Băng qua suy thoái cùng R Durtnell and Sons
Được thành lập từ năm 1591, công ty xây dựng của dòng họ Durtnell - R Durtnell and Sons đã trải qua 13 thế hệ lãnh đạo, không biết bao nhiêu cuộc khủng hoảng và suy thoái, nhưng vẫn “sống” tốt, trở thành công ty xây dựng lâu đời nhất nước Anh.
Một trong những cách giúp R Durtnell and Sons sống sót đến ngày nay là biến đất đai do công ty sở hữu thành văn phòng cho thuê. Nơi từng là sân của công ty xây dựng này với các kho và giàn giáo xếp chồng lên nhau nay đã trở thành các tòa nhà văn phòng hoành tráng. R Durtnell and Sons còn được trợ giúp rất nhiều với chiến lược đầu tư khôn ngoan khi chú trọng vào các dự án xây dựng ở Đông Nam nước Anh, vốn ít bị ảnh hưởng bởi cuộc suy thoái hiện tại.
Công ty được hưởng lợi lớn từ những công trình xây nhà thờ, trường tư thục, viện bảo tàng ở đó, đặc biệt là những căn nhà cao cấp cho các triệu phú nước ngoài muốn tậu bất động sản ở London và vùng Đông Nam đất nước. Nhưng có một thứ còn quan trọng hơn những điều trên. John Durtnell, cựu Chủ tịch công ty - người đã điều hành R Durtnell and Sons suốt hơn 40 năm, cho biết công ty ông không vung vãi tiền bạc vào những lúc ăn nên làm ra như các đối thủ, mà lúc nào cũng trích ra một khoản dự phòng. Thậm chí, nhân công còn bị giảm lương từ 10-15%.
“Điều đó tuy khó chịu nhưng không quá gây tổn hại, nó hướng tới sự bền vững” - John Durtnell nói. “Hầu hết nhân công đều hiểu rằng khi có vấn đề họ phải uống thuốc và chịu một ít đau đớn. Mọi người đều tin rằng ngày mai sẽ có bình minh, nhưng nếu ngày mai không bao giờ đến, họ sẽ mất tinh thần, bị tổn thương. Họ lo lắng về công việc, tiền lãi vay mua nhà, về tương lai… và sẽ bị khủng hoảng”.
Durtnell cũng phải sa thải nhân viên, trong đó phân nhánh đồ gỗ bị tổn hại nhiều nhất. “Trước suy thoái, trong các xưởng gỗ chúng tôi thuê 17-18 người, nay chỉ còn 10 người” - Martin Cheeseman, Giám đốc bộ phận đồ gỗ của công ty, nói. “Với công việc đánh veneer trước đây chúng tôi thuê 3 nhân công, nay chỉ thuê 1. Ở công đoạn phun sơn trước đây có 5 người, nay cũng chỉ còn 1, và trong xưởng cơ khí thường có 7-8 người, nay chỉ còn 4 người”. Cho đến nay, Anh vừa thoát khỏi suy thoái kép lần đầu tiên kể từ năm 1975 khi GDP quý III đã lấy lại tăng trưởng.
Theo thống kê lần đầu được Văn phòng Thống kê quốc gia công bố ngày 25-10, GDP của Anh tăng trưởng 1% trong quý III, cao hơn ước tính 0,8% của các chuyên gia, đây cũng là tốc độ tăng trưởng nhanh nhất của GDP Anh trong vòng 5 năm qua. Có lẽ nhờ sự cải thiện của nền kinh tế chung của xứ sở sương mù, nhà Durtnell cho biết ngành xây dựng đã có những tín hiệu khả quan. Alex Durtnell, lãnh đạo thế hệ 13 của công ty và là Chủ tịch hiện tại, cho biết đơn hàng đang quay lại.
“Trước suy thoái danh sách đấu thầu của chúng tôi thường chiếm từ 1-1,5 trang giấy A4, tức có khoảng 10-12 công trình đang được Phòng Kế hoạch định giá. Vừa qua, danh sách này giảm xuống còn 1/2 trang A4, nhưng hôm qua tôi thấy nó đã tăng trở lại vào khoảng 1 trang A4. Và tất cả dự án đều phù hợp và doanh thu tốt, tôi nghĩ đó là một tín hiệu tích cực” - Alex Durtnell nói.
Theo công bố trên trang chủ, Durtnell hiện có doanh thu khoảng 60 triệu bảng (96,6 triệu USD) mỗi năm, với 145 nhân công chính thức. Công trình đầu tiên của công ty được ghi lại trong sổ sách là một căn nhà ở làng Kent, do John Dartnall và anh trai Brian xây dựng, gọi là Poundsbridge Manor. Ngôi nhà được xây cho cha của họ, ông William Dartnall. Hiện ngôi nhà này vẫn còn vững chãi dù đã trải qua 2 cuộc chiến tranh thế giới.
Công ty được hưởng lợi lớn từ những công trình xây nhà thờ, trường tư thục, viện bảo tàng ở đó, đặc biệt là những căn nhà cao cấp cho các triệu phú nước ngoài muốn tậu bất động sản ở London và vùng Đông Nam đất nước. Nhưng có một thứ còn quan trọng hơn những điều trên. John Durtnell, cựu Chủ tịch công ty - người đã điều hành R Durtnell and Sons suốt hơn 40 năm, cho biết công ty ông không vung vãi tiền bạc vào những lúc ăn nên làm ra như các đối thủ, mà lúc nào cũng trích ra một khoản dự phòng. Thậm chí, nhân công còn bị giảm lương từ 10-15%.
Poundsbridge Manor, công trình đầu tiên của của R Durtnell and Sons. |
“Điều đó tuy khó chịu nhưng không quá gây tổn hại, nó hướng tới sự bền vững” - John Durtnell nói. “Hầu hết nhân công đều hiểu rằng khi có vấn đề họ phải uống thuốc và chịu một ít đau đớn. Mọi người đều tin rằng ngày mai sẽ có bình minh, nhưng nếu ngày mai không bao giờ đến, họ sẽ mất tinh thần, bị tổn thương. Họ lo lắng về công việc, tiền lãi vay mua nhà, về tương lai… và sẽ bị khủng hoảng”.
Durtnell cũng phải sa thải nhân viên, trong đó phân nhánh đồ gỗ bị tổn hại nhiều nhất. “Trước suy thoái, trong các xưởng gỗ chúng tôi thuê 17-18 người, nay chỉ còn 10 người” - Martin Cheeseman, Giám đốc bộ phận đồ gỗ của công ty, nói. “Với công việc đánh veneer trước đây chúng tôi thuê 3 nhân công, nay chỉ thuê 1. Ở công đoạn phun sơn trước đây có 5 người, nay cũng chỉ còn 1, và trong xưởng cơ khí thường có 7-8 người, nay chỉ còn 4 người”. Cho đến nay, Anh vừa thoát khỏi suy thoái kép lần đầu tiên kể từ năm 1975 khi GDP quý III đã lấy lại tăng trưởng.
Theo thống kê lần đầu được Văn phòng Thống kê quốc gia công bố ngày 25-10, GDP của Anh tăng trưởng 1% trong quý III, cao hơn ước tính 0,8% của các chuyên gia, đây cũng là tốc độ tăng trưởng nhanh nhất của GDP Anh trong vòng 5 năm qua. Có lẽ nhờ sự cải thiện của nền kinh tế chung của xứ sở sương mù, nhà Durtnell cho biết ngành xây dựng đã có những tín hiệu khả quan. Alex Durtnell, lãnh đạo thế hệ 13 của công ty và là Chủ tịch hiện tại, cho biết đơn hàng đang quay lại.
“Trước suy thoái danh sách đấu thầu của chúng tôi thường chiếm từ 1-1,5 trang giấy A4, tức có khoảng 10-12 công trình đang được Phòng Kế hoạch định giá. Vừa qua, danh sách này giảm xuống còn 1/2 trang A4, nhưng hôm qua tôi thấy nó đã tăng trở lại vào khoảng 1 trang A4. Và tất cả dự án đều phù hợp và doanh thu tốt, tôi nghĩ đó là một tín hiệu tích cực” - Alex Durtnell nói.
Theo công bố trên trang chủ, Durtnell hiện có doanh thu khoảng 60 triệu bảng (96,6 triệu USD) mỗi năm, với 145 nhân công chính thức. Công trình đầu tiên của công ty được ghi lại trong sổ sách là một căn nhà ở làng Kent, do John Dartnall và anh trai Brian xây dựng, gọi là Poundsbridge Manor. Ngôi nhà được xây cho cha của họ, ông William Dartnall. Hiện ngôi nhà này vẫn còn vững chãi dù đã trải qua 2 cuộc chiến tranh thế giới.
(Theo BBC)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet