Ấn Độ: Kinh doanh BĐS cũng đang khốn đốn
Ngành kinh doanh bất động sản Ấn Độ hiện đang khốn đốn đối mặt với thời kỳ đầy rẫy khó khăn do lãi suất cao đẩy chi phí vay tiền mua nhà tăng vọt.
Các đợt tăng lãi suất liên tiếp của Ngân hàng Trung ương Ấn Độ buộc những người có ý định mua nhà phải trì hoãn kế hoạch này, khiến ngay cả các công ty kinh doanh bất động sản hàng đầu của Ấn Độ lao đao.
Cổ phiếu của các công ty bất động sản DLF, Unitech và DB Realty trong tháng 8/2011 đã giảm xuống mức thấp trong năm qua, do lợi nhuận giảm và những quan ngại gia tăng về sự hồi phục kinh tế toàn cầu sau khi Mỹ bị đánh tụt hạng tín dụng và cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực sử dụng đồng euro.
Chỉ số của khu vực bất động sản ở Thị trường chứng khoán Bombay đã giảm một nửa giá trị so với thời điểm cách đây một năm và giá cổ phiếu của nhiều công ty đã giảm mạnh sau khi những chi tiết về vụ bê bối hối lộ để vay tín dụng hồi tháng 10 năm ngoái bị phanh phui.
Các nhà phân tích nói rằng viễn cảnh trước mắt không mấy sáng sủa đối với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản Ấn Độ, do từ nay đến cuối năm dự kiến sẽ có thêm một đợt tăng lãi suất nữa, cộng thêm giá nhiên liệu, chi phí lao động và nguyên liệu thô tăng, trong khi hoạt động kinh tế tăng trưởng chậm lại.
Giám đốc Neeraj Bansal thuộc công ty tư vấn toàn cầu KPMG ở Ấn Độ nói: "Doanh số bán nhà không tăng như dự kiến. Trong khi đó, gánh nặng nợ nần và chi phí của một số công ty phát triển bất động sản lại gia tăng. Triển vọng của khu vực bất động sản Ấn Độ là khá ảm đạm".
Cuối tuần qua, DB Realty, có trụ sở ở Mumbai, đã phát đi những dấu hiệu mới nhất về “sức khỏe” của ngành kinh doanh bất động sản Ấn Độ, với tuyên bố lợi nhuận giảm 33%, xuống 411 triệu rupee (9,03 triệu USD) trong quí 2/2011 so với cùng kỳ năm ngoái.
Giám đốc tập đoàn N. Shahid Balwa cho biết: "Lãi suất và chi phí đầu vào đã tăng gấp đôi cùng với việc trì hoãn thông qua các dự án đã khiến ngành này tăng trưởng chậm lại".
Tờ “Mumbai Mirror” cho biết không có một giao dịch nào được thực hiện tại một dự án khu chung cư cao cấp ở phía nam Mumbai cho dù khu chung cư trị giá 3,5 tỷ rupee này đã được chào bán cho khách hàng từ 5 năm nay.
Chuyên gia Pramod Gubbi của công ty môi giới Ambit Capital nói: "Các nhà phát triển bất động sản sẽ phải bắt đầu phải giảm giá bán, hiện cao hơn giá trị thực tế, để thúc đẩy doanh số bán". Còn nhà phát triển bất động sản Ravi Vaswamni thừa nhận “việc bán bất động sản cao cấp thường gặp khó khăn”.
Cổ phiếu của các công ty bất động sản DLF, Unitech và DB Realty trong tháng 8/2011 đã giảm xuống mức thấp trong năm qua, do lợi nhuận giảm và những quan ngại gia tăng về sự hồi phục kinh tế toàn cầu sau khi Mỹ bị đánh tụt hạng tín dụng và cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực sử dụng đồng euro.
Chỉ số của khu vực bất động sản ở Thị trường chứng khoán Bombay đã giảm một nửa giá trị so với thời điểm cách đây một năm và giá cổ phiếu của nhiều công ty đã giảm mạnh sau khi những chi tiết về vụ bê bối hối lộ để vay tín dụng hồi tháng 10 năm ngoái bị phanh phui.
Các nhà phân tích nói rằng viễn cảnh trước mắt không mấy sáng sủa đối với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản Ấn Độ, do từ nay đến cuối năm dự kiến sẽ có thêm một đợt tăng lãi suất nữa, cộng thêm giá nhiên liệu, chi phí lao động và nguyên liệu thô tăng, trong khi hoạt động kinh tế tăng trưởng chậm lại.
Giám đốc Neeraj Bansal thuộc công ty tư vấn toàn cầu KPMG ở Ấn Độ nói: "Doanh số bán nhà không tăng như dự kiến. Trong khi đó, gánh nặng nợ nần và chi phí của một số công ty phát triển bất động sản lại gia tăng. Triển vọng của khu vực bất động sản Ấn Độ là khá ảm đạm".
Cuối tuần qua, DB Realty, có trụ sở ở Mumbai, đã phát đi những dấu hiệu mới nhất về “sức khỏe” của ngành kinh doanh bất động sản Ấn Độ, với tuyên bố lợi nhuận giảm 33%, xuống 411 triệu rupee (9,03 triệu USD) trong quí 2/2011 so với cùng kỳ năm ngoái.
Giám đốc tập đoàn N. Shahid Balwa cho biết: "Lãi suất và chi phí đầu vào đã tăng gấp đôi cùng với việc trì hoãn thông qua các dự án đã khiến ngành này tăng trưởng chậm lại".
Tờ “Mumbai Mirror” cho biết không có một giao dịch nào được thực hiện tại một dự án khu chung cư cao cấp ở phía nam Mumbai cho dù khu chung cư trị giá 3,5 tỷ rupee này đã được chào bán cho khách hàng từ 5 năm nay.
Chuyên gia Pramod Gubbi của công ty môi giới Ambit Capital nói: "Các nhà phát triển bất động sản sẽ phải bắt đầu phải giảm giá bán, hiện cao hơn giá trị thực tế, để thúc đẩy doanh số bán". Còn nhà phát triển bất động sản Ravi Vaswamni thừa nhận “việc bán bất động sản cao cấp thường gặp khó khăn”.
(Theo Tamnhin.net)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet