An Giang: Nội bộ bất đồng, khách hàng lãnh đủ?
Trong một thời gian dài chắt chiu dành dụm, nhiều hộ dân huyện Châu Phú, tỉnh An Giang mới mua được nền nhà tại dự án Chợ Kênh 7 - Vịnh Tre của Công ty Bá Phú Trang.
Những tưởng cuộc sống từ nay sẽ được ổn định, khỏi phải lo toan mỗi khi mùa lũ đến, nào ngờ niềm vui chưa kịp trọn vẹn thì họ bị cơ quan chức năng yêu cầu phải đập nhà, trả lại hiện trạng ban đầu cho chủ đầu tư theo phán quyết của tòa.
Tưởng đây chỉ là tin vịt, vì tất cả quá trình giao dịch mua nền đến khi xây dựng đều hợp lệ và từ trước đến giờ chưa thấy chủ đầu tư hay cơ quan chức năng nào đứng ra ngăn cản, tranh chấp, nhưng bất ngờ tháng 10/2011, anh Sang rụng rời tay chân khi được biết do bất đồng trong hợp tác đầu tư, một thành viên của Công ty Bá Phú Trang khởi kiện ra tòa và Hội đồng xét xử TAND An Giang đã tuyên bố hợp đồng mua bán, chuyển nhượng của anh với công ty vô hiệu, đồng thời buộc anh phải trả lại nền nhà tại dự án khu dân cư Chợ Kênh 7 - Vịnh Tre cho một thành viên công ty. Càng rối rắm hơn là không chỉ một mình anh Sang mà toàn bộ khách hàng đã ký hợp đồng với Công ty Bá Phú Trang (do ông Tiến làm đại diện - PV) đều phải dỡ nhà, hủy hợp đồng.
Căn nguyên của vụ việc là năm 2004, UBND tỉnh An Giang có chủ trương giao cho Ban quản lý dự án (BQLDA) huyện Châu Phú làm chủ đầu tư xây dựng khu dân cư Chợ Kênh 7 - Vịnh Tre. Tháng 10/2004, BQLDA huyện Châu Phú ký hợp đồng hợp tác đầu tư với Công ty Bá Phú Trang (do ông Trần Minh Tiến và Phan Văn Bá là hai cổ đông chính). Do thiếu kinh phí đầu tư nên Công ty Nhựt Quang được mời tham gia. Nghĩa vụ, trách nhiệm và tỷ lệ ăn chia của từng thành viên được quy định cụ thể. Trong thời gian dài thi công, do hùn hạp làm ăn thiếu sự minh bạch rõ ràng, cuối cùng ông Nhựt đã khởi kiện hai cổ đông là ông Bá và ông Tiến ra tòa để tranh chấp quyền lợi bị thiệt thòi của mình (trong đó có nội dung ông Tiến tự ý bán nền khi chưa có sự đồng thuận từ các thành viên). Trong số hàng chục nền nhà được bán ra, có 8 nền bị HĐXX TAND tỉnh An Giang đề nghị không công nhận (trong đó có nền của anh Sang) vì cho rằng hợp đồng vô hiệu.
Với phán quyết trên, HĐXX TAND tỉnh An Giang đã gián tiếp làm ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều hộ dân huyện Châu Phú, tước đi quyền lợi chính đáng của khách hàng Công ty Bá Phú Trang. Rồi đây, hàng trăm triệu đồng dành dụm cả đời trong phút chốc phải mất trắng vì HĐXX quá cứng nhắc trong việc giải quyết hậu quả sự bất đồng của các chủ đầu tư. Ngay cả HĐXX tòa phúc thẩm tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 19/3/2012 dường như cũng đã “quên” xem xét lại những thiệt thòi của các hộ này. Chính sách, chủ trương “an cư lập nghiệp” cho người dân vùng lũ mà Chính phủ đang dày công thực hiện sẽ ra sao khi hàng loạt hộ dân huyện Châu Phú vừa nêu phải lâm vào cảnh màn trời chiếu đất khi những căn nhà trên bị cưỡng chế theo phán quyết của tòa?
Một góc khu dân cư Chợ Kênh 7, Vịnh Tre |
Khi “chuyện lạ” xảy ra
Theo đơn tường trình của anh Đỗ Phan Phước Sang (SN 1971), đầu tháng 1/2009, anh ký hợp đồng với Công ty TNHH kinh doanh địa ốc xây dựng thương mại Bá Phú Trang (gọi tắt là Công ty Bá Phú Trang, do ông Trần Minh Tiến làm đại diện) mua một nền nhà tại khu dân cư Chợ Kênh 7 - Vịnh Tre. Hợp đồng được thực hiện theo phương thức nhận nền, sau đó trả dần. Cụ thể, anh Sang nhận nền nhà của Công ty Bá Phú Trang và đã thanh toán được 100 triệu đồng, 50 triệu còn lại sẽ tiếp tục thực hiện theo hợp đồng đã ký. Sau đó, anh Sang tiến hành các thủ tục xây dựng nhà ở kiên cố, đến nay đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Gần hai năm sau, anh bất ngờ nghe dư luận râm ran về việc tất cả khách hàng mua nền nhà tại khu dân cư trên sẽ phải tháo dỡ nhà, trả lại nền đất cho chủ đầu tư vì nội bộ của công ty này đang... lủng củng (?!).Tưởng đây chỉ là tin vịt, vì tất cả quá trình giao dịch mua nền đến khi xây dựng đều hợp lệ và từ trước đến giờ chưa thấy chủ đầu tư hay cơ quan chức năng nào đứng ra ngăn cản, tranh chấp, nhưng bất ngờ tháng 10/2011, anh Sang rụng rời tay chân khi được biết do bất đồng trong hợp tác đầu tư, một thành viên của Công ty Bá Phú Trang khởi kiện ra tòa và Hội đồng xét xử TAND An Giang đã tuyên bố hợp đồng mua bán, chuyển nhượng của anh với công ty vô hiệu, đồng thời buộc anh phải trả lại nền nhà tại dự án khu dân cư Chợ Kênh 7 - Vịnh Tre cho một thành viên công ty. Càng rối rắm hơn là không chỉ một mình anh Sang mà toàn bộ khách hàng đã ký hợp đồng với Công ty Bá Phú Trang (do ông Tiến làm đại diện - PV) đều phải dỡ nhà, hủy hợp đồng.
Bản án có thấu tình đạt lý?
Được biết, ngày 4/10/2011, TAND tỉnh An Giang đã đưa ra xét xử sơ thẩm vụ kiện “tranh chấp hợp đồng hợp tác liên kết đầu tư” do nguyên đơn là Công ty TNHH vận tải và thương mại Nhựt Quang (gọi tắt là Công ty Nhựt Quang) do ông Nguyễn Quang Nhựt làm giám đốc.Căn nguyên của vụ việc là năm 2004, UBND tỉnh An Giang có chủ trương giao cho Ban quản lý dự án (BQLDA) huyện Châu Phú làm chủ đầu tư xây dựng khu dân cư Chợ Kênh 7 - Vịnh Tre. Tháng 10/2004, BQLDA huyện Châu Phú ký hợp đồng hợp tác đầu tư với Công ty Bá Phú Trang (do ông Trần Minh Tiến và Phan Văn Bá là hai cổ đông chính). Do thiếu kinh phí đầu tư nên Công ty Nhựt Quang được mời tham gia. Nghĩa vụ, trách nhiệm và tỷ lệ ăn chia của từng thành viên được quy định cụ thể. Trong thời gian dài thi công, do hùn hạp làm ăn thiếu sự minh bạch rõ ràng, cuối cùng ông Nhựt đã khởi kiện hai cổ đông là ông Bá và ông Tiến ra tòa để tranh chấp quyền lợi bị thiệt thòi của mình (trong đó có nội dung ông Tiến tự ý bán nền khi chưa có sự đồng thuận từ các thành viên). Trong số hàng chục nền nhà được bán ra, có 8 nền bị HĐXX TAND tỉnh An Giang đề nghị không công nhận (trong đó có nền của anh Sang) vì cho rằng hợp đồng vô hiệu.
Với phán quyết trên, HĐXX TAND tỉnh An Giang đã gián tiếp làm ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều hộ dân huyện Châu Phú, tước đi quyền lợi chính đáng của khách hàng Công ty Bá Phú Trang. Rồi đây, hàng trăm triệu đồng dành dụm cả đời trong phút chốc phải mất trắng vì HĐXX quá cứng nhắc trong việc giải quyết hậu quả sự bất đồng của các chủ đầu tư. Ngay cả HĐXX tòa phúc thẩm tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 19/3/2012 dường như cũng đã “quên” xem xét lại những thiệt thòi của các hộ này. Chính sách, chủ trương “an cư lập nghiệp” cho người dân vùng lũ mà Chính phủ đang dày công thực hiện sẽ ra sao khi hàng loạt hộ dân huyện Châu Phú vừa nêu phải lâm vào cảnh màn trời chiếu đất khi những căn nhà trên bị cưỡng chế theo phán quyết của tòa?
(Theo CATPHCM)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet