Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Sẽ mạnh tay khai tử dự án ảo
Vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) trình Chính phủ bản dự thảo nghị định hướng dẫn Luật Đầu tư, thay cho Nghị định 108/2006.
Trong đó đưa ra nhiều biện pháp mạnh nhằm “cắt” các dự án đầu tư ảo, xử lý nhà đầu tư đăng ký dự án cho đã rồi dây dưa không thực hiện.
Vì vậy mà trong dự thảo mới, Bộ KH&ĐT lồng thêm quy định cho phép cơ quan cấp phép và nhà đầu tư “thỏa thuận biện pháp bảo đảm nghĩa vụ thực hiện dự án”, cụ thể như đặt cọc, ký quỹ, bảo lãnh.
Ông Trần Hào Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế của Bộ KH&ĐT, cho biết nhiều địa phương như Đà Nẵng, Hưng Yên, Hải Dương… đã áp dụng ký quỹ, đạt hiệu quả trong quản lý dự án đầu tư. Vì vậy, việc đặt hẳn quy định ký quỹ này là hợp lý cho địa phương dễ dàng thực hiện.
Tuy nhiên, điểm lấn cấn còn lại là dự thảo không nói rõ mức đặt cọc, ký quỹ là bao nhiêu. Phiên bản cũ của dự thảo này có nhắc giá trị ký quỹ tối thiểu là 1% tổng vốn đầu tư của dự án, tối đa không quá 20 tỉ đồng. Thế nhưng dự thảo hiện nay không quy định, liệu có thể xảy ra tình trạng địa phương “ép” nhà đầu tư hay không?
Ông Hùng cho rằng khi không khống chế mức trần, có thể xảy ra tình trạng địa phương đòi ký quỹ tùy tiện. Tuy nhiên, nhà đầu tư có thể phản ánh nếu thấy bất hợp lý. Như vậy sẽ linh hoạt hơn là áp đặt mức 1% hay 20 tỉ đồng, cứng nhắc, làm khó cho chính mình.
Sở dĩ có ràng buộc này là vì trước đó, nhiều Sở KH&ĐT tỉnh, thành than phiền về tình trạng nhà đầu tư không có vốn, muốn dùng chiêu “tay không bắt giặc”, đăng ký dự án, được cấp phép xong rồi nhưng không kêu gọi được vốn ở đâu cả, dẫn đến việc không thực hiện được dự án. Hoặc tình trạng nhà đầu tư lập dự án ảo, đăng ký dự án “xí phần” chứ bản thân thì “hai không”, không có vốn cũng không có thiện chí thực hiện dự án, chỉ đăng ký rồi tìm cách sang nhượng lại dự án cho nhà đầu tư khác.
Thế nhưng dự thảo lần này lại không còn quy định “siết” nói trên. Ông Trần Hào Hùng cho biết theo cam kết với WTO, Việt Nam không được phép áp dụng hạn chế này.
Muốn xử lý nhà đầu tư và dự án “nằm ì” thì phải có căn cứ pháp lý. Căn cứ chính yếu nhất là giấy chứng nhận đầu tư. Thế nhưng theo Nghị định 108/2006 thì trên giấy chứng nhận đầu tư chỉ ghi tiến độ thực hiện dự án. Ghi như vậy thì khá chung chung.
Do đó để buộc nhà đầu tư thực hiện sát sao kế hoạch dự án, dự thảo nghị định thay thế đã quy định trong giấy chứng nhận đầu tư phải ghi chi tiết cả tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động, tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động, hạng mục chủ yếu của dự án… Dựa vào các tiến độ cụ thể này để xử lý khi nhà đầu tư chậm trễ mà không có lý do chính đáng.
Thậm chí theo dự thảo mới, “tùy thuộc mục tiêu, tính chất, quy mô của dự án đầu tư và trên cơ sở thỏa thuận với nhà đầu tư, cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư có thể bổ sung những nội dung khác” vào trong giấy.
Hợp thức hóa ký quỹ
Để đối phó với các dự án “nằm liệt”, thời gian qua nhiều địa phương đã bắt nhà đầu tư ký quỹ một khoản tiền, nếu không triển khai dự án thì mất ký quỹ. Luật Đầu tư và Nghị định 108/2006 không hề có quy định này nên nhiều địa phương mang tiếng là “vượt rào”.Vì vậy mà trong dự thảo mới, Bộ KH&ĐT lồng thêm quy định cho phép cơ quan cấp phép và nhà đầu tư “thỏa thuận biện pháp bảo đảm nghĩa vụ thực hiện dự án”, cụ thể như đặt cọc, ký quỹ, bảo lãnh.
Ông Trần Hào Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế của Bộ KH&ĐT, cho biết nhiều địa phương như Đà Nẵng, Hưng Yên, Hải Dương… đã áp dụng ký quỹ, đạt hiệu quả trong quản lý dự án đầu tư. Vì vậy, việc đặt hẳn quy định ký quỹ này là hợp lý cho địa phương dễ dàng thực hiện.
Hướng dẫn làm thủ tục đầu tư, đăng ký kinh doanh... tại sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM |
Tuy nhiên, điểm lấn cấn còn lại là dự thảo không nói rõ mức đặt cọc, ký quỹ là bao nhiêu. Phiên bản cũ của dự thảo này có nhắc giá trị ký quỹ tối thiểu là 1% tổng vốn đầu tư của dự án, tối đa không quá 20 tỉ đồng. Thế nhưng dự thảo hiện nay không quy định, liệu có thể xảy ra tình trạng địa phương “ép” nhà đầu tư hay không?
Ông Hùng cho rằng khi không khống chế mức trần, có thể xảy ra tình trạng địa phương đòi ký quỹ tùy tiện. Tuy nhiên, nhà đầu tư có thể phản ánh nếu thấy bất hợp lý. Như vậy sẽ linh hoạt hơn là áp đặt mức 1% hay 20 tỉ đồng, cứng nhắc, làm khó cho chính mình.
Dự án “hai không”
Trong dự thảo lần trước, Bộ KH&ĐT đưa ra quy định điều kiện về vốn đầu tư. Trong đó có một khoản quan trọng được nhiều doanh nghiệp quan tâm là quy định “đối với mỗi dự án đầu tư, nhà đầu tư phải có vốn chủ sở hữu để thực hiện dự án” và vốn này “không thấp hơn 30% tổng vốn đầu tư của dự án”. Ngoài ra, dự thảo lần trước cũng ràng buộc “nhà đầu tư chỉ được huy động vốn vay sau khi góp đủ vốn chủ sở hữu theo tiến độ quy định tại giấy chứng nhận đầu tư”.Sở dĩ có ràng buộc này là vì trước đó, nhiều Sở KH&ĐT tỉnh, thành than phiền về tình trạng nhà đầu tư không có vốn, muốn dùng chiêu “tay không bắt giặc”, đăng ký dự án, được cấp phép xong rồi nhưng không kêu gọi được vốn ở đâu cả, dẫn đến việc không thực hiện được dự án. Hoặc tình trạng nhà đầu tư lập dự án ảo, đăng ký dự án “xí phần” chứ bản thân thì “hai không”, không có vốn cũng không có thiện chí thực hiện dự án, chỉ đăng ký rồi tìm cách sang nhượng lại dự án cho nhà đầu tư khác.
Thế nhưng dự thảo lần này lại không còn quy định “siết” nói trên. Ông Trần Hào Hùng cho biết theo cam kết với WTO, Việt Nam không được phép áp dụng hạn chế này.
Ràng buộc thời gian chi tiết
Tuy không thể đặt điều kiện vốn khi cấp phép dự án nhưng Bộ KH&ĐT đã đưa ra các biện pháp khác nhằm “cắt” dự án ảo.Muốn xử lý nhà đầu tư và dự án “nằm ì” thì phải có căn cứ pháp lý. Căn cứ chính yếu nhất là giấy chứng nhận đầu tư. Thế nhưng theo Nghị định 108/2006 thì trên giấy chứng nhận đầu tư chỉ ghi tiến độ thực hiện dự án. Ghi như vậy thì khá chung chung.
Do đó để buộc nhà đầu tư thực hiện sát sao kế hoạch dự án, dự thảo nghị định thay thế đã quy định trong giấy chứng nhận đầu tư phải ghi chi tiết cả tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động, tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động, hạng mục chủ yếu của dự án… Dựa vào các tiến độ cụ thể này để xử lý khi nhà đầu tư chậm trễ mà không có lý do chính đáng.
Thậm chí theo dự thảo mới, “tùy thuộc mục tiêu, tính chất, quy mô của dự án đầu tư và trên cơ sở thỏa thuận với nhà đầu tư, cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư có thể bổ sung những nội dung khác” vào trong giấy.
Quy định vốn chủ sở hữu thì vi phạm cam kết nhưng quy định thỏa thuận ký quỹ thì phù hợp. Ông TrầnHàoHùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế của Bộ KH&ĐT Trong khi chưa thể sửa Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư thì việc sửa Nghị định 108/2006 chỉ có thể nhắm vào giải quyết một số vấn đề thật sự cần thiết.(Trích tờ trình Chính phủ của Bộ KH&ĐT) |
(Theo PLTPHCM)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet