(Trần Quỳnh Anh, Hà Nội)

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 91 Luật nhà ở, nhà ở được đưa vào tham gia các giao dịch như mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì phải có đủ các điều kiện sau đây:

- Giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở theo quy định của pháp luật;

- Không có tranh chấp về quyền sở hữu;

- Không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Căn hộ chị định mua chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu nên về nguyên tắc, chưa được thực hiện việc mua bán.

Mặt khác, theo quy định tại Điều 450 Bộ luật Dân sự thì “Hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Ông A chuyển nhượng căn hộ cho ông B nhưng không lập hợp đồng mua bán mà lại lập hợp đồng ủy quyền là chưa đúng. Căn hộ chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu và việc mua bán giữa ông A và ông B chưa được thực hiện đúng quy định của pháp luật nên giao dịch mua bán giữa ông A và ông B chưa được coi là hợp lệ.

Do đó nếu mua căn hộ này, chị cũng chưa được đứng tên sở hữu. Việc mua bán căn hộ chỉ được thực hiện một cách hợp pháp khi căn hộ được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu (mang tên ông A) và tùy theo sự hợp tác của ông A và ông B, chị có thể ký hợp đồng mua bán căn hộ trực tiếp với ông A.

Hiện ông B chỉ được ủy quyền sử dụng căn hộ trên, không phải là chủ sở hữu hợp pháp của căn hộ (thể hiện qua việc không đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu) nên không thể đứng ra ký hợp đồng mua bán với chị, trừ trường hợp được ông A ủy quyền cho đứng ra thực hiện việc chuyển nhượng căn hộ (khi có đủ điều kiện chuyển nhượng).
 

Thạc sĩ Phạm Thanh Bình
Theo Vnexpress

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME