BĐS khó khăn sẽ làm khó khăn thêm TTCK?
Khi cân nhắc quyết định đầu tư số tiền nhàn rỗi của mình, các NĐT cá nhân thường cân nhắc hai kênh đầu tư chính yếu hiện nay là bất động sản và chứng khoán.
Nhất là trong tình hình hiện nay, khi mà vàng miếng đang bị hạn chế mua bán, gửi tiết kiệm không thực sự là kệnh hấp dẫn khi mà tình hình lạm phát lên cao.
Với việc siết chặt cho vay trên thị trường bất động sản, đang làm cho nhiều dự án bất động sản gặp khó khăn, luồng vốn trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực này đang rất thận trọng, nhiều doanh nghiệp đang tìm cách bán hàng để thu hồi vốn trả nợ ngân hàng.
Nhiều NĐT hy vọng dòng tiền từ bất động sản sẽ chảy sang chứng khoán (là một kênh thay thế hợp lý) nhưng nhiều khả năng Bất động sản gặp khó khăn sẽ làm khó khăn thêm TTCK.
Trước hết có thể nhận thấy những vụ đổ vỡ thị trường bất động sản trên thế giới trong quá khứ tới hiện tại đều gây tác động dây chuyền tới cả nên kinh tế, từ chứng khoán, ngân hàng tới công ăn việc làm, tiêu dùng sụt giảm.
Đối với Việt Nam, với quy định hạn chế tín dụng lĩnh vực phi sản xuất, các ngân hàng phải giảm tỷ lệ cho vay trong lĩnh vực chứng khóan và bất động sản. Trong khi tỷ lệ cho vay lĩnh vực chứng khoán không lớn thì việc giảm tỷ lệ này chủ yếu tập trung vào giảm tỷ lệ cho vay lĩnh vực bất động sản hay nói cách khác ngân hàng cần tìm cách thu hồi nguồn vốn đã cho vay tron lĩnh vực bất động sản khi mà chưa thể tăng được tổng dư nợ tín dụng.
Trong trường hợp các công ty bất động sản giảm giá mạnh hàng hóa bất động sản để thu hồi vốn thì nguồn vốn này lại quay về ngân hàng chứ khó có thể chuyển sang chứng khoán. Còn đối với người mua bất động sản, họ sẽ phải lấy nguồn tiền từ tiền gửi tiết kiệm hoặc chứng khoán ra để mua bất động sản.
Như vậy, luồng tiền vào chứng khoán không những không tăng mà có nguy cơ giảm.
Nhiều công ty có mức vốn hóa lơn trên thị trường niêm yết hiện tại là các công ty kinh doanh bất động sản, nếu tình hình hoạt động của họ khó khăn và thua lỗ sẽ dẫn tới chỉ số VNIndex sụp giảm theo và ảnh hưởng tới TTCK.
Với việc siết chặt cho vay trên thị trường bất động sản, đang làm cho nhiều dự án bất động sản gặp khó khăn, luồng vốn trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực này đang rất thận trọng, nhiều doanh nghiệp đang tìm cách bán hàng để thu hồi vốn trả nợ ngân hàng.
Nhiều NĐT hy vọng dòng tiền từ bất động sản sẽ chảy sang chứng khoán (là một kênh thay thế hợp lý) nhưng nhiều khả năng Bất động sản gặp khó khăn sẽ làm khó khăn thêm TTCK.
Trước hết có thể nhận thấy những vụ đổ vỡ thị trường bất động sản trên thế giới trong quá khứ tới hiện tại đều gây tác động dây chuyền tới cả nên kinh tế, từ chứng khoán, ngân hàng tới công ăn việc làm, tiêu dùng sụt giảm.
Đối với Việt Nam, với quy định hạn chế tín dụng lĩnh vực phi sản xuất, các ngân hàng phải giảm tỷ lệ cho vay trong lĩnh vực chứng khóan và bất động sản. Trong khi tỷ lệ cho vay lĩnh vực chứng khoán không lớn thì việc giảm tỷ lệ này chủ yếu tập trung vào giảm tỷ lệ cho vay lĩnh vực bất động sản hay nói cách khác ngân hàng cần tìm cách thu hồi nguồn vốn đã cho vay tron lĩnh vực bất động sản khi mà chưa thể tăng được tổng dư nợ tín dụng.
Trong trường hợp các công ty bất động sản giảm giá mạnh hàng hóa bất động sản để thu hồi vốn thì nguồn vốn này lại quay về ngân hàng chứ khó có thể chuyển sang chứng khoán. Còn đối với người mua bất động sản, họ sẽ phải lấy nguồn tiền từ tiền gửi tiết kiệm hoặc chứng khoán ra để mua bất động sản.
Như vậy, luồng tiền vào chứng khoán không những không tăng mà có nguy cơ giảm.
Nhiều công ty có mức vốn hóa lơn trên thị trường niêm yết hiện tại là các công ty kinh doanh bất động sản, nếu tình hình hoạt động của họ khó khăn và thua lỗ sẽ dẫn tới chỉ số VNIndex sụp giảm theo và ảnh hưởng tới TTCK.
Nguyễn Hồng Hải - Nguyên phó TGĐ Oceanbank
(Theo ATPvietnam)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet