6 thị trấn “ma” giữa lòng châu Âu
Hiện nay, sau nhiều năm phát triển quá nóng, thị trường bất động sản nhiều nước châu Âu, nhất là Tây Ban Nha và Ai-len đã sụp đổ. Hậu quả để lại là rất nhiều khu đô thị được quy hoạch hoành tráng nhưng đến nay không một bóng người…
Là nơi chịu ảnh hưởng tồi tệ nhất của tình trạng bong bóng bất động sản (BĐS) tại châu Âu, Tây Ban Nha đang phải hứng chịu những hậu quả thật năng nề. Khoảng 1,5 triệu căn nhà xây mới vẫn chưa có chủ, đó là còn chưa kể những công trình bị ngưng giữa chừng.
Tại Ai-len, dù tình hình có khá hơn nhưng thống kê của Bộ Môi trường nước này cũng cho thấy có tới hơn 33.000 căn nhà bị bỏ hoang. Hiện giá nhà đất ở đây vẫn tiếp tục giảm còn tỉ lệ thất nghiệp không ngừng tăng cao khiến nhiều khả năng các thị trấn, khu đô thị “ma” này sẽ còn bị bỏ hoang thêm vài năm nữa. Sau đây là một số khu vực tiêu biểu.
Giờ những tòa nhà này được dùng để thu hút các doanh nghiệp về Sandyford. Những công ty nào tới đây có thể được dùng các tòa nhà bỏ trống làm chỗ ở cho nhân viên. Một số khác được chuyển giao cho các trường đại học hoặc bệnh viện. Dù vậy vẫn có không ít sẽ bị đập bỏ bởi không ai có nhu cầu sử dụng.
Trong số 13.000 căn hộ được dự kiến xây trong dự án này, chỉ có 5.100 được triển khai vậy nhưng đến giờ vẫn có rất nhiều căn bị bỏ trống. Những ai đã trót “ôm” nhà dự án giờ đang cố gắng bán tống bán tháo, chấp nhận lỗ nặng.
Một trong những người như vậy là Juan Carlos Caballero. Năm 2008, anh này bỏ ra tới 185.000 euro để mua 1 căn hộ ở Sesena. Cha của anh cũng mua thêm 1 căn hộ nữa sau khi đã có 1 căn. Cả 2 nghĩ rằng giá còn lên nữa bởi suốt từ giữa những năm 1990 giá tăng không ngừng. Và khi bong bóng BĐS vỡ, họ bị mắc kẹt ở khu này, không hề có cơ sở y tế hay đường giao thông kết nối với Madrid. Ở đây chỉ có một vài nhà hàng, mở cửa đôi ba ngày mỗi tuần hoặc vào cuối tuần bởi khi đó mới có đủ khách để hoạt động.
Căn nhà có giá 240.000 euro mà ông mua giờ đang được rao bán với giá chỉ còn một nửa. Dân số ở Yebes cũng có tăng lên do các ngân hàng đang bán đổ bán tháo những căn nhà bị tịch biên. Nhưng Ormazabal cho biết phải mất vài chục năm nữa các khu đất còn lại mới được xây dựng. “Vào thời điểm này chẳng ai ở Tây Ban Nha nghĩ đến việc xây dựng bất kỳ thứ gì”.
Tại Ai-len, dù tình hình có khá hơn nhưng thống kê của Bộ Môi trường nước này cũng cho thấy có tới hơn 33.000 căn nhà bị bỏ hoang. Hiện giá nhà đất ở đây vẫn tiếp tục giảm còn tỉ lệ thất nghiệp không ngừng tăng cao khiến nhiều khả năng các thị trấn, khu đô thị “ma” này sẽ còn bị bỏ hoang thêm vài năm nữa. Sau đây là một số khu vực tiêu biểu.
Sandyford (Ai-len)
Nằm cách không xa thủ đô Dublin, rất nhiều khu đô thị tại Sandyford hiện đang trong tình trạng dang dở, hoang vu. Trên khắp đất nước, khoảng hơn 600 dự án BĐS chưa hoàn thành ngay cả ở nhưng nơi giá đất từng một thời đắt nhất châu Âu.Giờ những tòa nhà này được dùng để thu hút các doanh nghiệp về Sandyford. Những công ty nào tới đây có thể được dùng các tòa nhà bỏ trống làm chỗ ở cho nhân viên. Một số khác được chuyển giao cho các trường đại học hoặc bệnh viện. Dù vậy vẫn có không ít sẽ bị đập bỏ bởi không ai có nhu cầu sử dụng.
Sesena (Tây Ban Nha)
Một tấm biển báo giao thông đặt giữa những dãy dài căn hộ bỏ trống tại làng Francisco Hernando, dự án khu đô thị Sesena, gần Madrid. |
Trong số 13.000 căn hộ được dự kiến xây trong dự án này, chỉ có 5.100 được triển khai vậy nhưng đến giờ vẫn có rất nhiều căn bị bỏ trống. Những ai đã trót “ôm” nhà dự án giờ đang cố gắng bán tống bán tháo, chấp nhận lỗ nặng.
Một trong những người như vậy là Juan Carlos Caballero. Năm 2008, anh này bỏ ra tới 185.000 euro để mua 1 căn hộ ở Sesena. Cha của anh cũng mua thêm 1 căn hộ nữa sau khi đã có 1 căn. Cả 2 nghĩ rằng giá còn lên nữa bởi suốt từ giữa những năm 1990 giá tăng không ngừng. Và khi bong bóng BĐS vỡ, họ bị mắc kẹt ở khu này, không hề có cơ sở y tế hay đường giao thông kết nối với Madrid. Ở đây chỉ có một vài nhà hàng, mở cửa đôi ba ngày mỗi tuần hoặc vào cuối tuần bởi khi đó mới có đủ khách để hoạt động.
Galway (Ai-len)
Ở hạt Galway, có 483 căn nhà đã hoàn thành nhưng tất cả đều bị bỏ trống. Khoảng hơn một phần tư trong số những dự án BĐS bị bỏ dở, chưa hoàn thiện ở đây đang bị coi là độc hại, nguy hiểm cho người dân. Hố ga không có nắp, những cống rãnh lộ thiên và cả những tòa nhà thiếu chắc chắn giờ thực sự là những hiểm họa rình rập trong khu vực.Yebes (Tây Ban Nha)
Nằm sát thủ đô Madrid, dự án Yebes với 9.000 căn hộ và nhà liên kế một thời được xem là hàng “hot” bởi rất gần dự án ga tàu điện cao tốc. Người dân chỉ mất chưa đầy 20 phút là vào đến trung tâm. Thế nhưng cuối cùng chỉ có 1.500 căn hộ được hoàn thành trước khi chủ đầu tư phá sản.Hiện chỉ có 3000 người sống ở khu vực này, bằng một phần mười mức dự kiến 30.000 người, trong khi chính phủ Tây Ban Nha cũng chẳng bao giờ khánh thành tuyến tàu điện cao tốc nói trên. Thị trưởng của Yebes, Joaquin Ormazabal nói với hãng tin AP rằng: “Nhà ga đã được xây, tàu đã được mua nhưng chúng không thể chạy”.Căn nhà có giá 240.000 euro mà ông mua giờ đang được rao bán với giá chỉ còn một nửa. Dân số ở Yebes cũng có tăng lên do các ngân hàng đang bán đổ bán tháo những căn nhà bị tịch biên. Nhưng Ormazabal cho biết phải mất vài chục năm nữa các khu đất còn lại mới được xây dựng. “Vào thời điểm này chẳng ai ở Tây Ban Nha nghĩ đến việc xây dựng bất kỳ thứ gì”.
Leitrim (Ai-len)
Tại Keshcarrigan, hạt Leitrim, những ngôi nhà chưa hoàn thiện vẫn bị bỏ trống. Hầu như không có thị trấn hay ngôi làng nào không bị ảnh hưởng bởi sự phát triển quá nóng ở Leitrim, hạt có dân số ít nhất Ai-len. Những ngôi làng ven hồ với chỉ khoảng 200 cư dân giờ có tới 50 “ngôi nhà trong mơ” bỏ trống. Nhiều căn nhà giờ không còn ai đứng ra bán dù có tìm được người mua. Số khác thì được bán bởi những chủ đầu tư đã phá sản trước khi dự án kịp hoàn thành.Longford (Ai-len)
Không ở đâu trên đất nước Ai-len mà vết sẹo sau thập kỷ bong bóng BĐS và kéo theo đó là khủng hoảng tài chính lại hiện rõ như ở hạt Longford. Nằm cách thủ đô Dublin 75 km, hạt Longford có tới 19 dự án BĐS bỏ hoang, phần lớn nằm ở ngoại ô thị trấn với gần 1.000 căn hộ không một bóng người. Cơ quan quản lý tài sản quốc gia Ai-len giờ đang đau đầu tìm cách thu lại 32 tỷ euro đã chi cho các khoản vay mua BĐS sau khi thị trường sụp đổ.(Theo Dân trí)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet