Chính phủ trong năm 2011 đã thực hiện chương trình tại chỗ mang tên RMR (Rumah Mersa Rakyat) do Công ty TNHH Nhà ở Quốc gia thực hiện cung cấp nơi ở cho những người có thu nhập dưới 2.500 ringgit (17 triệu đồng).

Theo đó PR1MA được công bố vào ngày 04/07/2011 để giải quyết nhu cầu của người dân có thu nhập trung bình, tức là thu nhập hộ gia đình từ 2.500 - 7.500 ringgit (17 – 51 triệu đồng). Trụ sở PR1MA đặt tại văn phòng Chính phủ, người đứng đầu là CEO, ông Dato’ Abdul Mutalib Alias. Cùng với các đồng nghiệp, ông bắt đầu phân tích và so sánh thu nhập trung bình của các hộ gia đình, bao gồm cả những người có có nhà và không có nhà.

PR1MA nhìn từ trên cao.


Xét tổng thể, số dân thu nhập dưới 2.500 ringgit chiếm 40%, từ 2.500 – 7.500 ringgit chiếm 50%, trong khi chỉ có 10% có thu nhập trên 7.500 ringgit.

Trong nhóm thu nhập dưới 2.500 ringgit, có 64% đã có nhà; tỷ lệ này ở nhóm “giữa 50” cũng như vậy. Tuy nhiên, đã có chương trình RMR dành cho nhóm dưới 2.500 ringgit vì thế PR1MA tập trung vào nhóm mục tiêu – “giữa 50”. Chương trình PR1MA dành cho cả người chưa và đã có nhà nhằm mang đến sự công bằng cho những ai không có cơ hội trước khi PR1MA ra đời.

Khởi động

Ông Dato ban đầu chỉ là thành viên của nhóm nhỏ do Thủ tướng lập nên để thảo luận về vấn đề nhà ở. Ý tưởng ban đầu của nhóm là “yêu cầu các công ty xây dựng phát triển nhà ở giá rẻ”. Sau khi được chỉ định là CEO của PR1MA, ông đã gặp gỡ Tổng GĐ Ban Kinh tế Kế hoạch (EPU) - đơn vị chủ quản của PR1MA để trình bày ý tưởng. Thật thú vị là có nhiều quan điểm khác nhau từ 2 phía, đặc biệt về vai trò và quyền hạn của PR1MA.

Ông Dato yêu cầu PR1MA phải là một chủ đầu tư và có chức năng quản lý, nếu không cũng có chức năng xúc tác để tạo điều kiện cho các chủ đầu tư khác. Ông đưa ra ví dụ 1 cá nhân thuê 1 phòng đơn rồi cho 8 sinh viên thuê lại, như vậy môi trường sống bị thay đổi. Nếu không có cơ quan chức năng thì không ai có quyền thực thi ngay cả khi có hướng dẫn.

Đó là lý do tại sao ông Dato’ Abdul Mutalib thấy PR1MA cần có quyền lực pháp lý. Điều này cũng giải thích vì sao một trong những điều khoản cho người nộp đơn xin cấp nhà là “khi được cấp nhà, có một lệnh cấm 10 năm, theo đó BĐS không thể được bán hay chuyển nhượng cho bên khác”. Một điều khoản khác là ngôi nhà phải được chính chủ cư trú và không cho phép thuê lại. Từ tháng 7 – 12/2011, PR1MA chính thức hoạt động theo Luật PR1MA, được Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Nhân dân thông qua vào tháng 12/ 2011. (Tại thời điểm đó ông Dato’ Abdul Mutalib chỉ có 1 nhân viên, là một người do EPU cử sang)

2012 là năm quyết định do PR1MA phải dành thời gian xác định địa phương, các ngân hàng đều thuộc chính quyền liên bang và nhà nước để tối ưu hóa quy trình. Họ cũng phải giải thích cho các Bộ trưởng, các cơ quan hiến pháp, các Sở Kinh tế Kế hoạch từng địa phương và các cơ quan liên quan.

Ngân sách năm 2013 nêu rõ 80.000 căn nhà giá rẻ sẽ được xây dựng, trong đó PR1MA sẽ phụ trách 50.000 căn và hỗ trợ khối tư nhân phát triển 30.000 căn còn lại.

Biến ý tưởng thành hành động

Trong thời gian chờ đợi, PR1MA đã gặp gỡ 15 công ty xây dựng trong nước, Hiệp hội Phát triển Nhà ở và BĐS Malaysia (Rehda) để giải thích mục đích chương trình. PR1MA cũng đã tự tổ chức nhiều cuộc đàm phán để tăng cường hiểu biết giữa các nhóm chuyên gia: kỹ sư, điều tra viên, các nhà thầu…

 

Ông Dato’ Abdul Mutalib Alias, giám đốc điều hành của PR1MA


Yếu tố quan trọng nhất của chương trình là giành được niềm tin của người dân. Điều này sẽ có được thông qua quá trình bỏ phiếu do một công ty kiểm toán bên thứ ba phụ trách.

Ông Dato’ Abdul Mutalib dự kiến: “Có một số nhà ở bán giá thấp hơn thị trường, người dân sẽ cắm trại bên ngoài phòng trưng bày trong nhiều giờ hay thậm chí vài ngày trước khi công bố. Nhưng ở đây, tất cả đều có cơ hội thông qua quá trình bỏ phiếu và không có chuyện giảm giá cho “con ông cháu cha” hay có hạn mức”.

Người nào không được nhận nhà đợt 1 có thể chờ đợt sau, PR1MA sẽ cập nhật tên và thông báo khi có đợt nhà mới hoàn thiện.

Những ngôi nhà này không phải nhà giá thấp hay giá trung bình. Đây thực sự là những căn nhà kiểu cách đẹp như khu Taipan, giờ đây đang phát triển mạnh với nhiều cửa hàng bán lẻ tương tự Baksin Robins và các outlet của Starbucks, có nơi còn có nhà trẻ trong khu dân cư.

Các ngôi nhà sẽ có tối thiểu 1 phòng ngủ, hoặc là nhà 1 phòng duy nhất chứ không nhất thiết là nhà 2,3 phòng ngủ. Ông Dato’ nói: “Nếu bạn mới đi làm, và thu nhập 3.000 ringgit, rõ ràng bạn không cần căn nhà 3 phòng ngủ. Căn hộ 1 phòng là quá ổn”.

NhungTong

(Lược dịch theo ipropery.com.my)

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME