Bài trí nhà bếp hợp phong thủy để tăng thêm vượng khí
Nhà bếp là nơi chế biến thực phẩm nuôi sống và tạo ra sức khỏe cho con người, từ đó mà nâng cao hiệu suất công việc. Vì thế bài trí nhà bếp hợp phong thủy để tăng thêm vượng khí luôn được các gia chủ quan tâm.
Hiên nay, người ta không còn coi bếp là khu phụ nữa mà rất chú ý đến việc bố trí, trang bị cho nhà bếp vừa thoải mái, thuận tiện, vừa hiện đại. Không ít người khả năng tài chính dư dả đã không tiếc tiền đầu tư cho nhà bếp.
Trong phong thủy, nhà bếp đại diện cho của cải. Vì vậy nhà phong thủy rất quan tâm đến lò nấu (bếp than, bếp điện, bếp dầu, bếp ga…) và vị trí người nấu nướng.
Trước hết, vị trí lò nấu phải được chiếu sáng tốt, đủ ánh sáng và khi đứng nấu không bị sấp bóng, như vậy thì thần bếp tượng trưng là lửa mới vượng và sinh khí lưu chuyển dễ dàng. Lò nấu là hỏa kỵ với thủy, vì vậy không được đặt lò nấu trên bể nước hoặc đối diện với tủ lạnh, nếu không, công việc làm ăn của gia chủ sẽ rất trở ngại, thậm chí không thể ngóc đầu lên nổi.
Vị trí của lò nấu cũng cần phải đặt như thế nào để khi nấu nướng, người đầu bếp có thể dễ dàng quan sát được người ra vào bếp để tránh bị “giật mình” và tránh bị “dòm ngó”. Nếu không thì sức khỏe, sự sung túc và cả các quan hệ cá nhân người cư ngụ sẽ bị ảnh hưởng…
Theo quan niệm của phong thủy bếp phải được nằm ở hướng dữ nhưng hướng về phương lành để có thể áp chế khí dữ cho gia chủ. Lửa bếp sinh khí dương điều chế được loại khí bất lợi cho ngôi nhà. |
Trong một nhà hàng, nếu người bếp trưởng bị giật mình có thể ảnh hưởng đến mọi thứ từ chất lượng của các món ăn đến thái độ của người phục vụ và sự hài lòng của khách hàng.
Xét thấy trong thực tế, đủ ánh sáng cho lò nấu là điều hết sức quan trọng và cần thiết giúp ta quan sát rõ ràng thực phẩm khi nấu nướng để bảo đảm chất lượng món ăn. Còn đặt bếp lò đối diện với tủ lạnh dĩ nhiên là không tốt bởi bản thân bức xạ nhiệt lò nấu sẽ ảnh hưởng xấu đến vận hành của tủ lạnh.
Người đầu bếp cũng cần được tập trung tâm trí vào công việc, vì vậy nếu có tác động đột ngột, bất ngờ khiến họ giật mình để ảnh hưởng đến thức ăn, thậm chí có thể xảy ra tai nạn. Ví như khi đang thái rau sự giật mình có thể làm đứt tay hoặc khi đang đun chảo mỡ nóng, nước sôi có thể gây bỏng hoặc hỏa hoạn.
Phong thủy cũng quan niệm rằng, người nấu bếp phải được làm việc ở nơi thoáng đãng, rộng rãi. Lò nấu nếu đặt trong góc quá chật sẽ làm trở ngại cho thao tác người nấu và nguồn khí lưu chuyển gây hại cho sức khỏe, tài lộc.
Theo phong thủy, bếp lò cũng tượng trưng cho tình trạng tài chính khá giả trong gia đình. Cũng cần giữ bếp sạch sẽ và làm việc đều đặn, luôn đỏ lửa để duy trì vượng khí trong nhà, như thế tiền của sẽ vào nhà dễ dàng. Nếu bếp khó cháy có nghĩa công việc làm sẽ gặp nhiều trở ngại, hay bị phá ngang.
Cũng theo quan niệm của phong thủy, gia đình có thịnh vượng hay không có liên quan đến số lượng bếp được nấu nhiều hay ít, ví như ta sử dụng nhiều bếp thì tiền bạc cũng nảy nở thêm.
Trong trường hợp không tuân thủ được những nguyên tắc trên như vị trí đặt bếp chật chội, người đứng nấu quay lưng ra cửa, số lượng bếp lò ít… nhà phong thủy khuyên người ta đặt gương hay kim loại trắng trên tường sau dãy lò để “mở rộng” không gian cho khí dễ lưu chuyển. Người nấu bếp sẽ không giật mình khi có người vào bếp nhờ kính phản chiếu qua gương.
Trong trường hợp lò nấu nhìn vào một vách tường có cửa sổ sẽ ảnh hưởng không tốt đến đầu bếp. Khắc phục trường hợp này bằng cách đặt gương phản chiếu ra cửa bếp hay treo một chiếc khánh hay một quả thủy tinh cầu giữa dãy bếp và cửa ra vào.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet