Câu trả lời là không phải vậy, so sánh với mức thu nhập bình quân đầu người thì Đức được đánh giá là quốc gia có giá nhà đất thấp nhất trong số các nước phương Tây phát triển. Thuê nhà đã trở thành hoạt động có tính quy mô đối với phần lớn người dân Đức và cũng có lịch sử lâu đời tại quốc gia này.

Nhiều năm qua, chính sách pháp luật về thuê và cho thuê nhà ở tại Đức đã giúp bảo vệ quyền lợi của người đi thuê nhà. Được mệnh danh là quốc gia của “phúc lợi xã hội”, những quy định về cho thuê nhà ở tại Đức từ lâu đã “bám rễ” trong tinh thần của hiến pháp nước này. Đó là điều mà các nước trên thế giới cần học hỏi.

Khoảng 42% người dân Đức có nhà riêng, 60% muốn đi thuê nhà. Trong quan niệm truyền thống của nhiều người, so với việc mua nhà thì thuê nhà tức là chỉ cần bỏ ra một khoản tiền nhỏ, nhưng liên tục phải di chuyển, và phải chịu sự quản lý hỗn tạp. Tuy nhiên, tại Đức, chi phí thuê nhà không cao, cùng với sự tiện lợi khi chuyển nhà và không phải chịu những phiền phức về mặt quản lý đã được thể hiện đầy đủ và rõ nét trong các quy định của luật pháp.

Nhiều năm qua, với hàng loạt quy chế, quy định pháp luật hữu quan, nước Đức đã quản lý rất tốt và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển cân bằng. Hoạt động cho thuê nhà ở Đức đã phát triển mạnh mẽ dưới sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật hết sức hoàn hảo, đã mang lại lợi ích thực tiễn cho người dân và góp phần thúc đẩy công bằng xã hội. Rất nhiều điều khoản luật về mua bán và cho thuê nhà tại Đức đã được bảo lưu và duy trì hiệu lực ở những giai đoạn lịch sử khác nhau, giúp giữ vững sự ổn định của ngành nhà đất nước này.

So với các quốc gia phương Tây khác, nhà cầm quyền Đức đã thực hiện xuất sắc vai trò điều chỉnh điều tiết thị trường nhà đất, và đây là kết quả có được nhờ tinh thần coi trọng “phúc lợi xã hội” đã được thể hiện trong hiến pháp của nước này : “Cộng hòa liên bang Đức là quốc gia của dân chủ và phúc lợi xã hội.” Chính phủ Đức luôn nỗ lực hết mình trong vấn đề phúc lợi và công bằng xã hội. Cùng với y tế và giáo dục, bảo đảm an cư cho người dân là một trong những mục tiêu hàng đầu trong chính sách xã hội của chính phủ liên bang Đức. Vì thế, hoạt động thuê và cho thuê nhà ở, vốn chiếm phân nửa hoạt động của thị trường nhà đất ở Đức tất yếu là lĩnh vực thu hút sự quan tâm hàng đầu của pháp luật.

Bộ luật dân sự cổ điển của nước Đức chia hoạt động cho thuê nhà thành hai loại “cho thuê để sử dụng” và “cho thuê để kinh doanh”. Luật dân sự của nước này đặc biệt quan tâm đến lợi ích của những người dân thuê nhà để ở.

Nước Đức ban hành “Luật xây dựng nhà ở” với các quy định chặt chẽ về diện tích, kết cấu, tiền thuê nhà và trách nhiệm của người sử dụng sao cho đáp ứng được yêu cầu của đại bộ phận dân cư.

Tuy nhiên, nổi trội hơn phải kể đến “Luật thuê nhà” với quy định nghiêm ngặt, trong vòng 3 năm không được tăng tiền thuê quá 20%. Ngoài ra, hàng năm, các thành phố trung bình và lớn tại Đức đều phải công bố bảng giá thuê nhà mới, căn cứ vào bảng giá thuê nhà để định giá bán nhà sao cho hợp lý. Nếu giá thuê cao hơn giá bán 20% sẽ bị xem là hành vi vi phạm pháp luật và bị phạt rất nặng. Nếu vượt quá 50% sẽ bị xem là hành vi phạm tội “định giá thuê siêu lợi nhuận”. Nhờ có những điều luật nghiêm khắc như vậy, nên giá cả thị trường nhà đất ở Đức hết sức minh bạch rõ ràng, đem lại cảm giác an toàn gần như tuyệt đối cho người đi thuê nhà. Tại Đức, số lượng người thuê 1 căn nhà trong vòng 10 năm là rất nhiều.

(Theo Tầm Nhìn)

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME