẻ bên lề Hội nghị triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2015 của ngành xây dựng. Ông Dũng cho biết, phát triển nhà ở xã hội là sự cố gắng của Chính phủ, Bộ ngành và cả các địa phương nhưng hiện nay nhu cầu của người dân rất lớn, có tới 80% người dân cần nhà ở xã hội. Bởi vì, loại hình này là nhà ở có sự hỗ trợ của nhà Nước, hỗ trợ vay vốn có lãi suất ưu đãi hoặc hỗ trợ về tiền sử dụng đất.
Theo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, nhà ở xã hội mới ở giai đoạn đầu, chính sách đang hoàn thiện, đặc biệt là sau Nghị định 188, Luật Nhà ở có hẳn 1 chương quy định về nhà ở xã hội, đưa ra những đối tượng được muan cũng như chính sách hỗ trợ loại nhà này... Đây chính hành lang pháp lý quan trọng và môi trường để huy động các nguồn lực cho phát triển nhà ở xã hội không phải chỉ trong trong ngắn hạn một vài năm mà là lâu dài.
Theo Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, 80% người dân cần nhà ở xã hội |
Bộ trưởng chỉ đạo: “Thu nhập bình quân của người dân Việt Nam mới 2.000 USD nên đang rất cần nhà ở xã hội, các nước thu nhập 50.000 USD cũng vẫn đang phát triển loại nhà này và vẫn cần sự hỗ trợ. Như vậy, phát triển nhà ở xã hội là công việc lâu dài, đòi hỏi phải tập trung, quyết liệt, đưa các chương trình nhà ở xã hội trở thành mục tiêu, tiêu chí, nhiệm vụ chính trị của mỗi ngành, địa phương thì lúc đó việc phát triển nhà ở xã hội mới đi vào thực chất, người dân mới được hưởng lợi”.
Tuy nhiên, Bộ trưởng đã chỉ ra rằng, tại một số địa phương, công tác phát triển nhà ở xã hội chưa thực sự được quan tâm đúng mức, chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư, phát triển chậm dẫn tới nguồn cung nhà ở xã hội còn thiếu nhiều so với nhu cầu thực tế. Đặc biệt, đối với nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp, hiện có đến 80% công nhân ở các khu công nghiệp phải thuê nhà ở của người dân.
Do đó, Bộ trưởng yêu cầu, tiếp tục phát triển mạnh nhà ở xã hội trong năm 2015, để có lộ trình phát triển hàng năm, trung hạn và dài hạn, các địa phương phải cân đối cung - cầu nhà ở xã hội.
Đồng thời, các địa phương cần tạo mọi điều kiện theo đúng quy định nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội và hỗ trợ người dân dễ dàng tiếp cận loại nhà này.
Đối với gói cho vay hỗ trợ 30.000 tỷ, Bộ trưởng cho hay, Nghị định 188 đã quy định cụ thể, các ngân hàng thương mại phải dành ra tối thiểu 3% dư nợ tín dụng để cho vay với lãi suất ưu đãi giúp người dân vay mua nhà ở xã hội và các doanh nghiệp phát triển loại nhà này. Chương trình này là lâu dài chứ không phải thực hiện trong chốc lát, cần đúng đối tượng nhưng không vì vậy mà thực hiện chậm.
Bộ trưởng nói: “Đây gọi là gói hỗ trợ tín dụng lãi suất thấp cho chương trình nhà ở lâu dài, hết gói 30.000 tỷ này sẽ có gói khác tiếp tục để cho người có nhu cầu mua nhà ở xã hội cũng như doanh nghiệp xây dựng loại nhà này được vay”.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet