BĐS Trung Quốc có còn là ngành quan trọng nhất của kinh tế thế giới?
Jonathan Anderson, chuyên gia kinh tế đến từ UBS, đã từng mô tả thị trường bất động sản Trung Quốc là “khu vực quan trọng nhất của kinh tế thế giới.” Điều này có còn chính xác?
Nhận định của chuyên gia kinh tế đến từ ngân hàng Thụy Sĩ UBS có thể được cảm nhận rõ ràng khi đặt chân đến Tam Á, thành phố nghỉ dưỡng thuộc tỉnh Hải Nam của Trung Quốc. Ở đây, tìm kiếm 1 công ty bất động sản là một công việc quá dễ dàng. Tờ rơi quảng cáo cho các căn hộ ngập tràn ở khắp mọi nơi.
Trên toàn bộ đất nước này, bất động sản chiếm 20% tổng đầu tư và đóng góp tới hơn 50% tăng trưởng GDP. Hơn nữa, phạm vi ảnh hưởng của ngành này không chỉ được bó hẹp trong phạm vi Trung Quốc. Australia bán quặng sắt cho ngành thép của Trung Quốc để có thể xây nên những tòa nhà vững chãi. Đồng thì lại được nhập khẩu từ Chi Lê.
Ảnh hưởng của ngành bất động sản của Trung Quốc đối với kinh tế toàn cầu đã được thảo luận khá nhiều. Tuy nhiên, chưa có ai đưa ra con số định lượng chính xác. Gần đây nhất, trong báo cáo về kinh tế Trung Quốc được thực hiện bởi Ashvin Ahuja và Alla Myrvoda, IMF đã cố gắng ước tính những hậu quả của việc đầu tư vào bất động sản sụt giảm ở Trung Quốc đối với nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là đối với nhóm G20 và giá của nhiều loại hàng hóa.
Trong 6 tháng đầu năm 2012, đầu tư vào bất động sản ở Trung Quốc chỉ tăng 16,6%, giảm mạnh so với mức 30,2% của năm 2011. Do đó, tính toán của IMF được đưa ra dựa trên giả thiết đầu tư sẽ tiếp tục sụt giảm trong những tháng cuối năm. Cụ thể, đầu tư của cả năm 2012 chỉ tăng ở mức thấp hơn 10,4% so với năm 2011. Kết quả được thể hiện trong bảng dưới đây:Theo đó, sự suy giảm của khu vực bất động sản có thể khiến GDP năm 2013 của Trung Quốc mất 1%. Đây không phải là điều to tát đối với Trung Quốc nhưng lại là thảm họa đối với các nước khác. Nhật Bản và Đức là những nước xuất khẩu khá nhiều hàng hóa sang Trung Quốc và cả những nước khác vốn nhạy cảm với sự suy giảm của Trung Quốc. Do đó, 2 nước này phải chịu cả những tác động trực tiếp và gián tiếp.
Đối với Australia, mô hình này lại cho ra một kết quả đáng ngạc nhiên: sự suy giảm ở Trung Quốc không hề ảnh hưởng đến kinh tế nước này. Đúng là Australia sẽ bị tác động mạnh vì xuất khẩu, nhưng những nhân tố khác mà điển hình là tỷ giá có thể giúp Australia tránh được cú sốc.
Cuối cùng, những kết quả trên cho thấy xác định những tác động của một khu vực đơn lẻ đối với kinh tế thế giới đang kết nối sâu rộng như hiện nay là một điều rất khó khăn. Nói một cách khác, bất động sản Trung Quốc không đến mức quan trọng như nhiều nhận định.
Trên toàn bộ đất nước này, bất động sản chiếm 20% tổng đầu tư và đóng góp tới hơn 50% tăng trưởng GDP. Hơn nữa, phạm vi ảnh hưởng của ngành này không chỉ được bó hẹp trong phạm vi Trung Quốc. Australia bán quặng sắt cho ngành thép của Trung Quốc để có thể xây nên những tòa nhà vững chãi. Đồng thì lại được nhập khẩu từ Chi Lê.
Ảnh hưởng của ngành bất động sản của Trung Quốc đối với kinh tế toàn cầu đã được thảo luận khá nhiều. Tuy nhiên, chưa có ai đưa ra con số định lượng chính xác. Gần đây nhất, trong báo cáo về kinh tế Trung Quốc được thực hiện bởi Ashvin Ahuja và Alla Myrvoda, IMF đã cố gắng ước tính những hậu quả của việc đầu tư vào bất động sản sụt giảm ở Trung Quốc đối với nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là đối với nhóm G20 và giá của nhiều loại hàng hóa.
Trong 6 tháng đầu năm 2012, đầu tư vào bất động sản ở Trung Quốc chỉ tăng 16,6%, giảm mạnh so với mức 30,2% của năm 2011. Do đó, tính toán của IMF được đưa ra dựa trên giả thiết đầu tư sẽ tiếp tục sụt giảm trong những tháng cuối năm. Cụ thể, đầu tư của cả năm 2012 chỉ tăng ở mức thấp hơn 10,4% so với năm 2011. Kết quả được thể hiện trong bảng dưới đây:Theo đó, sự suy giảm của khu vực bất động sản có thể khiến GDP năm 2013 của Trung Quốc mất 1%. Đây không phải là điều to tát đối với Trung Quốc nhưng lại là thảm họa đối với các nước khác. Nhật Bản và Đức là những nước xuất khẩu khá nhiều hàng hóa sang Trung Quốc và cả những nước khác vốn nhạy cảm với sự suy giảm của Trung Quốc. Do đó, 2 nước này phải chịu cả những tác động trực tiếp và gián tiếp.
Đối với Australia, mô hình này lại cho ra một kết quả đáng ngạc nhiên: sự suy giảm ở Trung Quốc không hề ảnh hưởng đến kinh tế nước này. Đúng là Australia sẽ bị tác động mạnh vì xuất khẩu, nhưng những nhân tố khác mà điển hình là tỷ giá có thể giúp Australia tránh được cú sốc.
Cuối cùng, những kết quả trên cho thấy xác định những tác động của một khu vực đơn lẻ đối với kinh tế thế giới đang kết nối sâu rộng như hiện nay là một điều rất khó khăn. Nói một cách khác, bất động sản Trung Quốc không đến mức quan trọng như nhiều nhận định.
(Theo TTVN/Economist)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet