BĐS Luân Đôn: Luật thuế đối với công dân tạm trú khá "dễ chịu"
Báo cáo mới nhất cho thấy bất chấp luật thuế BĐS mới, Luân Đôn vẫn là thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư BĐS nước ngoài.
Luật thuế mới về BĐS dân cư hàng năm, đã có hiệu lực từ tháng Tư, quy định chủ sở hữu BĐS trên toàn nước Anh và các công ty nước ngoài phải trả thêm 15.000 bảng mỗi năm cho những ngôi nhà trị giá từ 2 – 5 triệu bảng, tăng lên 140.000 bảng đối với những BĐS có giá trên 20 triệu bảng.
Dẫu vậy, giới chuyên môn vẫn cho rằng Vương quốc Anh vẫn có một trong những khung thuế “dễ chịu” đối với cư dân tạm trú do không đánh thuế họ dựa trên thu nhập toàn cầu. Ngoài ra, Anh còn có những ưu thế khác như ổn định chính trị, hệ thống luật pháp hoàn thiện và an ninh ổn định. Nhiều nhà đầu tư giàu có bị Luân Đôn thu hút do nơi đây đa dạng về văn hóa và phương tiện giải trí cũng như các thể chế giáo dục phát triển. Tất cả tạo nên một Luân Đôn khác với các thành phố khác trên thế giới.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet) |
Thị trường BĐS Luân Đôn cũng hoạt động tốt hơn các thành phố còn lại của Vương quốc Anh và hoàn toàn độc lập. Trong khi giá BĐS ở các vùng khác tại Anh vẫn gặp khó khăn trong những năm gần đây, giá trung bình ở các khu vực cao cấp ở Kensington và Chelsea vẫn tăng 53% trong 4 năm qua. Hơn nữa, sự suy yếu của đồng bảng so với các đồng tiền khác còn là lợi thế với các nhà đầu tư nước ngoài.
Các công dân tạm trú hàng năm phải trả thêm 30.000 bảng nếu họ đã cư trú tại Vương quốc Anh từ 7 – 12 năm, và 50.000 bảng nếu đã sống trên 12 năm tại đây. Ho có thể lựa chọn không đóng thuế này nếu đồng ý đóng thuế dựa theo thu nhập toàn cầu và lãi phát sinh do bán nhà.
Đối với các cá nhân riêng lẻ, thuế trước bạ đã tăng lên 7% đối với các BĐS loại này vào tháng 3/2012, nhưng với những người mua với danh nghĩa tài sản công ty, tỷ lệ này tăng lên 15%. Các công ty nước ngoài sở hữu BĐS trị giá trên 2 triệu bảng sẽ chịu tác động của Thuế Lãi Vốn (CGT) theo số lãi thu được khi bán BĐS sau ngày 6/4/2013. Báo cáo cũng so sánh khung thuế BĐS đánh vào người mua nhà ở Luân Đôn so với các nước Châu Âu khác.
Chẳng hạn, thuế đánh vào các chủ sở hữu người nước ngoài khi mua nhà thứ hai tại Pháp được Hội đồng Hiến pháp phê chuẩn vào tháng 8/2012 cho thấy CGT đánh vào nhà thứ hai tăng từ 19 – 34,5% sau khi cộng thêm 15,5% “nghĩa vụ xã hội” vào mức thuế hiện hành.
Italia cũng có luật thuế mới tên là IMU (Thuế Thống nhất Đô thị) đánh vào các chủ sở hữu thay cho thuế ICI trước kia. Tỷ lệ cơ bản chỉ từ 0,76% mỗi năm, và tiền thuế được tính theo giá trị BĐS trên giấy tờ.
Chính phủ Tây Ban Nha cũng ra mắt luật thuế BĐS mới đánh vào BĐS trên toàn thế giới do công dân nước này sở hữu, và những BĐS tại Tây Ban Nha của công dân tạm trú vào tháng 9/2012.
Báo cáo cũng cho biết tại Thụy Sỹ, mặc dù luật thuế được áp dụng trên toàn quốc nhưng quốc gia gồm 26 bang mà mỗi bang lại có quyền hạn riêng về việc đánh thuế, dẫn đến một hệ thống thuế rất phức tạp và mức đánh thuế ở các bang khác nhau khá lớn.
NT (Lược dịch)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet