Bí quyết để nhà luôn sạch đẹp
Nếu bạn biết cách tổ chức mỗi căn phòng khoa học, ngăn nắp, khiến mọi người trong gia đình không thể vứt đồ bừa bãi, sẽ không quá khó để ngôi nhà luôn sạch đẹp mà không hề tốn sức.
Đối với phòng tắm
Phòng tắm láng bóng |
1. Mang mọi thứ ra khỏi ngăn bàn, mặt bàn… lựa chọn cái gì hoàn toàn cần thiết cho hoạt động của gia đình và loại bỏ những thứ không cần thiết. Bạn nên bỏ chúng vào thùng rác hoặc cho vào hộp carton bỏ lên gác để đồ của gia đình.
2. Làm sạch tất cả các bàn, kệ, gương, tủ, bồn tắm, bồn rửa…
3. Sắp xếp lại những thứ bạn và gia đình cần sử dụng hàng ngày vào một nơi có thể lấy dễ dàng. Cái gì chưa cần dùng hoặc thỉnh thoảng dùng thì cho vào một chiếc hộp nhựa có ngăn chia để dưới bồn rửa mặt.
4. Nếu bạn không có nhiều không gian thì sử dụng giá để đồ treo trên tường với nhiều ngăn.
5. Sắp xếp ngăn kéo, có thể dùng các đoạn gỗ hoặc đoạn nhựa phân chia ngăn kéo tủ thành các ô để các vật dụng cùng tác dụng vào một nơi như dụng cụ trang điểm, dụng cụ làm móng…
Đối với phòng giặt ủi
Phòng giặt ủi gọn gàng |
1. Dành một chỗ để trữ tất cả mọi thứ bạn cần cho các lần giặt ví dụ như tẩy vết ố, máy sấy…
2. Sử dụng một cột móc tiết kiệm không gian để móc quần áo cần là. Giữ chúng trong phòng này cho đến khi đã được là xong.
3. Luôn có thùng rác để trong phòng giặt đồ vì máy sấy có thể tìm thấy rác trong các túi quần áo.
4. Nên thiết kế giá, kệ trong phòng giặt ủi. Sau khi gấp quần áo và khăn tắm nên để trên giá với các kệ khác nhau. Ví dụ kệ chỉ dành cho đồ trẻ con, kệ chỉ dành cho quần, kệ chỉ dành cho áo…
5. Nếu bạn không có thời gian là quần áo, bạn nên đưa quần áo ra tiệm giặt là. Không nên chất đống ở phòng giặt ủi nhà mình.
Đối với nhà bếp
Nhà bếp khoa học |
1. Người bạn tốt nhất của bạn giúp căn bếp luôn gọn gàng đó là tủ và kệ.
2. Không nên vứt bừa bãi giẻ rửa bát, khăn lau tay, tạp dề bên cạnh bếp mà nên có những móc nhỏ nhỏ xinh xinh dưới bồn rửa để treo những thứ này lên. Để ở đây vẫn dễ lấy ra khi cần.
3. Sắp xếp tủ bếp với các ngăn khác nhau như ngăn để cốc, để ly, chén, để đĩa. Để riêng một bộ bát đĩa thường xuyên cần dùng đến ở một ngăn khác.
4. Khi đặt đóng tủ bếp hoặc khi đi mua nên quan sát bên trong tủ xem có những thiết kế phù hợp để đựng hộp để thực phẩm, dụng cụ làm bếp. Làm thế này, vừa gọn gàng lại tiết kiệm được không gian, bếp trông thoáng hơn là bạn treo đầy rẫy chúng hoặc để chúng lên mặt bàn ăn, bàn nấu.
5. Mọi người có thói quen thường để nhiều thiết bị, đồ dùng bếp trên quầy bàn ăn. Nhiều đồ như vậy, nhìn không thoáng mắt. Bạn nên trữ chúng trong một chiếc tủ bên dưới quầy.
Đối với góc làm việc tại nhà
Góc làm việc yên tĩnh |
1. Không nên để quá nhiều đồ lên mặt bàn làm việc. Nên trữ chúng trong ngăn kéo được chia thành nhiều ngăn nhỏ. Cần giữ lại cái gì cần thiết, cái gì không cần thiết thì nên bỏ.
2. Mọi người thường có thói quen lưu trữ tài liệu bằng văn bản giấy tờ nhưng thời buổi hiện đại, bạn nên đưa hết các tài liệu đó vào máy tính hoặc trên hòm thư của mình. Chỉ giữ lại những giấy thực sự không thể lưu trữ được trên máy tính mà thôi.
3. Chỉ để những thứ thực sự phải có ngay khi bạn làm việc trên bàn.
Đối với nhà để xe
Nhà để xe ngăn nắp |
Đây là nơi chứa các công cụ, thiết bị làm vườn, đồ thể thao, có khi là những đồ chẳng bao giờ gia đình sử dụng đến nhưng bạn lại không muốn bỏ nó.
1. Cần thiết kế một khoảng trống để trữ cố định dụng cụ làm vườn, thiết bị vật tư xây dựng, dụng cụ sửa chữa, xe đạp, ván trượt (nếu có), túi xách…
2. Nên mua những thùng nhựa lớn để trữ đồ.
3. Sử dụng tủ tường để đựng đồ chưa cần dùng đến. Có bàn để các dụng cụ làm vườn, cần dùng thường xuyên.
4. Làm nhiều móc chắc chắn lên tường để treo xe đạp hoặc các túi đựng đồ thể thao.
5. Ngoài ra, với các thứ không dùng đến bao giờ mà không muốn vứt bỏ thì bạn nên treo lên trần nhà để tiết kiệm không gian.
(Theo eva)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet