Phòng bếp được xem là trái tim của ngôi nhà, là nơi chúng ta trở về quây quần, thưởng thức bữa ăn tối sau nhiều giờ đồng hồ căng thẳng ở cơ quan. Dù có diện tích lớn hay nhỏ, căn bếp cũng cần được thiết kế tỉ mỉ và có sự tính toán hợp lý. Do chúng ta sử dụng bếp hàng ngày nên nếu một vài chi tiết, vị trí trong bếp được thiết kế không hợp lý cũng sẽ ảnh hưởng tới thao tác cũng như thời gian nấu nướng. Dưới đây là 6 lỗi thường gặp khi thiết kế bếp mà các chuyên gia thiết kế nội thất khuyên bạn nên tránh mắc phải.

Thiếu ánh sáng tự nhiên

Ánh sáng là chìa khóa trong thiết kế nội thất. Một gian bếp thiếu ánh sáng, nhất là ánh sáng tự nhiên sẽ làm cho không gian thêm tù túng, ngột ngạt và khiến người nội trợ cảm thấy khó khăn hơn khi thao tác nấu nướng. Ngoài ra, việc vệ sinh bát đũa và các thiết bị phòng bếp cũng cần phải đủ ánh sáng để đảm bảo độ sạch. Các chuyên gia thiết kế gợi ý nên đặt kệ bếp hoặc bồn rửa ngay sát cửa sổ hoặc cửa ban công để tận dụng được nhiều ánh sáng tự nhiên nhất. Phòng bếp sẽ bừng sáng và rộng rãi hơn nhiều khi có ánh sáng tự nhiên rọi vào.

thiết kế bếp đẹp
Sẽ thật thiếu sót nếu để phòng bếp thiếu ánh sáng.

Sử dụng tông màu tối

Nếu căn bếp nhà bạn có diện tích nhỏ và trần thấp thì việc sử dụng tông màu tối sẽ khiến chúng ta có cảm giác không gian như tối và nhỏ hơn. Thay vì đó, hãy chuyển sang sử dụng tông màu trung tính để tạo cảm giác không gian sáng và rộng rãi hơn. 

tông màu trong bếp
Thay vì sử dụng tông màu tối, hãy chọn tông màu trung tính cho phòng bếp để tạo cảm giác rộng rãi hơn.

Sử dụng nội thất cồng kềnh để phân chia không gian

Trước đây, người ta thường sử dụng tường ngăn kiên cố để phân chia phòng bếp với phòng khách và phòng ăn. Tuy nhiên, ngày nay, do các căn nhà đều có diện tích khiêm tốn nên các khu vực này được đặt trong cùng một không gian và chủ nhà sẽ sử dụng các món đồ nội thất cỡ lớn để chia tách các không gian này. Và chính những món đồ nội thất này là vật ngăn cản dòng chảy của ánh sáng cũng như ngăn cản quá trình thông gió. Một giải pháp thông minh mà bạn có thể áp dụng trong trường hợp này đó là sử dụng vách ngăn làm bằng sắt và kính để phân chia khu vực bếp nấu và khu vực ăn uống.

vách ngăn trong bếp

Vách ngăn làm bằng sắt và kính vừa có tác dụng phân chia các khu vực chức năng, vừa có khả năng thông gió, thông sáng.

Bỏ qua tủ đựng đồ ăn

Khi thiết kế bếp, việc đánh giá thấp ý nghĩa của tủ đựng đồ ăn là điều cần phải tránh ngay cả đối với phòng bếp nhỏ. Trong trường hợp kích thước phòng bếp quá nhỏ, không cho phép bạn đặt tủ đựng đồ ăn thì luôn có lựa chọn thay thế, chẳng hạn như đặt nó trong phòng ăn.


Đặt tủ đựng đồ ăn trong phòng ăn là giải pháp hiệu quả đối với những gia đình có phòng bếp khiêm tốn.

Sử dụng chất liệu kém bền

Một căn bếp tiện lợi về mặt chức năng là điều mà ai cũng muốn. Tuy nhiên, khi thiết kế không gian bếp, bạn cần đảm bảo rằng những vật liệu được chọn phải dễ vệ sinh và có độ bền cao. Điều này là rất cần thiết đối với những gia đình có con nhỏ. Như trong hình dưới đây, thép là chất liệu tuyệt vời cho phép các bà nội trợ thao tác nấu nướng mà không phải lo lắng sẽ làm hỏng mặt bàn.


Vật liệu làm bếp bền bỉ giúp các bà nội trợ tự tin hơn khi nấu nướng.

Bỏ qua không gian bếp

Đây có lẽ là lỗi thường gặp nhất khi thiết kế bếp. Thường thì người ta hay đánh giá thấp tầm quan trọng của không gian cần có trong bếp. Thực tế là trong nhà bếp, không gian chưa bao giờ là đủ. Trong trường hợp phòng bếp quá chật chội, bạn hoàn toàn có thể khắc phục điều đó nhờ vào các ý tưởng thông minh như đặt thêm tủ bếp ở trên hay sử dụng bàn ăn có thể kéo ra, đẩy vào tiện dụng như dưới đây. 


Bàn ăn có thể kéo ra và đẩy vào tiện dụng.

May
(Theo Tuổi trẻ online)

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME