Bài trí vật phẩm phong thủy để gia đình có đông con
Trong sách kinh điển của khoa phong thủy có câu: “Sơn quản nhân đinh, thủy quản tài” (tức là núi quản về người còn sông quản về của cải).
Người Trung Quốc coi con người vô cùng quan trọng, vì vậy trong sách cổ nói rằng: “Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại” (Tức là có ba điều bất hiếu, thì điều bất hiếu lớn nhất là không có con cái nối dõi tông đường). Ngoài việc xem phong thủy, thì người ta thích bày trong nhà các vật phẩm biểu tượng về đường con cái hoặc treo các bức tranh mang ý nghĩa này.
Một số người khác lấy vàng bạc đánh thành “Khóa trường mệnh” nhưng hình dạng như kỳ lân biếu con để cầu may về đường con cái.
Đời Thanh, trên áo phẩm phục quan nhất phẩm được thêu hình kỳ lân, nhìn vào áo biết phẩm hàm của người đó còn kém những người trên áo thêu rồng một bậc.
Hình dáng núi ngọc được chế tác rất đa dạng, nhưng thịnh hành nhất là “phù giáp thiên hạ” (nghĩa là giàu có nhất thiên hạ), phía dưới hình quả núi, trên đỉnh núi có con bọ hoặc cóc ba chân, như vậy hình này không những mang ý nghĩa thêm người mà còn mang ý nghĩa thêm của.
Người ta khắc họa hình đàn bầu trĩu ủa trên đá ngọc làm bùa cho những đôi vợ chồng hiếm con, nếu vẽ thành tranh thì treo trong nhà, với ý cầu chúc đẻ nhiều con.
1. Kỳ lân biếu con
Kỳ lân còn gọi là con nghê trong truyền thuyết, được coi là con thú nhân hậu, hôm trước ngày Khổng Tử chào đời, có một con kỳ lân đến nhà ông, trong miệng ngậm quyển sách bằng ngọc, trong sách đó ghi chép vận mệnh của Khổng Tử, dự đoán sau này ông trở thành bậc vương hầu, tuy nhiên ông đã không gặp thời, không làm được quan lớn. Đây là nội dung của điển tích “kỳ lân nhả sách ngọc”, cũng vì vậy mà sau khi ra đời, người ta gọi Khổng Tử là “con kỳ lân”, từ đó truyền tụng phong tục kỳ lân biếu con.Một số người khác lấy vàng bạc đánh thành “Khóa trường mệnh” nhưng hình dạng như kỳ lân biếu con để cầu may về đường con cái.
Đời Thanh, trên áo phẩm phục quan nhất phẩm được thêu hình kỳ lân, nhìn vào áo biết phẩm hàm của người đó còn kém những người trên áo thêu rồng một bậc.
2. Liên sinh quý tử
Một số bạn bè của tác giả rất sốt ruột muốn có con ngay, tác giả liền đem tặng họ miếng ngọc bội cổ mang tên “liên sinh quý tử”. Hình dạng của miếng ngọc bội này ra sao, đó là một cậu bé ngồi trên lá sen hoặc tay cầm hoa sen (loại này còn có tên là trì hà đồng tử, tức là cậu bé cầm hoa sen) “liên” là hoa sen lá sen nhưng lại đồng âm với chữ “liên” là liền ngay, nên tấm ngọc bội mang ý nghĩa cầu chúc có con sớm.3. Ngọc sơn
Sách kinh viết: Núi quản người, sông quản tài lộc, nhưng một số ngôi nhà kém về đường con cái, chủ nhân ở trong ngôi nhà đó sẽ khó có con, muốn tránh cảnh về già phải sống cô độc, thì nên bày núi ngọc trong phòng, để cầu mong thêm người.Hình dáng núi ngọc được chế tác rất đa dạng, nhưng thịnh hành nhất là “phù giáp thiên hạ” (nghĩa là giàu có nhất thiên hạ), phía dưới hình quả núi, trên đỉnh núi có con bọ hoặc cóc ba chân, như vậy hình này không những mang ý nghĩa thêm người mà còn mang ý nghĩa thêm của.
4. Bầu bí đầy đàn
Trên dàn bầu bí dây leo chằng chịt, quả to quả bé treo lủng lẳng, đúng là biểu tượng cho một gia đình sum họp, con đàn cháu đống.Người ta khắc họa hình đàn bầu trĩu ủa trên đá ngọc làm bùa cho những đôi vợ chồng hiếm con, nếu vẽ thành tranh thì treo trong nhà, với ý cầu chúc đẻ nhiều con.
5. Thạch lựu
Trước đây tác giả có tặng cho học trò một viên bạch ngọc tạc hình quả lựu trong lễ cưới của anh ấy, hình quả lựu ở đây được bổ làm đôi, một nửa lộ ra rất nhiều hạt, mang ý nghĩa “lựu khai bách tử” (tức là lựu nở nhiều con). Nếu mang tặng bức tranh “lựu khai bách tử” cho đôi vợ chồng mới cưới, được coi là lời cầu chúc tốt đẹp. Có điều thời nay người ta thích nhiều của hơn nhiều con, nên đôi khi người được tặng quà lại không vui vẻ đón nhận.(Theo Nhaxuan)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet