Bỏ công chứng: Các giao dịch nhà đất sẽ tha hồ...lách luật?
Bộ Xây dựng vừa đề xuất bỏ thủ tục công chứng trong các hợp đồng mua bán nhà, đất ở. Liệu điều này có thể nảy sinh những giao dịch “chui”, tranh chấp, gian lận trong lĩnh vực nhà đất?
Trong văn bản gửi Bộ Tư pháp, Bộ Xây dựng đã đề xuất những nội dung sửa đổi Luật Nhà ở nhằm đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan. Trong đó, Bộ Xây dựng đề nghị sửa đổi khoản 3 Điều 93 theo hướng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực đối với 7 loại hợp đồng gồm: mua bán nhà ở, đổi nhà ở, tặng cho nhà ở, thế chấp nhà ở, thuê mua nhà ở, thuê nhà ở của tổ chức có chức năng kinh doanh bất động sản, thuê nhà ở của cá nhân và hộ gia đình có thời hạn cho thuê dưới 6 tháng.
Luật sư Nguyễn Đăng Quang, Văn phòng luật sư Đăng Quang (Hà Nội), cũng cho rằng, hiện công chứng đã được xã hội hóa, các văn phòng công chứng đã phần nào đáp ứng yêu cầu về các mặt: công chứng về nội dung, nên họ rất thận trọng trong việc điều tra thực trạng nhà đất, chuyển nhượng... Văn phòng công chứng chịu trách nhiệm về “lời chứng” của họ, nhưng vẫn xảy ra tranh chấp. “Nếu Bộ xây dựng “ôm” luôn cái đó để đơn giản hóa vấn đề và họ tự chịu trách nhiệm thì nguy cơ xảy ra tranh chấp rất nhiều”, ông Quang nói.
Mặt khác, hệ lụy là có những ngôi nhà có thể người gian lận, bán 2-3 lần. Cuối cùng, nhiều người trở thành nạn nhận của mua bán không có thực và xảy ra tranh chấp. Ngoài ra, nếu Bộ Xây dựng đề nghị bỏ quy định chứng thực trên hợp đồng giao dịch nhà đất thì lại phải sửa nhiều luật khác liên quan vì Bộ Luật Dân sự quy định rất rõ hình thức hợp đồng mua bán bất động sản phải có công chứng hoặc chứng thực.
Do vậy, việc bỏ công chứng bắt buộc đối với các hợp đồng, giao dịch này dẫn đến rủi ro rất cao cho các bên tham gia, trật tự kinh tế và an toàn xã hội cũng không được bảo đảm vì không ai đứng ra “chứng” là hợp đồng, giao dịch đó bảo đảm tính xác thực và hợp pháp. Khi tranh chấp xảy ra, người dân không có cơ sở để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho rằng, việc bỏ thủ tục công chứng trong hợp đồng mua bán nhà là theo Nghị quyết 30 của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính. Theo ông Nam, việc này có thể thực hiện và tránh cho người dân phải chờ đợi ở văn phòng công chứng để chứng thực giấy tờ nhà đất rất vất vả, tốn nhiều thời gian.
Trước lo ngại việc bỏ công chứng hợp đồng giao dịch nhà, đất có thể nảy sinh nhiều tranh chấp, ông Nam cho biết, khi đến Phòng giao dịch nhà và bất động sản tại các địa phương, những giao dịch đó sẽ được ghi lên mặt sau của giấy tờ nhà đất, nên việc tranh chấp, gian lận trong mua bán nhà có thể dễ dàng bị phát hiện. “Thêm nữa, nếu người dân muốn công chứng vẫn có thể thực hiện”, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam nói.
Cũng theo ông Nam, việc bỏ công chứng hợp đồng mua bán nhà có thể phải sửa một số luật khác có liên quan là điều bình thường. “Để đơn giản hóa thủ tục hành chính, tránh phiền hà cho người dân thì việc sửa luật là cần thiết”, ông Nam cho biết.
Tạo kẽ hở
Đón nhận thông tin trên, ông Nguyễn Văn Nam, giám đốc Sàn giao dịch Bất động sản Quang Nam (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, việc bỏ công chứng hợp đồng mua bán nhà rất dễ nảy sinh rủi ro đối với người mua vì trình độ hiểu biết luật pháp còn hạn chế, tạo kẽ hở cho những giao dịch “chui”. Theo ông Nam, việc bỏ công chứng có cái lợi là bớt thủ tục, nhưng đối với những hợp đồng giao dịch nhà đất thường có giá trị lớn, nếu có tiêu cực sẽ tác động rất lớn đến người dân.Khách hàng đến công chứng tại Văn phòng công chứng số 1, TP. Hà Nội. Ảnh: Như Ý. |
Luật sư Nguyễn Đăng Quang, Văn phòng luật sư Đăng Quang (Hà Nội), cũng cho rằng, hiện công chứng đã được xã hội hóa, các văn phòng công chứng đã phần nào đáp ứng yêu cầu về các mặt: công chứng về nội dung, nên họ rất thận trọng trong việc điều tra thực trạng nhà đất, chuyển nhượng... Văn phòng công chứng chịu trách nhiệm về “lời chứng” của họ, nhưng vẫn xảy ra tranh chấp. “Nếu Bộ xây dựng “ôm” luôn cái đó để đơn giản hóa vấn đề và họ tự chịu trách nhiệm thì nguy cơ xảy ra tranh chấp rất nhiều”, ông Quang nói.
Mặt khác, hệ lụy là có những ngôi nhà có thể người gian lận, bán 2-3 lần. Cuối cùng, nhiều người trở thành nạn nhận của mua bán không có thực và xảy ra tranh chấp. Ngoài ra, nếu Bộ Xây dựng đề nghị bỏ quy định chứng thực trên hợp đồng giao dịch nhà đất thì lại phải sửa nhiều luật khác liên quan vì Bộ Luật Dân sự quy định rất rõ hình thức hợp đồng mua bán bất động sản phải có công chứng hoặc chứng thực.
Đơn giản hóa thủ tục hành chính
Bà Đỗ Hoàng Yến, Vụ trưởng Vụ Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) cho biết, đề xuất của Bộ xây dựng là không phù hợp bởi các hợp đồng, giao dịch về nhà đất là các hợp đồng, giao dịch diễn ra thường xuyên, với giá trị lớn, rất dễ xảy ra tranh chấp.Do vậy, việc bỏ công chứng bắt buộc đối với các hợp đồng, giao dịch này dẫn đến rủi ro rất cao cho các bên tham gia, trật tự kinh tế và an toàn xã hội cũng không được bảo đảm vì không ai đứng ra “chứng” là hợp đồng, giao dịch đó bảo đảm tính xác thực và hợp pháp. Khi tranh chấp xảy ra, người dân không có cơ sở để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho rằng, việc bỏ thủ tục công chứng trong hợp đồng mua bán nhà là theo Nghị quyết 30 của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính. Theo ông Nam, việc này có thể thực hiện và tránh cho người dân phải chờ đợi ở văn phòng công chứng để chứng thực giấy tờ nhà đất rất vất vả, tốn nhiều thời gian.
Trước lo ngại việc bỏ công chứng hợp đồng giao dịch nhà, đất có thể nảy sinh nhiều tranh chấp, ông Nam cho biết, khi đến Phòng giao dịch nhà và bất động sản tại các địa phương, những giao dịch đó sẽ được ghi lên mặt sau của giấy tờ nhà đất, nên việc tranh chấp, gian lận trong mua bán nhà có thể dễ dàng bị phát hiện. “Thêm nữa, nếu người dân muốn công chứng vẫn có thể thực hiện”, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam nói.
Cũng theo ông Nam, việc bỏ công chứng hợp đồng mua bán nhà có thể phải sửa một số luật khác có liên quan là điều bình thường. “Để đơn giản hóa thủ tục hành chính, tránh phiền hà cho người dân thì việc sửa luật là cần thiết”, ông Nam cho biết.
(Theo Đất Việt)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet