Bị bạn lừa bán đất "giả", phải đòi thế nào?
Đặt cọc tiền mua đất một thời gian không thấy có bìa đỏ để làm các thủ tục tiếp theo, lúc này tôi mới phát hiện lô đất đó của chủ khác...
Hỏi:
Có một người bạn chơi thân với chồng tôi, biết vợ chồng tôi tin tưởng nên đã lừa bán một lô đất, lấy tiền đặt cọc là 450.000.000 đồng (bốn trăm năm mươi triệu đồng) và đã làm giấy nhận tiền đặt cọc mua bán lô đất.
Nhưng qua một thời gian không thấy có bìa đỏ để làm các thủ tục tiếp theo, lúc này tôi mới phát hiện lô đất đó của chủ khác. Vì cần tiền quá nên anh ấy đã nói với vợ chồng tôi là đất anh ấy chung một nửa. Khi tìm hiểu tới chủ đất thì mới biết là lô đất đó không liên quan gì đến anh ấy, giấy ủy quyền bán đất cũng không có. Tôi yêu cầu trả lại tiền nhưng anh ta không trả được số tiền đó cho tôi nên tôi bắt buộc viết giấy hẹn trả tiền. Nay giấy hẹn đã quá ngày nhưng số tiền chỉ trả gần một nửa và có khả năng không trả được nữa.
Vậy tôi xin hỏi: Nếu tôi làm đơn tố cáo thì trường hợp này có phải là "đã lợi dụng tín nhiệm để lừa đảo và chiếm đoạt tài sản không"? Nếu phải thì pháp luật có bảo vệ lấy lại được số tiền cho tôi không? và anh ấy có phải bị truy tố không? Xin luật sư giải thích hướng dẫn cụ thể cách làm như thế nào. (Bạn đọc đề nghị giấu tên).
Trả lời:
Theo nội dung bạn gửi, chúng tôi xin trao đổi một số vấn đề như sau:
Thứ nhất: Việc vợ chồng bạn đặt cọc mua bán đất mà không xem xét rõ nguồn gốc đất, cũng như không yêu cầu người bạn xuất trình giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là lỗi của vợ chồng bạn. Có lẽ đây sẽ là kinh nghiệm xương máu cho vợ chồng bạn khi quyết định mua bán những tài sản có giá trị lớn sau này.
Thứ hai: Việc người bạn kia bán mảnh đất không thuộc quyền sử dụng của mình cho vợ chồng bạn là hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 139 BLHS chứ không phải tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 140 BLHS như bạn hiểu. Bởi lẽ mục đích chiếm đoạt tài sản của người bạn kia xuất hiện trước khi vợ chồng bạn trao 450 triệu cho bạn. Hắn dùng thủ đoạn gian dối bằng việc làm cho vợ chồng bạn tin hắn là chủ sử dụng mảnh đất từ đó khiến vợ chồng bạn trao tiền cho hắn.
Theo quy định tại Điều 139 BLDS thì:
“Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Như vậy trong trường hợp này, nếu bạn làm đơn tố cáo với đầy đủ chứng cứ xác thực để cơ quan công an tiến hành điều tra thì người bạn kia có thể bị truy tố theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 139 BLDS với khung hình phạt từ bảy năm đến mười lăm năm.
Tuy nhiên như bạn trình bày rằng, người bạn kia cũng không còn khả năng trả nợ. Vậy dù bạn có làm đơn tố cáo khiến người kia phải đi tù thì vợ chồng bạn cũng không thể đòi lại được số tiền trên. Theo chúng tôi, trong trường hợp này bạn nên gặp và thương lượng để cho người bạn kia một cơ hội. Bạn có thể bắt người kia viết giấy vay nợ và cam kết về thời hạn trả. Sau đó bạn cho người bạn đó thời gian để kiếm tiền trả bạn.
Có một người bạn chơi thân với chồng tôi, biết vợ chồng tôi tin tưởng nên đã lừa bán một lô đất, lấy tiền đặt cọc là 450.000.000 đồng (bốn trăm năm mươi triệu đồng) và đã làm giấy nhận tiền đặt cọc mua bán lô đất.
Nhưng qua một thời gian không thấy có bìa đỏ để làm các thủ tục tiếp theo, lúc này tôi mới phát hiện lô đất đó của chủ khác. Vì cần tiền quá nên anh ấy đã nói với vợ chồng tôi là đất anh ấy chung một nửa. Khi tìm hiểu tới chủ đất thì mới biết là lô đất đó không liên quan gì đến anh ấy, giấy ủy quyền bán đất cũng không có. Tôi yêu cầu trả lại tiền nhưng anh ta không trả được số tiền đó cho tôi nên tôi bắt buộc viết giấy hẹn trả tiền. Nay giấy hẹn đã quá ngày nhưng số tiền chỉ trả gần một nửa và có khả năng không trả được nữa.
Vậy tôi xin hỏi: Nếu tôi làm đơn tố cáo thì trường hợp này có phải là "đã lợi dụng tín nhiệm để lừa đảo và chiếm đoạt tài sản không"? Nếu phải thì pháp luật có bảo vệ lấy lại được số tiền cho tôi không? và anh ấy có phải bị truy tố không? Xin luật sư giải thích hướng dẫn cụ thể cách làm như thế nào. (Bạn đọc đề nghị giấu tên).
Ảnh minh họa |
Trả lời:
Theo nội dung bạn gửi, chúng tôi xin trao đổi một số vấn đề như sau:
Thứ nhất: Việc vợ chồng bạn đặt cọc mua bán đất mà không xem xét rõ nguồn gốc đất, cũng như không yêu cầu người bạn xuất trình giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là lỗi của vợ chồng bạn. Có lẽ đây sẽ là kinh nghiệm xương máu cho vợ chồng bạn khi quyết định mua bán những tài sản có giá trị lớn sau này.
Thứ hai: Việc người bạn kia bán mảnh đất không thuộc quyền sử dụng của mình cho vợ chồng bạn là hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 139 BLHS chứ không phải tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 140 BLHS như bạn hiểu. Bởi lẽ mục đích chiếm đoạt tài sản của người bạn kia xuất hiện trước khi vợ chồng bạn trao 450 triệu cho bạn. Hắn dùng thủ đoạn gian dối bằng việc làm cho vợ chồng bạn tin hắn là chủ sử dụng mảnh đất từ đó khiến vợ chồng bạn trao tiền cho hắn.
Theo quy định tại Điều 139 BLDS thì:
“Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Như vậy trong trường hợp này, nếu bạn làm đơn tố cáo với đầy đủ chứng cứ xác thực để cơ quan công an tiến hành điều tra thì người bạn kia có thể bị truy tố theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 139 BLDS với khung hình phạt từ bảy năm đến mười lăm năm.
Tuy nhiên như bạn trình bày rằng, người bạn kia cũng không còn khả năng trả nợ. Vậy dù bạn có làm đơn tố cáo khiến người kia phải đi tù thì vợ chồng bạn cũng không thể đòi lại được số tiền trên. Theo chúng tôi, trong trường hợp này bạn nên gặp và thương lượng để cho người bạn kia một cơ hội. Bạn có thể bắt người kia viết giấy vay nợ và cam kết về thời hạn trả. Sau đó bạn cho người bạn đó thời gian để kiếm tiền trả bạn.
LS Hoàng Tuấn Anh, VP luật Hoàng Kim
(Theo Vietnamnet)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet