Bêtông nhẹ: Vì sao chưa có "đất"?
Bêtông nhẹ được nhiều quốc gia có nền khoa học công nghệ cao như Mỹ, Nhật… ứng dụng trong xử lý nhiều vấn đề địa kỹ thuật quan trọng như làm nền cho đường cao tốc, chống lún trượt ở những vùng đồi núi hoặc những vùng đất yếu với hiệu quả kỹ thuật - kinh tế cao.
Tuy nhiên, tại VN, bêtông nhẹ vẫn chưa được ứng dụng phổ biến.
Nhiều ưu điểm
Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định 115 ngày 1/8/2001 trong đó khẳng định chủ trương “tiến tới xoá bỏ việc sử dụng gạch nung thủ công tại ven các đô thị vào năm 2005 và trên phạm vi toàn quốc vào năm 2010”. Đây là cơ sở pháp lý vô cùng quan trọng cho việc nghiên cứu phát triển sản xuất bêtông nhẹ tại VN.
Theo ông Đặng Phương Tùng – Tổng Giám đốc TCty vật liệu xây dựng số 1(FiCo): Xu hướng xây nhà cao tầng gần đây ngày càng tăng, VN lại có nhiều khu vực có nền đất yếu, việc sử dụng bêtông nhẹ sẽ mang lại hiệu quả hết sức to lớn: Giảm tải cho công trình, dẫn tới giảm kinh phí xử lý nền móng và hệ thống kết cấu của nhà; giảm tác động tiêu cực của việc sử dụng gạch nung đồng thời góp phần giảm tổng mức đầu tư xây dựng công trình 7-10%.
Nhưng vẫn khó có 'đất'
Thực tế hiện nay, do những nhà sản xuất gạch nung gần như không phải trả tiền nguyên liệu đất, còn nguyên liệu đốt thì khai thác tuỳ tiện từ rừng với giá rất rẻ nên giá thành sản phẩm gạch nung, nhất là gạch nung thủ công thường là rất thấp. Từ đấy tạo ra sự cạnh tranh không công bằng so với bêtông nhẹ (vốn làm từ các nguyên liệu được quản ly, kiểm soát chặt chẽ).
Mặt khác, công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên cũng như môi trường ở VN còn rất tuỳ tiện, dễ dãi, thiếu nghiêm túc hoặc chồng chéo, nên mặc dù Chính phủ không ít lần nhắc nhở kèm theo nhiều quy định pháp lý rõ ràng, song vấn đề “gạch nung” tới nay vẫn chưa được tích cực giải quyết. Cũng vì thế, không tạo ra được những bước đi ban đầu có hiệu quả để có thể thay “thói quen xấu” là dùng gạch nung trong các công trình.
TS Nguyễn Quang Cung - Phó Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng VN cho rằng, Bộ Tài nguyên môi trường cần thu thuế nguyên liệu đất để Nhà nước có thể thu được kinh phí trên cơ sở giá trị thật của nguyên liệu đất (trong trường hợp còn cho phép khai thác đất làm gạch). Các cơ quan liên quan của nhà nước cần khuyến khích các nhà khoa học, các cán bộ nghiên cứu trong việc đầu tư nghiên cứu phát triển bêtông nhẹ theo đúng tinh thần Nghị quyết 05 Bộ chính trị về phát triển khoa học - công nghệ, Quyết định 115 của Thủ tướng Chính phủ về định hướng phát triển ngành vật liệu xây dựng VN.
Như vậy, mới có thể hi vọng các vật liệu mới, có ý nghĩa kinh tế kỹ thuật và có thể phổ cập trong xây dựng - trong đó có Bê tông nhẹ.
Dù rất hữu ích trong việc sử dụng làm nền móng, xử lý đất yếu nhưng bêtông nhẹ vẫn chưa được quan tâm ứng dụng
Theo thống kê, hàng năm cả nước sử dụng trên dưới 60.000.000/m3 gạch nung, trong đó 70-80% là gạch nung thủ công (nguyên liệu đốt là củi, gỗ lấy từ rừng) gây nên những phá hoại nghiêm trọng về môi trường (có thể tính tương đương 1.000 trận bom B52/năm).Nhiều ưu điểm
Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định 115 ngày 1/8/2001 trong đó khẳng định chủ trương “tiến tới xoá bỏ việc sử dụng gạch nung thủ công tại ven các đô thị vào năm 2005 và trên phạm vi toàn quốc vào năm 2010”. Đây là cơ sở pháp lý vô cùng quan trọng cho việc nghiên cứu phát triển sản xuất bêtông nhẹ tại VN.
Theo ông Đặng Phương Tùng – Tổng Giám đốc TCty vật liệu xây dựng số 1(FiCo): Xu hướng xây nhà cao tầng gần đây ngày càng tăng, VN lại có nhiều khu vực có nền đất yếu, việc sử dụng bêtông nhẹ sẽ mang lại hiệu quả hết sức to lớn: Giảm tải cho công trình, dẫn tới giảm kinh phí xử lý nền móng và hệ thống kết cấu của nhà; giảm tác động tiêu cực của việc sử dụng gạch nung đồng thời góp phần giảm tổng mức đầu tư xây dựng công trình 7-10%.
Nhưng vẫn khó có 'đất'
Thực tế hiện nay, do những nhà sản xuất gạch nung gần như không phải trả tiền nguyên liệu đất, còn nguyên liệu đốt thì khai thác tuỳ tiện từ rừng với giá rất rẻ nên giá thành sản phẩm gạch nung, nhất là gạch nung thủ công thường là rất thấp. Từ đấy tạo ra sự cạnh tranh không công bằng so với bêtông nhẹ (vốn làm từ các nguyên liệu được quản ly, kiểm soát chặt chẽ).
Mặt khác, công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên cũng như môi trường ở VN còn rất tuỳ tiện, dễ dãi, thiếu nghiêm túc hoặc chồng chéo, nên mặc dù Chính phủ không ít lần nhắc nhở kèm theo nhiều quy định pháp lý rõ ràng, song vấn đề “gạch nung” tới nay vẫn chưa được tích cực giải quyết. Cũng vì thế, không tạo ra được những bước đi ban đầu có hiệu quả để có thể thay “thói quen xấu” là dùng gạch nung trong các công trình.
TS Nguyễn Quang Cung - Phó Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng VN cho rằng, Bộ Tài nguyên môi trường cần thu thuế nguyên liệu đất để Nhà nước có thể thu được kinh phí trên cơ sở giá trị thật của nguyên liệu đất (trong trường hợp còn cho phép khai thác đất làm gạch). Các cơ quan liên quan của nhà nước cần khuyến khích các nhà khoa học, các cán bộ nghiên cứu trong việc đầu tư nghiên cứu phát triển bêtông nhẹ theo đúng tinh thần Nghị quyết 05 Bộ chính trị về phát triển khoa học - công nghệ, Quyết định 115 của Thủ tướng Chính phủ về định hướng phát triển ngành vật liệu xây dựng VN.
Như vậy, mới có thể hi vọng các vật liệu mới, có ý nghĩa kinh tế kỹ thuật và có thể phổ cập trong xây dựng - trong đó có Bê tông nhẹ.
(Theo DDDN)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet