Bắc Ninh đi tiên phong trong quy hoạch đầu tư đô thị đại học
Trong khi TP Hà Nội và các tỉnh nằm trong vùng Thủ đô đang khẩn trương triển khai quy hoạch, lập các dự án đô thị đại học nhằm đón các trường đại học, cao đẳng di dời khỏi trung tâm Hà Nội thì từ năm 2006, tỉnh Bắc Ninh đã phê duyệt quy hoạch Khu liên hợp đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ (Khu đại học 1).
Nối đó, năm 2010, tỉnh phê duyệt quy hoạch khu đại học 2 và hiện nay đang dự kiến khu đại học 3. Tổng quy mô của cả 3 khu đại học là 2.100ha, dự kiến thu hút khoảng 15 vạn sinh viên. Như vậy là ở một khía cạnh nhất định, Bắc Ninh đã đi trước các địa phương trong vùng. Trong giai đoạn 2011 - 2015, Bắc Ninh tiếp tục xác định: Phát triển các KĐT quan trọng theo hướng hiện đại, văn minh, sinh thái vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ lâu dài, trong đó cần ưu tiên phát triển các KĐT đại học.
Đề cập đến sự chủ động của Bắc Ninh trong việc triển khai các dự án quy hoạch khu đại học, đại diện Sở Xây dựng Bắc Ninh cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng, UBND tỉnh về việc phát triển các KĐT đại học, những năm qua, Sở Xây dựng đã lập và được phê duyệt quy hoạch chi tiết làng đại học 1 tại TP Bắc Ninh, quy mô 193,27ha và làng đại học 2 tại huyện Tiên Du, quy mô 499,05ha. Bên cạnh 2 khu đại học này, Sở đồng thời quy hoạch khu liền kề làng đại học 1 quy mô 273ha và khu liền kề làng đại học 2 quy mô 150ha.
Tỉnh Bắc Ninh định hướng phát triển các khu đại học thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ tầm cỡ quốc gia và quốc tế; hình thành và phát triển KĐT đại học hiện đại, văn minh với hàm lượng cao về kinh tế tri thức; là một nhân tố đột phá về phát triển đô thị, góp phần quan trọng trong chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh trở thành TP trực thuộc Trung ương.
Để đẩy nhanh quá trình phát triển 2 khu đại học, tỉnh Bắc Ninh đã thành lập ban chỉ đạo do Chủ tịch UBND tỉnh là Trưởng ban, giám đốc các ngành của tỉnh và chủ tịch UBND các huyện, thị xã, TP làm thành viên và dự thảo Quy chế thu hút đầu tư phát triển các cơ sở nghiên cứu và đào tạo. Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng xúc tiến làm việc với các bộ: Xây dựng, GD&ĐT, KH&ĐT, Tài chính, GTVT, xin ý kiến, trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng tuyến đường gom vào các khu đại học.
Căn cứ vào tốc độ phát triển lĩnh vực đào tạo tại Bắc Ninh, Bộ Xây dựng đã chỉ đạo tỉnh xây dựng 2 khu ký túc xá sinh viên tập trung phục vụ cho sinh viên các trường trên địa bàn TP. Khu số 1 tại P.Hòa Long với tổng vốn 260 tỷ đồng, đáp ứng chỗ ở cho 5 nghìn sinh viên. Khu số 2 tại trường Cao đẳng Thống kê Trung ương với vốn đầu tư 32 tỷ đồng, đáp ứng chỗ ở cho 900 sinh viên. Hiện nay, cả hai khu ký túc xá này đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Từ thành công của 2 dự án ký túc xá nói trên, UBND tỉnh Bắc Ninh đã phê duyệt đầu tư xây dựng 2 dự án ký túc xá nữa trong các khu đại học tập trung với quy mô 5 nghìn sinh viên/khu, tổng mức đầu tư 409 tỷ đồng, từ nguồn trái phiếu Chính phủ.
Bên cạnh đó, để phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng KĐT đại học, UBND tỉnh Bắc Ninh đã giao TCty VIGLACERA đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật khu đại học 1 và TCty DABACO Việt Nam đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu đại học 2.
Đại diện Sở Xây dựng cũng cho biết: Vào thời điểm này, khu đại học 1 đã lấp đầy gần 90% quỹ đất dành cho đào tạo và khu đại học 2 lấp đầy 37% quỹ đất đào tạo. Trong số các cơ sở đào tạo về với Bắc Ninh, có không ít trường đại học lớn như Bách khoa Hà Nội, Dược, Phòng cháy chữa cháy, Học viện Ngân hàng, Học viện Chính sách và phát triển, Đại học quốc tế Bắc Ninh… Dự kiến, đến năm 2015, quy mô đào tạo của hai khu đại học đạt 10 vạn sinh viên, trong đó có 8,35 vạn là sinh viên của các trường đại học.
Hiện tại, tỉnh Bắc Ninh đang xúc tiến quy hoạch và lập dự án đầu tư khu đại học 3 quy mô 1 nghìn ha. Cũng giống như khu đại học 1 và 2, UBND tỉnh đồng ý về mặt chủ trương giao cho Tập đoàn Him Lam làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng khu đại học số 3. Một mặt Bắc Ninh tiếp tục kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành hỗ trợ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để phát triển hạ tầng các khu đại học, ký túc xá sinh viên cũng như quan tâm, giới thiệu các trường đẳng cấp quốc gia, quốc tế về đầu tư tại Bắc Ninh. Mặt khác, tỉnh cũng có những cơ chế ưu đãi về đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu, về thuế và tín dụng cũng như các ưu đãi khác đối với các trường.
Đề cập đến sự chủ động của Bắc Ninh trong việc triển khai các dự án quy hoạch khu đại học, đại diện Sở Xây dựng Bắc Ninh cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng, UBND tỉnh về việc phát triển các KĐT đại học, những năm qua, Sở Xây dựng đã lập và được phê duyệt quy hoạch chi tiết làng đại học 1 tại TP Bắc Ninh, quy mô 193,27ha và làng đại học 2 tại huyện Tiên Du, quy mô 499,05ha. Bên cạnh 2 khu đại học này, Sở đồng thời quy hoạch khu liền kề làng đại học 1 quy mô 273ha và khu liền kề làng đại học 2 quy mô 150ha.
Tỉnh Bắc Ninh định hướng phát triển các khu đại học thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ tầm cỡ quốc gia và quốc tế; hình thành và phát triển KĐT đại học hiện đại, văn minh với hàm lượng cao về kinh tế tri thức; là một nhân tố đột phá về phát triển đô thị, góp phần quan trọng trong chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh trở thành TP trực thuộc Trung ương.
Để đẩy nhanh quá trình phát triển 2 khu đại học, tỉnh Bắc Ninh đã thành lập ban chỉ đạo do Chủ tịch UBND tỉnh là Trưởng ban, giám đốc các ngành của tỉnh và chủ tịch UBND các huyện, thị xã, TP làm thành viên và dự thảo Quy chế thu hút đầu tư phát triển các cơ sở nghiên cứu và đào tạo. Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng xúc tiến làm việc với các bộ: Xây dựng, GD&ĐT, KH&ĐT, Tài chính, GTVT, xin ý kiến, trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng tuyến đường gom vào các khu đại học.
Căn cứ vào tốc độ phát triển lĩnh vực đào tạo tại Bắc Ninh, Bộ Xây dựng đã chỉ đạo tỉnh xây dựng 2 khu ký túc xá sinh viên tập trung phục vụ cho sinh viên các trường trên địa bàn TP. Khu số 1 tại P.Hòa Long với tổng vốn 260 tỷ đồng, đáp ứng chỗ ở cho 5 nghìn sinh viên. Khu số 2 tại trường Cao đẳng Thống kê Trung ương với vốn đầu tư 32 tỷ đồng, đáp ứng chỗ ở cho 900 sinh viên. Hiện nay, cả hai khu ký túc xá này đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Từ thành công của 2 dự án ký túc xá nói trên, UBND tỉnh Bắc Ninh đã phê duyệt đầu tư xây dựng 2 dự án ký túc xá nữa trong các khu đại học tập trung với quy mô 5 nghìn sinh viên/khu, tổng mức đầu tư 409 tỷ đồng, từ nguồn trái phiếu Chính phủ.
Bên cạnh đó, để phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng KĐT đại học, UBND tỉnh Bắc Ninh đã giao TCty VIGLACERA đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật khu đại học 1 và TCty DABACO Việt Nam đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu đại học 2.
Đại diện Sở Xây dựng cũng cho biết: Vào thời điểm này, khu đại học 1 đã lấp đầy gần 90% quỹ đất dành cho đào tạo và khu đại học 2 lấp đầy 37% quỹ đất đào tạo. Trong số các cơ sở đào tạo về với Bắc Ninh, có không ít trường đại học lớn như Bách khoa Hà Nội, Dược, Phòng cháy chữa cháy, Học viện Ngân hàng, Học viện Chính sách và phát triển, Đại học quốc tế Bắc Ninh… Dự kiến, đến năm 2015, quy mô đào tạo của hai khu đại học đạt 10 vạn sinh viên, trong đó có 8,35 vạn là sinh viên của các trường đại học.
Hiện tại, tỉnh Bắc Ninh đang xúc tiến quy hoạch và lập dự án đầu tư khu đại học 3 quy mô 1 nghìn ha. Cũng giống như khu đại học 1 và 2, UBND tỉnh đồng ý về mặt chủ trương giao cho Tập đoàn Him Lam làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng khu đại học số 3. Một mặt Bắc Ninh tiếp tục kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành hỗ trợ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để phát triển hạ tầng các khu đại học, ký túc xá sinh viên cũng như quan tâm, giới thiệu các trường đẳng cấp quốc gia, quốc tế về đầu tư tại Bắc Ninh. Mặt khác, tỉnh cũng có những cơ chế ưu đãi về đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu, về thuế và tín dụng cũng như các ưu đãi khác đối với các trường.
(Theo BXD)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet