Bình Thuận: Tái diễn tình trạng biệt thự hóa sân golf
Đây là tình trạng ở hầu hết các sân golf tại tỉnh Bình Thuận. Đến năm 2020, Bình Thuận được quy hoạch đến 15 dự án (DA) sân golf nhưng diện tích sân golf khá ít, chủ yếu đất được dành kinh doanh bất động sản.
Dù đã loại bỏ 4 DA, tính đến nay Bình Thuận cũng đã cấp phép đầu tư cho 9 DA sân golf.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện chỉ có sân golf Phan Thiết là DA “sạch”, không có bất động sản “ăn theo”. 8 DA còn lại có tổng diện tích đến 3.664,3 ha nhưng sân golf chỉ chiếm 1.136,5 ha, còn lại là biệt thự, khách sạn và các công trình khác.
Đơn cử như DA sân golf 36 lỗ ở xã Tân Thắng (H.Hàm Tân) với vốn đầu tư 90 triệu USD (100% vốn của Hàn Quốc) có diện tích 329,7 ha, nhưng sân golf chỉ có 90 ha. Phần còn lại dành cho việc xây dựng khoảng 400 căn biệt thự và khách sạn 4 sao. DA tổ hợp Khu du lịch thung lũng Đại Dương với tổng vốn 400 triệu USD có diện tích lên đến 999,1 ha nhưng sân golf chỉ 200,6 ha, gần 700 ha để xây dựng biệt thự, khách sạn và các công trình khác. Đặc biệt DA Khu đô thị du lịch Cali biển (đang chờ phê duyệt) diện tích tròn 1.000 ha nhưng diện tích sân golf chỉ 80 ha, chưa bằng 1/10 tổng diện tích, 9/10 là cho các công trình “quan trọng” khác...
Theo phân tích của một chuyên gia về địa ốc, thì biệt thự có diện tích 300- 500m2 ở vị trí đẹp, gần biển có giá rao bán hiện nay đến vài chục tỉ đồng. Trong khi đó, cũng với diện tích này giao cho chủ đầu tư làm DA sân golf, nhà nước thu về ngân sách chẳng đáng là bao.
Ông Nguyễn Hồng Chín, nguyên Phó chánh thanh tra tỉnh Bình Thuận cho rằng: “Thực chất đây là một hình thức trục lợi đất của các nhà đầu tư để kinh doanh bất động sản. Bình Thuận là điểm du lịch, nhưng du lịch không chỉ có sân golf, không chỉ có nhiều biệt thự mới là du lịch”.
Trao đổi với Báo Thanh Niên, một lãnh đạo Sở Kế hoạch - Đầu tư Bình Thuận cho rằng: “Sân golf chỉ là một hạng mục đầu tư trong DA gồm có biệt thự, bungalow, khách sạn, nhà hàng. Việc bố trí sân golf bao nhiêu là tùy vào thiết kế của nhà đầu tư. Do vậy diện tích sân golf có nhỏ hơn so với các công trình khác cũng là điều... bình thường”.
Điều đáng quan tâm, hầu hết các DA sân golf đang bị “đóng băng” được quy hoạch dọc ven biển chạy dài từ xã Tân Thắng (H.Hàm Tân) cho đến xã Hòa Thắng (H.Bắc Bình), nơi được đánh giá là vị trí “vàng” vì có thể xây dựng resort để kinh doanh du lịch. Ông Nguyễn Hồng Chín nói: “Trong thời gian qua Bình Thuận đã quá “ưu ái” giao đất “vàng” cho các nhà đầu tư. Trong khi nhiều DA trải qua 5-7 năm vẫn nằm trên giấy; gây thiệt hại kinh tế cho tỉnh nhưng nhiều người cố tình không nhìn thấy những thiệt hại này”.
Theo quy hoạch giai đoạn 2015-2020, chỉ riêng khu vực xã Thiện Nghiệp, tiếp giáp với P.Mũi Né (đều thuộc TP.Phan Thiết) và thị trấn Phú Long (H.Hàm Thuận Bắc) có đến 2 DA có sân golf chiếm diện tích đất là 1.778 ha. Nâng tổng số sân golf ở TP.Phan Thiết lên đến 5 DA.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện chỉ có sân golf Phan Thiết là DA “sạch”, không có bất động sản “ăn theo”. 8 DA còn lại có tổng diện tích đến 3.664,3 ha nhưng sân golf chỉ chiếm 1.136,5 ha, còn lại là biệt thự, khách sạn và các công trình khác.
Sân golf Sealinks ở Phan Thiết có đến hơn 400 ngôi biệt thự và một khách sạn bao quanh - Ảnh: Q.H |
Đơn cử như DA sân golf 36 lỗ ở xã Tân Thắng (H.Hàm Tân) với vốn đầu tư 90 triệu USD (100% vốn của Hàn Quốc) có diện tích 329,7 ha, nhưng sân golf chỉ có 90 ha. Phần còn lại dành cho việc xây dựng khoảng 400 căn biệt thự và khách sạn 4 sao. DA tổ hợp Khu du lịch thung lũng Đại Dương với tổng vốn 400 triệu USD có diện tích lên đến 999,1 ha nhưng sân golf chỉ 200,6 ha, gần 700 ha để xây dựng biệt thự, khách sạn và các công trình khác. Đặc biệt DA Khu đô thị du lịch Cali biển (đang chờ phê duyệt) diện tích tròn 1.000 ha nhưng diện tích sân golf chỉ 80 ha, chưa bằng 1/10 tổng diện tích, 9/10 là cho các công trình “quan trọng” khác...
Theo phân tích của một chuyên gia về địa ốc, thì biệt thự có diện tích 300- 500m2 ở vị trí đẹp, gần biển có giá rao bán hiện nay đến vài chục tỉ đồng. Trong khi đó, cũng với diện tích này giao cho chủ đầu tư làm DA sân golf, nhà nước thu về ngân sách chẳng đáng là bao.
Ông Nguyễn Hồng Chín, nguyên Phó chánh thanh tra tỉnh Bình Thuận cho rằng: “Thực chất đây là một hình thức trục lợi đất của các nhà đầu tư để kinh doanh bất động sản. Bình Thuận là điểm du lịch, nhưng du lịch không chỉ có sân golf, không chỉ có nhiều biệt thự mới là du lịch”.
Trao đổi với Báo Thanh Niên, một lãnh đạo Sở Kế hoạch - Đầu tư Bình Thuận cho rằng: “Sân golf chỉ là một hạng mục đầu tư trong DA gồm có biệt thự, bungalow, khách sạn, nhà hàng. Việc bố trí sân golf bao nhiêu là tùy vào thiết kế của nhà đầu tư. Do vậy diện tích sân golf có nhỏ hơn so với các công trình khác cũng là điều... bình thường”.
Điều đáng quan tâm, hầu hết các DA sân golf đang bị “đóng băng” được quy hoạch dọc ven biển chạy dài từ xã Tân Thắng (H.Hàm Tân) cho đến xã Hòa Thắng (H.Bắc Bình), nơi được đánh giá là vị trí “vàng” vì có thể xây dựng resort để kinh doanh du lịch. Ông Nguyễn Hồng Chín nói: “Trong thời gian qua Bình Thuận đã quá “ưu ái” giao đất “vàng” cho các nhà đầu tư. Trong khi nhiều DA trải qua 5-7 năm vẫn nằm trên giấy; gây thiệt hại kinh tế cho tỉnh nhưng nhiều người cố tình không nhìn thấy những thiệt hại này”.
Theo quy hoạch giai đoạn 2015-2020, chỉ riêng khu vực xã Thiện Nghiệp, tiếp giáp với P.Mũi Né (đều thuộc TP.Phan Thiết) và thị trấn Phú Long (H.Hàm Thuận Bắc) có đến 2 DA có sân golf chiếm diện tích đất là 1.778 ha. Nâng tổng số sân golf ở TP.Phan Thiết lên đến 5 DA.
(Theo Thanh Niên)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet